Đề Ôn Tập Trắc Nghiệm Ký Sinh Trùng Y Học Hồ Chí Minh

Năm thi: 2023
Môn học: Vi Ký Sinh
Trường: Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Người ra đề: PGS.TS.BS. Vương Thị Ngọc Lan
Hình thức thi: Trắc Nghiệm
Loại đề thi: Thi Qua Môn
Độ khó: Trung Bình
Thời gian thi: 90
Số lượng câu hỏi: 75 câu
Đối tượng thi: Sinh viên ngành Y
Năm thi: 2023
Môn học: Vi Ký Sinh
Trường: Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Người ra đề: PGS.TS.BS. Vương Thị Ngọc Lan
Hình thức thi: Trắc Nghiệm
Loại đề thi: Thi Qua Môn
Độ khó: Trung Bình
Thời gian thi: 90
Số lượng câu hỏi: 75 câu
Đối tượng thi: Sinh viên ngành Y

Mục Lục

Trắc Nghiệm Ký Sinh Trùng Y Học Hồ Chí Minh là tài liệu ôn tập không thể thiếu dành cho sinh viên y khoa, đặc biệt là những bạn đang theo học tại Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Bộ đề được biên soạn bởi đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, giúp bạn củng cố kiến thức và kỹ năng giải quyết các bài tập liên quan Trắc Nghiệm Vi sinh vật.

Trắc Nghiệm Ký Sinh Trùng UMP – Phần 1

Câu 1: Người mang KST nhưng không có biểu hiện bệnh lý gọi là:
A. Vật chủ bị bệnh mạn tính
B. Vật chủ có miễn dịch bảo vệ
C. Vật chủ mang KST lạnh
D. Vật chủ trung gian cơ học

Câu 2: Ăn rau sống không sạch người có thể nhiễm các KST sau, trừ:
A. Giun đũa
B. Giun tóc
C. Giun kim
D. Giun xoắn

Câu 3: Bạch cầu ái toan có thể tăng cao khi bị bệnh:
A. Toxocara canis
B. Giardia lamblia
C. Ascaris lumbricoides
D. Enterobius vermicularis

Câu 4: Người có thể nhiễm các ký sinh trùng sau qua đường nước, trừ:
A. Sán máng
B. Sán nhái
C. Amip
D. Giun chỉ

Câu 5: Bạch cầu toan tính thường không tăng khi người nhiễm loại ký sinh trùng:
A. Giardia intestinalis
B. Ascaris lumbricoides
C. Ancylostoma duodenale
D. Toxocara canis

Câu 6: Loại ký sinh trùng có thể tự tăng sinh trong cơ thể người:
A. Giun tóc
B. Giun móc
C. Giun chỉ
D. Giun kim

Câu 7: Sinh vật sau đây không phải là ký sinh trùng:
A. Muỗi cái
B. Ruồi nhà
C. Ve
D. Dĩn

Câu 8: Tác hại hay gặp nhất do ký sinh trùng gây ra:
A. Thiếu máu
B. Đau bụng
C. Mất sinh chất
D. Biến chứng nội khoa

Câu 9: Loài KST phổ biến ở nước ta là:
A. Sốt rét
B. Giun đũa
C. Giun chỉ
D. Giun kim

Câu 10: Bệnh KST gây nhiều tác hại là:
A. KST Sốt rét
B. Lỵ amip
C. Giun chỉ
D. Sán lá gan nhỏ

Câu 11: Mối quan hệ giữa E. coli và cơ thể người là:
A. Ký sinh
B. Cộng sinh
C. Hội sinh
D. Hoại sinh

Câu 12: Đặc điểm sinh sản nổi bật của ký sinh trùng là:
A. Vô tính
B. Hữu tính
C. Lưỡng tính
D. Nhanh, nhiều và dễ dàng

Câu 13: Đặc điểm của bệnh KST gồm:
A. Không sốt, dễ lây lan, âm thầm lặng lẽ và lâu dài
B. Bệnh vùng, âm thầm, lặng lẽ, lâu dài và có thời hạn
C. Bệnh vùng, sốt nhẹ, âm thầm lặng lẽ và kéo dài
D. Dễ thành mạn tính, không sốt, âm thầm lặng lẽ và quy mô rộng lớn.

