Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2023 môn Vật lí Bộ GD&ĐT

Làm bài thi

Đề thi đại học môn Vật lí THPT Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2023 môn Vật lí Bộ GD&ĐT là một trong những đề thi then chốt thuộc Tổng hợp đề thi thử môn Vật lí THPT QG. Đây là đề thi do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát hành với mục tiêu giúp học sinh lớp 12 làm quen với cấu trúc đề thi chính thức, định hình cách tiếp cận câu hỏi và ôn tập hiệu quả trước kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023.

Đề thi bao gồm 40 câu hỏi trắc nghiệm, trải đều trên các chuyên đề trọng tâm của chương trình Vật lí 12 như: Dao động cơ, Sóng cơ và Sóng âm, Dòng điện xoay chiều, Dao động và sóng điện từ, Sóng ánh sáng, Lượng tử ánh sáng và Hạt nhân nguyên tử. Ngoài ra, đề còn tích hợp một số kiến thức của lớp 11 nhằm đánh giá năng lực tổng hợp và khả năng liên hệ kiến thức giữa các lớp.

Đặc điểm nổi bật của đề thi thử năm 2023 là tính cập nhật cao, phản ánh đúng định hướng đổi mới đề thi của Bộ, đồng thời tăng cường các câu hỏi có yếu tố thực tiễn và tư duy phân tích. Điều này đòi hỏi học sinh không chỉ ghi nhớ lý thuyết mà còn phải biết vận dụng nhanh công thức, phân tích hiện tượng và giải quyết vấn đề trong thời gian giới hạn.

Hãy cùng Dethitracnghiem.vn cùng tìm hiểu về đề thi này và tham gia làm kiểm tra ngay lập tức!

  • Số trang: 4 trang
  • Hình thức: 100% trắc nghiệm
  • Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian phát đề)

ĐỀ THI

Câu 1: Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ có khối lượng m gắn vào đầu một lò xo nhẹ có độ cứng k, đầu kia của lò xo được giữ cố định. Chu kì dao động riêng của con lắc lò xo là
A.\( \dfrac{1}{2\pi}\sqrt{\dfrac{k}{m}} \)
B.\( \dfrac{1}{2\pi}\sqrt{\dfrac{m}{k}} \)
C.\( 2\pi\sqrt{\dfrac{k}{m}} \)
D.\( 2\pi\sqrt{\dfrac{m}{k}} \)

Câu 2: Một học sinh cầm đầu P của sợi dây mềm PQ, đầu Q được thả tự do để sợi dây có phương thẳng đứng. Ban đầu PQ đứng yên, giật đầu P sang phải rồi trở về vị trí ban đầu để tạo ra sóng truyền trên dây. Khi sóng truyền tới Q, nó phản xạ trở lại. Tại Q, sóng phản xạ và sóng tới
A. lệch pha nhau π/4.
B. lệch pha nhau π/2.
C. ngược pha nhau.
D. cùng pha nhau.

Câu 3: Hạt tải điện trong kim loại là
A. ion dương.
B. ion dương.
C. êlectron.
D. lỗ trống.

Câu 4: Khi đèn bền, xe buýt chỉ tạm dừng mà không tắt máy. Hành khách trên xe nhận thấy thân xe rung nhẹ. Đó là
A. hiện tượng cộng hưởng.
B. dao động tắt dần
C. dao động cưỡng bức.
D. dao động duy trì.

Câu 5: Hiện tượng quang – phát quang xảy ra ở
A. đèn ống dạng hoạt động.
B. hổ quang điện.
C. tia lửa điện.
D. đèn pin đang hoạt động.

Câu 6:Đặt điện áp xoay chiều \( u = U_0 \cos(\omega t) \) vào hai đầu tụ điện có điện dung C. Dung kháng của tụ điện là
A.\( \omega CU_0 \)
B.\( \omega C \)
C.\( \dfrac{U_0}{\omega C} \)
D.\( \dfrac{1}{\omega C} \)

Câu 7: Biết h là hằng số Plăng. Phôtôn của bức xạ truyền trong nước có bước sóng \( \lambda \), tần số f có giá trị
A.\( \epsilon = \dfrac{hc}{\lambda} \)
B.\( \epsilon = hf \)
C.\( \epsilon = \dfrac{h}{c} \)
D.\( \epsilon = \dfrac{c}{\lambda} \)

Câu 8: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng xảy ra ở mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt. Góc tới (i) và góc khúc xạ (r) thỏa mãn
A.\( \dfrac{\sin i}{\sin r} = \text{hằng số} \)
B.\( \sin i + \sin r = \text{hằng số} \)
C.\( \sin i \cdot \sin r = \text{hằng số} \)
D.\( \sin i – \sin r = \text{hằng số} \)

Câu 9: Chiết suất của thủy tinh với các ánh sáng đơn sắc: đỏ, lam, chàm, tím có giá trị khác nhau. Chiết suất của thủy tinh có giá trị nhỏ nhất đối với ánh sáng
A. chàm.
B. đỏ.
C. tím.
D. lam.

Câu 10: Đặt điện áp xoay chiều có giá trị tức thời u vào đoạn mạch R, L, C mắc nối tiếp thu được điện áp tức thời hai đầu R, L, C lần lượt là \( u_R, u_L, u_C \). Khi đó
A.\( u = u_R + (u_L – u_C) \)
B.\( u = \sqrt{u_R^2 + (u_L – u_C)^2} \)
C.\( u = u_R + u_L + u_C \)
D.\( u = \sqrt{u_R^2 + (u_L + u_C)^2} \)

Câu 11: Một sóng cơ có tần số f, lan truyền trong môi trường với bước sóng \( \lambda \) thì tốc độ truyền sóng v được tính bằng
A.\( v = \lambda f \)
B.\( v = \dfrac{\lambda}{f} \)
C.\( v = \lambda f^2 \)
D.\( v = \dfrac{f}{\lambda} \)

Câu 12: Trong sơ đồ khối của máy phát thanh vô tuyến đơn giản không có
A. mạch chọn sóng.
B. micrô.
C. anten phát.
D. mạch biến điệu.

Câu 13: Điện tích q tác dụng lên điện tích thử q đặt tại một nơi có điện trường \( \vec{E} \) thì lực điện tác dụng lên điện tích thử q đặt tại đó là
A.\( F = \dfrac{q E}{k} \)
B.\( F = \dfrac{k q}{E} \)
C.\( F = k q E \)
D.\( F = q E \)

Câu 14: Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U vào hai đầu đoạn mạch X thì cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch là I. Gọi \( \varphi \) là độ lệch pha giữa điện áp ở hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện trong mạch. Công suất tiêu thụ trung bình của X là
A.\( P = UI \cos^2 \varphi \)
B.\( P = UI \sin^2 \varphi \)
C.\( P = UI \sin \varphi \)
D.\( P = UI \cos \varphi \)

Câu 15: Mạch dao động điện từ tự do gồm một cuộn thuần cảm có độ tự cảm L mắc với một tụ điện có điện dung C. Tần số dao động riêng của mạch là
A.\( f = \dfrac{1}{2\pi\sqrt{LC}} \)
B.\( f = 2\pi\sqrt{LC} \)
C.\( f = \dfrac{2\pi}{\sqrt{LC}} \)
D.\( f = \dfrac{\sqrt{LC}}{2\pi} \)

Câu 16: Một vật dao động điều hòa có phương trình \( x = A\cos(\omega t + \varphi) \). Gọi A là biên độ dao động, \( \omega \) là tần số góc. Pha dao động là
A. \( \omega t + \varphi \)
B. \( \omega A \)
C.\( \omega t \)
D. \( \cot + \varphi \)

Câu 17: Một con lắc đơn có chiều dài xác định, khi treo vật có khối lượng m₁ = 100 g thì con lắc dao động nhỏ với chu kì là T₁ = 2 s. Khi treo vật có khối lượng m₂ = 400 g thì con lắc dao động nhỏ với chu kì
A. T₂ = 1 s.
B. T₂ = 4 s.
C. T₂ = 2 s.
D. T₂ = 8 s.

Câu 18: Cho khoảng cách giữa hai vật là 25 cm. Một kính lúp có ghi 5x trên vành kính có tiêu cự là
A. 10 cm.
B. 75 cm.
C. 30 cm.
D. 20 cm.

Câu 19: Trong thí nghiệm Yâng về giao thoa ánh sáng đơn sắc, khoảng vân đo được trên màn là i. Khoảng cách từ vân trung tâm tới vân tối thứ ba là
A. 2i.
B. 2,5i.
C. 3i.
D. 3,5i.