Câu 14: Ký sinh trùng nào dưới đây không phải là nội ký sinh trùng:
A. Entamoeba histolytica
B. Trichomonas vaginalis
C. Balantidium coli
D. Giardia intestinalis

Câu 15: Cơ sở gọi tên Entamoeba histolytica dựa vào:
A. Hình thể của KST
B. Sinh thái của KST
C. Nơi tìm ra KST lần đầu tiên
D. Đặt tên để kỷ niệm

Câu 16: Cơ sở gọi tên Clonorchis sinensis dựa vào:
A. Hình thể của KST
B. Sinh thái của KST
C. Địa danh tìm thấy KST lần đầu tiên
D. Đặt tên để kỷ niệm

Câu 17: Cơ sở gọi tên Ancylostoma duodenale dựa vào:
A. Hình thể của KST
B. Sinh thái của KST
C. Địa danh tìm thấy KST lần đầu tiên
D. Đặt tên để kỷ niệm

Câu 18: Cơ sở gọi tên giống muỗi Mansonia dựa vào:
A. Hình thể của KST
B. Sinh thái của KST
C. Địa danh tìm thấy KST lần đầu tiên
D. Đặt tên để kỷ niệm

Câu 19: Loài ký sinh trùng nào dưới đây không phải là ngoại ký sinh trùng:
A. Anopheles minimus
B. Xenopsylla cheopis
C. Culex quinquefasciatus
D. Musca domestica

Câu 20: Các hội chứng bệnh KST là:
A. Sốt, viêm, dị ứng và tắc cơ học
B. Viêm, nhiễm độc, dị ứng và hao sinh chất.
C. Sốt, viêm, nhiễm độc và dị ứng.
D. Hao sinh chất, nhiễm độc, tắc cơ học và dị ứng

Câu 21: Kết quả của sự ảnh hưởng qua lại giữa KST và vật chủ có thể là:
A. Vật chủ chết, KST chết hoặc vật chủ bị bệnh
B. KST chết, vật chủ mang KST lạnh hoặc bị bệnh
C. Vật chủ có miễn dịch suốt đời, KST bị đào thải hoặc KST bị tiêu diệt.
D. Vật chủ bị bệnh, KST bị đào thải hoặc vật chủ khỏi bệnh để lại di chứng

Câu 22: Ngoại KST là những KST:
A. Ký sinh trên mặt da
B. Ký sinh ở lớp thượng bì
C. Ký sinh ở các hốc tự nhiên của cơ thể.
D. Ký sinh ở các hốc tự nhiên và mặt da.

Câu 23: Quan hệ giữa Balantidium coli và người là:
A. Ký sinh
B. Cộng sinh
C. Hoại sinh.
D. Hổ sinh

Câu 24: Ký sinh trùng học là môn khoa học nghiên cứu Ký sinh trùng nào dưới đây:
A. Ký sinh trùng của người
B. Ký sinh trùng động vật
C. Ký sinh trùng thực vật.
D. Ký sinh trùng của người, động vật & thực vật

Câu 25: Người không phải là vật chủ chính của loài KST nào dưới đây:
A. Sán dây lợn
B. Ký sinh trùng sốt rét
C. Sán đây bò
D. Giun xoắn

Câu 26: Vật chủ chính là vật chủ:
A. Mang KST ở thể ấu trùng
B. Mang ký sinh trùng ở thể trưởng thành.
C. Mang ký sinh trùng ở thể trưởng thành hoặc có giai đoạn sinh sản hữu tính
D. Mang ký sinh trùng ở giai đoạn sinh sản hữu tính

Câu 27: Hiện tượng một KST sống trên một KST khác gọi là:
A. Hội sinh
B. Hỗ sinh
C. Cộng sinh
D. Bội ký sinh