Câu 20: Hai nguồn sóng kết hợp có phương trình u₁ = u₂ = 2cos2πft (mm) tạo ra giao thoa trên mặt chất lỏng. Điểm M trên mặt chất lỏng cách hai nguồn những khoảng d₁ và d₂ thỏa mãn d₂ – d₁ = kλ; (k = 0,±1,±2,…). Biên độ dao động của phần tử sóng tại M là
A. 0 mm
B. 8 mm
C. 4 mm
D. 2 mm

Câu 21: Giới hạn quang điện của các kim loại Xesi, Kali, Natri, Canxi lần lượt là 0,58 µm; 0,55 µm; 0,50 µm; 0,43 µm. Ánh sáng có bước sóng 0,56 µm có thể gây ra hiện tượng quang điện với
A. Kali.
B. Canxi.
C. Xesi.
D. Natri.

Câu 22: Hình vẽ diễn tả đúng phương và chiều của cường độ điện trường E⃗, cảm ứng từ B⃗ và vận tốc truyền sóng v⃗ của một sóng điện từ là: https://dethitracnghiem.vn/wp-content/uploads/2025/04/1-1652777036.png
A. Hình 2.
B. Hình 1.
C. Hình 3.
D. Hình 4.

Câu 23: Nguồn âm có biên độ đủ lớn nào dưới đây thì tai người nghe được ?
A. Nguồn có chu kì 2.0 µs.
B. Nguồn có chu kì 3.0 ms.
C. Nguồn có tần số 30 kHz.
D. Nguồn có tần số 10 Hz.

Câu 24: Đặt điện áp xoay chiều \( u = U_0 \cos(\omega t + \varphi_u) \) vào hai đầu đoạn mạch R, L, C mắc nối tiếp. Cường độ dòng điện trong mạch là \( i = I_0 \cos(\omega t + \varphi_i) \). Nếu \( \varphi_u = \varphi_i \), thì
A.\( \tan \varphi = \dfrac{\omega L – \dfrac{1}{\omega C}}{R} \)
B.\( \tan \varphi = \dfrac{\omega L}{R} \)
C.\( \tan \varphi = \dfrac{\omega C}{R} \)
D.\( \tan \varphi = \dfrac{\dfrac{1}{\omega C} – \omega L}{R} \)

Câu 25: Một nguồn sáng phát ra đồng thời 4 bức xạ có bước sóng là 250 nm, 450 nm, 650 nm và 850 nm. Dùng nguồn sáng này chiếu vào khe F của máy quang phổ, số vạch màu quang phổ mặt quan sát được là
A. 3
B. 4
C. 2
D. 1

Câu 26: Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và cùng pha. Biên độ của hai dao động thành phần là \( A_1 = 3 \) cm và \( A_2 = 4 \) cm. Biên độ dao động tổng hợp là
A. 5 cm
B. 1 cm
C. 7 cm
D. 6 cm

Câu 27: Sóng điện từ có tần số 91 MHz lan truyền với tốc độ \( c = 3.10^8 \) m/s có bước sóng là
A. 0,3297 m
B. 3,297 m
C. 0,2973 m
D. 3,9682 m

Câu 28: Dòng điện xoay chiều \( i = 2\cos(100\pi t + \dfrac{\pi}{6}) \) (A) có giá trị hiệu dụng là
A. \( \sqrt{2} \) A
B. 50 A
C. 2 A
D. 1 A

Câu 29: Một học sinh thực hiện thí nghiệm khảo sát con lắc đơn dao động nhỏ thu được đường biểu diễn sự phụ thuộc của chu kì T và chiều dài \( l \) của con lắc như hình vẽ. Lấy \( \pi = 3,14 \). Gia tốc trọng trường tại nơi làm thí nghiệm là
A. 9,83 m/s²
B. 9,76 m/s²
C. 9,80 m/s²
D. 9,73 m/s²

Câu 30: Đặt điện áp xoay chiều \( u = U\sqrt{2}\cos(\omega t) \) (U và \( \omega \) không đổi) vào hai đầu một đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở R, cuộn dây thuần cảm có hệ số tự cảm L, tụ điện có điện dung C thay đổi được. Khi dung kháng bằng \( 100\sqrt{3} \, \Omega \) thì cường độ dòng điện cùng pha với điện áp hai đầu đoạn mạch. Khi dung kháng bằng \( 273,2 \, \Omega \) thì cường độ dòng điện trong mạch sớm pha \( \dfrac{\pi}{3} \) so với điện áp giữa hai đầu mạch. Giá trị của R là
A. 100,0 \( \Omega \)
B. 173,2 \( \Omega \)
C. 141,2 \( \Omega \)
D. 86,6 \( \Omega \)

Câu 31: Để đo cường độ dòng điện qua điện trở, có 4 sơ đồ mắc nguồn điện, ampe kế, điện trở và khóa K như hình vẽ. Cách mắc đúng làhttps://dethitracnghiem.vn/wp-content/uploads/2025/04/96746-98ea7f3919df0cd848d30928caf15c17.png
A. Hình 4
B. Hình 2
C. Hình 3
D. Hình 1

Câu 32: Một máy tăng áp gồm hai cuộn dây có số vòng dây là 1000 vòng và 500 vòng. Mắc cuộn sơ cấp vào mạng điện 110 V – 50 Hz thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn thứ cấp hở có giá trị hiệu dụng và tần số là
A. 55 V; 50 Hz
B. 220 V; 50 Hz
C.55 V; 100 Hz
D. 220 V; 100 Hz

Câu 33: Một học sinh đo bước sóng ánh sáng bằng thí nghiệm giao thoa Y-âng. Kết quả đo được: khoảng cách hai khe \( a = 0,15 \pm 0,01 \) (mm), khoảng cách từ mặt phẳng hai khe tới màn quan sát \( D = 1,20 \pm 0,02 \) (m), khoảng vân \( i = 5,20 \pm 0,02 \) (mm). Bỏ qua sai số dụng cụ đo. Bước sóng của ánh sáng thí nghiệm là
A. \( 0,65 \pm 0,09 \) (\( \mu \)m)
B. \( 0,68 \pm 0,06 \) (\( \mu \)m)
C. \( 0,65 \pm 0,06 \) (\( \mu \)m)
D. \( 0,68 \pm 0,09 \) (\( \mu \)m)

Câu 34: Sóng cơ truyền trên một sợi dây được biểu diễn như hình vẽ. Ở thời điểm t = 0, hình dạng sợi dây được biểu diễn bằng đường liền nét và điểm M trên sợi dây đang chuyển động hướng lên. Biết tốc độ truyền sóng trên dây là 4 m/s. Ở thời điểm \( t_1 \), hình dạng sợi dây được biểu diễn bằng đường đứt nét. Chiều truyền sóng và giá trị \( t_1 \) là
A. ngược chiều Ox và 0,25 s
B. cùng chiều Ox và 1,25 s
C. cùng chiều Ox và 0,25 s
D. ngược chiều Ox và 0,75 s

Câu 35: Một xưởng cơ khí hoạt động gây ra tiếng ồn có mức cường độ âm 90 dB ở khu dân cư cách xưởng 100 m. Để tiếng ồn ở khu dân cư nhỏ hơn 70 dB thì xưởng cơ khí phải cách khu dân cư tối thiểu là
A.190 m
B.1000 m
C.1100 m
D.900 m

Câu 36: Một vật có khối lượng 250 g đang dao động điều hòa, đường biểu diễn giá trị của lực hồi phục tác dụng lên vật theo thời gian như hình vẽ. Lấy \( \pi^2 = 10 \). Phương trình dao động của vật là https://dethitracnghiem.vn/wp-content/uploads/2025/04/image5-png.png
A.\( x = 1,125\cos(\dfrac{40\pi}{3}t + \dfrac{\pi}{3}) \) cm
B.\( x = 4,5\cos(\dfrac{20\pi}{3}t – \dfrac{2\pi}{3}) \) cm
C.\( x = 4,5\cos(\dfrac{20\pi}{3}t + \dfrac{\pi}{3}) \) cm
D.\( x = 1,125\cos(\dfrac{40\pi}{3}t – \dfrac{2\pi}{3}) \) cm

Câu 37: Trong sơ đồ hình vẽ bên, chiếu chùm sáng (1) vào quang trở (2) thì ampe kế (A) và vôn kế (V) chỉ giá trị xác định. Nếu tắt chùm sáng (1) thì
A. So sánh số chỉ của A và V khi chiếu sáng (1) và khi tắt chùm sáng (1). Số chỉ của cả A và V đều giảm.
B. Số chỉ của V tăng còn số chỉ của A giảm.
C. Số chỉ của V tăng còn số chỉ của A tăng.
D. Số chỉ của cả A và V đều tăng.