Câu 28: Ảnh hưởng nào của KST với vật chủ dưới đây là có hại nhất:
A. Chiếm thức ăn
B. Gây độc
C. Gây tắc cơ học
D. Vận chuyển mầm bệnh mới vào cơ thể vật chủ

Câu 29: Loài KST nào dưới đây trong chu kỳ trải qua nhiều vật chủ nhất:
A. Sán đây lợn
B. Sán dây bò
C. Sán lá ruột
D. Sán lá phổi

Câu 30: Chu kỳ của ký sinh trùng nào dưới đây cần ít vật chủ nhất:
A. Sán lá gan nhỏ
B. Sán lá gan lớn
C. Giun chỉ
D. Giun lươn

Câu 31: KST là những sinh vật sống nhờ vào:
A. Những sinh vật khác chiếm chất của sinh vật đó để sống và phát triển.
B. Những sinh vật khác chiếm chất dinh dưỡng để sống và sinh sản.
C. Những sinh vật đang sống, chiếm các chất của sinh vật đó để phát triển.
D. Những sinh vật đang sống, chiếm các chất của sinh vật đó để sống và phát triển.

Câu 32: Ký sinh trùng nào dưới đây thuộc lớp côn trùng:
A. Ghẻ
B. Mò đỏ
C. Bọ chét
D. Ve

Câu 33: Chu kỳ của ký sinh trùng nào dưới đây chỉ thực hiện ở trên cơ thể vật chủ:
A. Giun xoắn
B. Giun lươn
C. Giun chỉ
D. Giun Kim

Câu 34: KST nào dưới đây vừa có hình thức sinh sản vô tính, vừa có hình thức sinh sản hữu tính:
A. Entamoeba histolytica
B. Entamoeba coli
C. Trichomonas vaginalis
D. Balantidium coli

Câu 35: Hội chứng bệnh KST nào dưới đây thường gặp và gây nhiều tác hại nhất:
A. Viêm
B. Nhiễm độc
C. Hao sinh chất
D. Dị ứng

Câu 36: Trong bệnh KST nói chung tăng loại tế bào máu nào dưới đây:
A. Tăng bạch cầu đa nhân trung tính
B. Tăng bạch cầu đa nhân kiềm tính
C. Tăng bạch cầu đa nhân toan tính
D. Tăng lympho bào

Câu 37: Đặc điểm miễn dịch KST là:
A. Không cao, không bền vững
B. Chỉ có miễn dịch tế bào
C. Có miễn dịch chéo giữa các họ
D. Chỉ có KST ký sinh ở tổ chức mới có miễn dịch

Câu 38: Hiện tượng một sinh vật sống trên xác chết của sinh vật khác gọi là:
A. Hội sinh
B. Hoại sinh
C. Cộng sinh
D. Hỗ sinh

Câu 39: Câu trả lời nào dưới đây chưa đúng về vật chủ của KST:
A. Người là vật chủ chính có thể là vật chủ phụ của KST
B. Người là vật chủ chính của KST sốt rét
C. Người là vật chủ phụ của Toenia solium
D. Người là vật chủ chính của giun chỉ

Câu 40: Hãy chọn câu trả lời đúng cho định nghĩa về vật chủ:
A. Vật chủ của KST là người và động vật
B. Vật chủ của KST là người và động vật bị KST ăn bám
C. Vật chủ là sinh vật bị sinh vật khác ký sinh
D. Vật chủ là người và động vật mang KST ở thể trưởng thành

Câu 41: Kỹ thuật chẩn đoán KST chính xác nhất hiện nay là:
A. Miễn dịch men ELISA (Enzyme Linked Immuno Sorbent Assay).
B. Ngưng kết hồng cầu thụ động
C. Miễn dịch phóng xạ
D. PCR (Polimerase Chain Reaction)

Câu 42: Loài KST nào dưới đây là KST vĩnh viễn:
A. Bọ chét
B. Rệp
C. Ve
D. Chấy, rận

Câu 43: Loài KST nào dưới đây là KST tạm thời:
A. Chấy, rận
B. Ruồi
C. Cái ghẻ
D. Ve

Câu 44: KST nào dưới đây vừa có khả năng gây bệnh, vừa truyền bệnh:
A. Rệp
B. Muỗi cái
C. Cái ghẻ
D. Ruồi nhà

Câu 45: Loài KST nào dưới đây là đơn ký:
A. Aedes aegypti
B. Xenopsylla cheopis
C. Pulex irritans
D. Anopheles minimus

Câu 46: Một trong những đặc điểm nổi bật về hình thể của KST là:
A. Không có cơ quan vận động hoặc có cấu tạo đơn giản
B. Hình thể, kích thước rất khác nhau giữa các loài & giữa các thời kỳ của cùng một loài.
C. Cấu tạo cơ quan đơn giản, trừ cơ quan tiêu hóa
D. Đa số rất nhỏ phải dùng kính hiển vi mới coi được

Câu 47: Mục đích phân biệt vật chủ chính và phụ là:
A. Nghiên cứu về vật chủ thuận lợi
B. Xác định chu kỳ của KST
C. Phòng chống bệnh có hiệu quả
D. Nghiên cứu dịch tễ học bệnh KST

Câu 48: Người nhiễm KST nhưng không có biểu hiện bệnh lý gọi là:
A. Bệnh mạn tính
B. Có miễn dịch bảo vệ
C. Mang KST tình cờ
D. Mang KST lạnh

Câu 49: KST nào dưới đây không có khả năng sinh sản lưỡng tính:
A. Clonorchis sinensis
B. Paragonimus westermani
C. Toenia saginata
D. Schistosoma mansoni

Câu 50: Người mang KST nhưng không có biểu hiện bệnh lý gọi là:
A. Vật chủ bị bệnh mạn tính.
B. Vật chủ có miễn dịch bảo vệ
C. Vật chủ mang KST lạnh.
D. Vật chủ phụ.

Câu 51: Ăn rau sống không sạch có thể bị nhiễm các KST sau, trừ:
A. Giun đũa.
B. Lỵ amip.
C. Trùng roi đường sinh dục
D. Giun tóc.

Câu 52: Bạch cầu ái toan có thể tăng cao khi bị bệnh:
A. Giun móc.
B. Trùng roi.
C. Giun đũa người.
D. Giun đũa chó.

Câu 53: Người có thể nhiễm các KST sau qua đường nước, trừ:
A. Sán máng.
B. Sán nhái.
C. Trùng lông.
D. Giun chỉ.

Câu 54: Bạch cầu toan tính thường không tăng khi người bị nhiễm loại KST:
A. Giardia intestinalis
B. Ascaris lumbricoides
C. Ancylostoma duodenale
D. Toxocara canis

Câu 55: Loại KST có thể tăng sinh trong cơ thể người là:
A. Giun tóc.
B. Giun móc.
C. Giun kim.
D. Sán lá gan.

Câu 56: Sinh vật sau đây không phải là ký sinh trùng:
A. Muỗi cái.
B. Ruồi nhà.
C. Dĩn.
D. Bọ chét.

Câu 57: Bệnh KST phổ biến nhất ở Việt Nam:
A. Giun kim.
B. Sốt rét.
C. Giun đũa.
D. Amip.

Câu 58: Tác hại hay gặp nhất do KST gây ra:
A. Thiếu máu.
B. Đau bụng.
C. Mất sinh chất.
D. Biến chứng nội khoa.

Câu 59: Những loại sinh vật dưới đây là KST, trừ:
A. Clonorchis sinensis.
B. Musca domestica.
C. Nấm ký sinh.
D. Chấy rận.

Câu 60: Những KST dưới đây có sinh sản lưỡng giới, trừ:
A. Fasciolopsis buski.
B. Schistosoma mansoni.
C. Paragonimus ringeri.
D. Taenia saginata.

Câu 1: Phát hiện người nhiễm Trichuris trichiura ở mức độ nhẹ nhờ vào:
A. Người bệnh có biểu hiện hội chứng lỵ trên lâm sàng
B. Xét nghiệm máu thấy bạch cầu toan tính tăng rất cao
C. Tình cờ xét nghiệm phân kiểm tra sức khoẻ thấy trứng
D. Người bệnh có biểu hiện thiếu máu, vàng da

Câu 2: Người bị nhiễm Trichuris trichiura do:
A. Nuốt phải ấu trùng giun có trong rau sống
B. Nuốt phải trứng giun mới đẻ có trong nước uống
C. Nuốt phải trứng giun còn đủ 2 nút nhày
D. Nuốt phải trứng giun đã có ấu trùng trong trứng

Câu 3: Tuổi thọ của giun tóc trong cơ thể người là:
A. 5 – 6 năm
B. 2 – 3 năm
C. 1 – 2 năm
D. 3 – 4 năm

Câu 4: Thuốc có thể điều trị giun tóc gồm các thuốc, trừ:
A. Albendazol
B. Mebendazol
C. Pyrantel pamoate
D. Thiabendazol

Câu 5: Nhiệt độ thích hợp để trứng giun tóc phát triển là:
A. 25 – 30°C
B. 10 – 15°C
C. 16 – 18°C
D. 32 – 35°C

Câu 6: Người bị nhiễm Trichuris trichiura có thể gây ra biến chứng:
A. Tắc ruột
B. Lòng ruột
C. Sa trực tràng
D. Loét tá tràng

Câu 7: Người bị nhiễm giun tóc có thể do:
A. Ăn thịt lợn tái, bò tái
B. Ăn tôm, cua sống
C. Ăn cá gỏi, tôm gỏi
D. Ăn rau, quả sống, uống nước lã.

Câu 8: Tỷ lệ nhiễm giun tóc cao ở các nước:
A. Có khí hậu lạnh
B. Có nền kinh tế phát triển
C. Có khí hậu khô, nóng
D. Có khí hậu nóng, ẩm.

Câu 9: Giun tóc có chu kỳ:
A. Phức tạp
B. Đơn giản.
C. Cần môi trường nước
D. Điều kiện yếm khí

Câu 10: Giun tóc trưởng thành ký sinh ở:
A. Tá tràng
B. Ruột non
C. Đường dẫn mật
D. Đại tràng.

Câu 11: Trong chẩn đoán xét nghiệm giun tóc có thể dùng kỹ thuật:
A. Giấy bóng kính
B. Cấy phân
C. Knott
D. Kato-Katz.

Câu 12: Điều trị giun tóc có thể dùng thuốc:
A. Albendazol.
B. Metronidazol
C. Praziquantel
D. Artemisinin.

Câu 13: Trứng Trichuris trichiura có đặc điểm:
A. Hình bầu dục, vỏ mỏng, bên trong trứng phôi bào phân chia nhiều thuỳ
B. Hình bầu dục, vỏ dày, xù xì, bên ngoài là lớp albumine
C. Hình bầu dục, hơi lép một bên, bên trong có sẵn ấu trùng
D. Hình giống như trái cau, vỏ dày, hai đầu có nút nhày rất chiết quang.

Câu 14: Trichuris trichiura trưởng thành có hình dạng:
A. Giống như sợi tóc, thon dài, mảnh
B. Giống như sợi chỉ rối
C. Giống như cái roi của người luyện võ, phần đuôi to, phần đầu nhỏ
D. Giống như cái roi, phần đầu to, phần đuôi nhỏ

Câu 15: Triệu chứng lâm sàng khi nhiễm nhiều Trichuris trichiura là:
A. Đau bụng, nóng rát ở vùng thượng vị
B. Tiêu chảy kiểu giống lỵ
C. Đau vùng hố chậu phải do giun chui ruột thừa
D. Ói ra máu và mật

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)