Câu 38: Trên mặt nước có hai nguồn sóng kết hợp cùng pha \( S_1 \) và \( S_2 \) lan truyền với bước sóng \( \lambda \) và khoảng cách \( S_1S_2 = 5,4\lambda \). Tại các điểm M, N, P, Q trên mặt nước, các phần tử dao động với biên độ cực đại và cùng pha với nguồn. Biết các điểm này không nằm trên đường trung trực của đoạn \( S_1S_2 \). Khoảng cách nhỏ nhất giữa hai điểm trong bốn điểm trên gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 1,35\( \lambda \)
B. 1,2\( \lambda \)
C. 1,45\( \lambda \)
D. 2\( \lambda \)

Câu 39: Điện năng được truyền từ trạm phát đến nơi tiêu thụ trên đường dây tải điện một pha có điện trở \( R = 50 \, \Omega \) với hệ số công suất bằng 1. Biết hiệu suất truyền tải là \( H = 1 – \dfrac{PR}{U^2\cos^2\varphi} \). Nếu trạm phát có công suất \( P_1 \) hiệu suất truyền tải là \( H_1 \). Nếu trạm phát có công suất \( P_2 \) thì hiệu suất truyền tải là \( H_2 \). Đường biểu diễn sự phụ thuộc hiệu suất H vào U như hình vẽ. Biết \( P_1 + P_2 = 10 \) kW thì giá trị của \( P_2 \) là
A. 4,16 kW
B. 3,27 kW
C.3,84 kW
D.6,73 kW

Câu 40: Một con lắc lò xo treo thẳng ngang gồm lò xo nhẹ có độ cứng k = 100 N/m một đầu cố định, đầu còn lại gắn vật có khối lượng M = 200 g. Khi M đang ở vị trí cân bằng thì vật có khối lượng m = 50 g bay với vận tốc v = 2 m/s theo phương trùng với trục lò xo, va chạm và dính vào M làm nén lò xo. Động năng của hệ vật khi lò xo bị nén 1 cm là
A. 20 mJ
B. 15 mJ
C. 5 mJ
D. 25 mJ

Mục đích tổ chức thi tốt nghiệp THPT 2023 là gì?

Căn cứ theo các văn bản hướng dẫn tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2023 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, mục đích của kỳ thi như sau:

– Đánh giá kết quả học tập của học sinh sau 12 năm học theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông.
– Lấy kết quả thi để xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) và làm căn cứ để tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng.
– Góp phần đánh giá chất lượng dạy học của các cơ sở giáo dục và công tác chỉ đạo quản lý của các cấp quản lý giáo dục.

Thí sinh thi tốt nghiệp THPT 2023 có bắt buộc thi môn Sinh Học không?

Căn cứ theo quy định tại Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT và hướng dẫn tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2023, thí sinh tham gia kỳ thi cần:

Dự thi 02 môn bắt buộc: Ngữ văn và Toán.

– Dự thi 01 bài thi Ngoại ngữ (chọn một trong các thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc, Đức, Nhật hoặc Hàn).
– Chọn 01 trong 02 bài thi tổ hợp:
+ Khoa học Tự nhiên (gồm các môn: Vật lí, Hóa học, Sinh học)
+ Khoa học Xã hội (gồm các môn: Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân – đối với học sinh chương trình giáo dục phổ thông)

Trong bài thi tổ hợp Khoa học Tự nhiên, môn Vật lí là một trong ba môn thi thành phần. Tuy nhiên, bài thi tổ hợp là tự chọn, thí sinh chỉ thi môn Vật lí nếu chọn tổ hợp này, và điểm thi Vật lí sẽ được tính cùng với các môn còn lại để xét tốt nghiệp hoặc tuyển sinh đại học, cao đẳng nếu có yêu cầu.

Như vậy, kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023 không bắt buộc thí sinh phải thi môn Vật Lí. Thí sinh chỉ thi môn Vật lí nếu lựa chọn bài thi tổ hợp Khoa học Tự nhiên, tùy theo định hướng ngành nghề và yêu cầu của các trường đại học, cao đẳng trong xét tuyển.

Related Posts

×

Bạn ơi!!! Để xem được kết quả
bạn vui lòng làm nhiệm vụ nhỏ xíu này nha

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút GIỐNG HÌNH DƯỚI và chờ 1 lát để lấy mã: