Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2025 lần 1 môn Vật lí Sở GD Hòa Bình là một trong những đề thi tiêu biểu thuộc Bộ Tổng hợp đề thi thử môn Vật lí THPT QG trong chương trình Đề thi đại học môn Vật lí THPT. Đề thi này được Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hòa Bình tổ chức nhằm giúp học sinh lớp 12 có cơ hội làm quen với định dạng đề thi chính thức, tự đánh giá kiến thức và kỹ năng trước kỳ thi Tốt nghiệp THPT năm 2025.
Cấu trúc đề được thiết kế bám sát đề minh họa của Bộ GD&ĐT, phân chia rõ ràng các mức độ từ nhận biết đến vận dụng cao. Nội dung đề thi bao gồm đầy đủ các chuyên đề trọng tâm như: dao động điều hòa, sóng cơ và âm, dòng điện xoay chiều, sóng điện từ, lượng tử ánh sáng, và hạt nhân nguyên tử. Ngoài ra, đề thi còn lồng ghép các câu hỏi có tính thực tiễn, giúp học sinh vận dụng kiến thức vào các tình huống gắn liền với đời sống, đúng theo định hướng đổi mới kiểm tra đánh giá năm 2025.
Hãy cùng Dethitracnghiem.vn cùng tìm hiểu về đề thi này và tham gia làm kiểm tra ngay lập tức!
- Số trang: 5 trang
- Hình thức: trắc nghiệm, trả lời đúng/ sai và trả lời ngắn
- Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian phát đề)
ĐỀ THI
PHẦN I:
Câu 1. Khi nhiệt độ của một khối khí giảm đi, thì các phân tử khí sẽ
A. chuyển động nhanh hơn.
B. ngừng chuyển động.
C. chuyển động chậm lại.
D. bị thu nhỏ lại.
Câu 2. Trường hợp nào sau đây xuất hiện dòng điện cảm ứng trong một mạch kín?
A. Từ thông qua mạch kín biến thiên.
B. Từ thông qua mạch kín không đổi.
C. Từ thông qua mạch kín có giá trị dương.
D. Từ thông qua mạch kín có giá trị âm.
Câu 3. Hệ thức \( \Delta U = A + Q \) khi \( Q > 0 \) và \( A > 0 \) mô tả quá trình
A. hệ truyền nhiệt và sinh công.
B. hệ nhận nhiệt và nhận công.
C. hệ truyền nhiệt và nhận công.
D. hệ nhận nhiệt và sinh công.
Câu 4. Một khối khí lý tưởng có thể tích giảm và nhiệt độ tăng thì áp suất của khối khí sẽ
A. tăng
B. giảm rồi tăng.
C. không đổi.
D. giảm
Câu 5. Đường sức từ của dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài là
A. những đường thẳng song song.
B. những đường tròn đồng tâm quanh dây dẫn.
C. đường cong hở.
D. các đường elip quanh dây dẫn.
Câu 6. Biết nhiệt hóa hơi riêng của nước là \( 2,3.10^6 \) J/kg ở \( 100 \,^\circ\text{C} \). Nhiệt lượng cần cung cấp để làm bay hơi hoàn toàn 100 g nước ở \( 100 \,^\circ\text{C} \) là
A. \( 2,3.10^5 \) J.
B. \( 2,3.10^4 \) J.
C. \( 23.10^4 \) J.
D. \( 0,23.10^6 \) J.
Câu 7. “Không độ tuyệt đối” là nhiệt độ ứng với
A. \( 0 \,^\circ\text{C} \).
B. \( 273 \,^\circ\text{C} \).
C. 273 K.
D. 0 K.
Câu 8. Sóng âm nói chung và sóng siêu âm đều là sóng cơ học, chúng cần môi trường để truyền đi. Sóng siêu âm sẽ truyền nhanh nhất trong môi trường nào?
A. Chân không.
B. Chất khí.
C. Chất rắn.
D. Chất lỏng.
Câu 9. Hai dây dẫn thẳng dài song song mang dòng điện cùng chiều thì
A. không tương tác với nhau.
B. tạo ra từ trường đều giữa hai dây.
C. đẩy nhau.
D. hút nhau.
Câu 10. Trong biểu thức tính động năng trung bình của phân tử khí \( \overline{E}_k = \frac{3}{2}kT \), k là
A. Hằng số khí lý tưởng.
B. Mật độ phân tử khí.
C. Hằng số Boltzmann.
D. Số mol khí.
Câu 11. Tương tác nào sau đây là tương tác từ?
A. Hai dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt gần nhau.
B. Trái Đất hút Mặt Trăng.
C. Va chạm giữa hai viên bi.
D. Hai quả cầu tích điện đặt gần nhau.
Câu 12. Một cần cẩu sử dụng nam châm điện để nâng các tấm sắt vụn. Để tăng lực hút lên các tấm sắt vụn, người ta sẽ
A. giảm cường độ dòng điện đi vào nam châm điện.
B. đảo chiều dòng điện đi vào nam châm điện.
C. tăng cường độ dòng điện đi vào nam châm điện.
D. ngắt dòng điện đi vào nam châm điện.
Câu 13. Một tuabin gió 4 cặp cực hoạt động bằng cách sử dụng sức gió để làm quay cánh quạt, từ đó làm quay rôto của máy phát điện xoay chiều. Tần số của dòng điện tạo ra được tính bằng công thức \( f = \frac{p \cdot n}{60} \) với p là số cặp cực của máy phát, n là tốc độ quay của rô to (vòng/phút). Để tần số của dòng điện xoay chiều do máy phát tạo ra là 60Hz thì tốc độ quay của rôto là bao nhiêu vòng/phút?
A. 750
B. 1000
C. 900
D. 1500
Câu 14. Hệ thức đúng của áp suất chất khí theo mô hình động học phân tử là
A. \( p = \frac{1}{3}n\overline{E}_k \).
B. \( p = \frac{1}{2}n\overline{E}_k \).
C. \( p = \frac{2}{3}n\overline{E}_k \).
D. \( p = \frac{2}{3}n\overline{E}_k \).
Câu 15. Nhiệt nóng chảy riêng của đồng nhỏ hơn sắt. Vì vậy để làm nóng chảy 2 kg đồng và 2 kg sắt ở nhiệt độ nóng chảy của chúng thì
A. không khẳng định được khối nào cần nhiệt lượng lớn hơn.
B. hai khối đều cần nhiệt lượng như nhau.
C. khối sắt cần nhiều nhiệt lượng hơn khối đồng.
D. khối đồng cần nhiều nhiệt lượng hơn khối sắt.
Câu 16. Câu nào thể hiện sự đông đặc?
A. Sự chuyển từ thể rắn sang thể khí.
B. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí.
C. Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.
D. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.
Câu 17. Một bình kín chứa một mol khí Nitơ ở áp suất \( 10^5 \) N/m², nhiệt độ \( 27 \,^\circ\text{C} \). Thể tích bình xấp xỉ bao nhiêu?
A. 30,8 lít.
B. 27,6 lít.
C. 11,2 lít.
D. 24,9 lít.
Câu 18. Quá trình đẳng nhiệt là quá trình biến đổi
A. khối lượng của một khối khí khi nhiệt độ không đổi.
B. trạng thái của một lượng khí nhất định khi nhiệt độ không đổi.
C. trạng thái của một lượng khí khi áp suất không đổi.
D. khối lượng của một khối khí khi thể tích không đổi.
PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi y a), b), c), d) ở mỗi câu, học sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Một khối khí lí tưởng biến đổi trạng thái theo một chu trình ở hình bên. Biết thể tích và áp suất của khí ở trạng thái (1) là 1 lít và 3.10⁵ Pa.
a) Quá trình (2) → (3) là đẳng áp.
b) Thể tích của khí ở trạng thái (2) là 3 lít.
c) Công khí nhận trong một chu trình là 100 J.
d) Nhiệt độ khí ở trạng thái (2) là lớn nhất.
Câu 2. Công tắc điện từ (rơ-le) bao gồm một cuộn dây điện từ đóng vai trò một nam châm điện và một bộ tiếp điểm (con- tacts). Khi một dòng điện nhỏ chạy qua cuộn dây, nó tạo ra một từ trường. Từ trường này hút một cánh tay di động được nối với các tiếp điểm, làm đóng công tắc và hoàn tất mạch thứ hai để cho dòng điện lớn hơn đi qua.
a) Cánh tay đòn trong rơ-le không chịu ảnh hưởng của lực từ.
b) Rơ-le chỉ có thể đóng mạch nhưng không thể ngắt mạch.
c) Giả sử cuộn dây của rơ-le tạo ra từ trường trong lòng cuộn dây với cảm ứng từ (được tính theo công thức B = 4π.10⁻⁷nI) là 0,02 T khi dòng điện trong cuộn dây là 0,1 A. Nếu dòng điện tăng thêm 0,2 A, cảm ứng từ sẽ là 0,04 T.
d) Nếu cuộn dây của rơ-le hoạt động với hiệu điện thế 5 V và điện trở của cuộn dây là 50 Ω, dòng điện qua cuộn dây là 100mA.
Câu 3. Hình bên là sơ đồ cấu tạo một máy hút ẩm dạng ngưng tụ. Không khí ẩm (chứa nhiều hơi nước) đi vào bên trong máy hút ẩm qua dàn lạnh được làm lạnh để hơi nước ngưng tụ, hơi nước hóa lỏng sẽ chảy vào một cái khay hứng đặt bên trong máy, tiếp sau đó không khí đi qua dàn nóng để trở lại nhiệt độ gần với nhiệt độ môi trường trước khi được quạt thổi ra.
Xét một khối không khí có khối lượng 20 g trong đó khối lượng hơi nước chiếm 80% khối lượng không khí. Khối không khí nhiệt độ 30° C đi qua dàn lạnh, nó được làm lạnh xuống nhiệt độ 4 °C trong khoảng thời gian 5 s với công suất làm lạnh bằng 400 W. Biết nhiệt dung riêng của không khí khô là 900 J/(kg.K) và của hơi nước là 1860 J/(kg.K). Trong điều kiện trên động như vậy, để 1 kg nước chuyển từ thể hơi sang thể lỏng cần trao đổi nhiệt lượng 2,4.10⁶ J. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường xung quanh.
a) Khi đi qua dàn lạnh khối không khí tỏa nhiệt.
b) Nhiệt lượng không khí khô trao đổi ở dàn lạnh là 92,7 J.
c) Trước khi đi qua dàn lạnh khối lượng không khí khô là 36 g
d) Khối lượng hơi nước ngưng tụ ở dàn lạnh xấp xỉ 0,49 g.
Câu 4. Khi nghiên cứu đặc điểm của quá trình chuyển trạng thái của gas trong một chiếc bật lửa gas như hình bên, nhóm học sinh đã lên kế hoạch, nhận định, thực hiện và có kết luận như sau
a) Quá trình gas thoát ra ngoài gas từ thể lỏng sẽ chuyển sang thể khí.
b) Áp suất bên trong bật lửa gas nhỏ hơn áp suất khí quyển.
c) Ấn van để gas lỏng thoát ra khỏi vòi phun của bật lửa, khí gas sẽ khuếch tán khắp phòng.
d) Thực hiện xả gas ra không khí trong một khoảng thời gian dài mà không đánh lửa, sờ vào đầu bật lửa nhóm học sinh sẽ cảm thấy nó bị nóng lên, chứng tỏ quá trình này gas tỏa nhiệt.
PHẦN III. Trả lời ngắn. Thí sinh điền đáp án từ câu 1 đến câu 6.
Sử dụng dữ liệu sau để trả lời các câu hỏi 1, 2.
Nồi áp suất là một nồi kín được thiết kế để nấu thức ăn bằng nước trên 100 °C ở trạng thái hơi bão hòa. Ở một nhiệt độ xác định, hơi bão hòa có áp suất không đổi được cho ở trong bảng dưới đây. Nồi sử dụng vật nặng khối lượng m để hơi nước thoát ra ở một áp suất nhất định qua một lỗ nhỏ (đường kính d) trên nắp nồi. Cho d = 3,0 mm, áp suất khí quyển bên ngoài nồi là 1,01.10⁵ Pa, lấy g = 9,8 m/s².
Câu 1. Thức ăn được nấu ở 150 °C tương ứng với bao nhiêu độ Kelvin ?
Câu 2. Để nấu được thức ăn ở nhiệt độ 150 °C thì m phải bằng bao nhiêu g (làm tròn kết quả đến chữ số hàng đơn vị)
Câu 3. La Paz, thủ đô cao nhất thế giới (3.650m) có không khí trong lành nhưng loãng, gây khó khăn cho người không quen, đặc biệt trong thể thao. Nhiều đội bóng mạnh như Brazil, Argentina từng thua Bolivia tại đây do thể lực bị ảnh hưởng bởi không khí loãng. Một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp khi vận động cường độ cao thì tốc độ hít thở trung bình trong trận đấu vào khoảng 35 lần mỗi phút, để lấy đủ lượng Oxygen cho cơ thể ở nhiệt độ 30 °C, áp suất 760 mmHg. Cho rằng tỉ lệ Oxygen trong khí quyển không thay đổi theo độ cao. Khi thi đấu ở La Paz với nhiệt độ 10 °C và áp suất 460 mmHg, để có thể lấy đủ lượng Oxygen mà vận thi đấu với cường độ cao như bình thường thì cầu thủ phải tăng tốc độ hít thở lên thêm bao nhiêu lần mỗi phút (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị)?
Câu 4. Nghiên cứu đáy biển là một trong số các ứng dụng của sóng siêu âm. Một tàu nghiên cứu sử dụng hệ thống phát và thu sóng siêu âm theo phương thẳng đứng để đo độ sâu của biển. Tàu phát ra các siêu âm và thu tín hiệu phản xạ từ đáy biển. Tại một vị trí trên mặt biển, thời gian từ khi phát tín hiệu đến khi nhận được phản hồi là 0,48 s. Biết tốc độ truyền siêu âm trong nước là 1500 m/s. Độ sâu của biển ở tại nơi phát sóng là bao nhiêu m (làm tròn kết quả đến chữ số hàng đơn vị)?
______________________
Mục đích tổ chức thi tốt nghiệp THPT 2025 là gì?
Căn cứ theo Mục 1 Phương án Tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định 4068/QĐ-BGDĐT 2025, mục đích tổ chức thi tốt nghiệp THPT 2025 để:
– Đánh giá đúng kết quả học tập của người học theo mục tiêu và chuẩn cần đạt theo yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2025
– Lấy kết quả thi để xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) và làm một trong các cơ sở để đánh giá chất lượng dạy, học của các cơ sở GDPT và công tác chỉ đạo của các cơ quan quản lý giáo dục.
– Cung cấp dữ liệu đủ độ tin cậy cho các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp sử dụng trong tuyển sinh theo tinh thần tự chủ.
Thí sinh thi tốt nghiệp THPT 2025 có bắt buộc thi môn Vật Lí không?
Căn cứ theo Mục 5 Phương án Tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định 4068/QĐ-BGDĐT 2025 quy định như sau:
Thí sinh thi bắt buộc môn Ngữ văn, môn Toán và 02 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 (Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ).
Đồng thời, căn cứ theo Điều 3 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 24/2025/TT-BGDĐT quy định như sau:
Môn thi
Tổ chức kỳ thi gồm 03 buổi thi: 01 buổi thi môn Ngữ văn, 01 buổi thi môn Toán và 01 buổi thi của bài thi tự chọn gồm 02 môn thi trong số các môn: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ định hướng Công nghiệp (gọi tắt là Công nghệ Công nghiệp), Công nghệ định hướng Nông nghiệp (gọi tắt là Công nghệ Nông nghiệp), Ngoại ngữ (Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Đức, Tiếng Nhật và Tiếng Hàn).
Theo quy định này, các môn thi tốt nghiệp THPT 2025 bao gồm:
– Thi 02 môn bắt buộc: Toán và Ngữ văn.
– Thi 02 môn tự chọn trong số các môn sau: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ định hướng Công nghiệp, Công nghệ định hướng Nông nghiệp, Ngoại ngữ.
Như vậy, kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 bắt buộc thí sinh phải thi môn Vật lí

Thảo Linh là một tác giả và biên tập viên giàu kinh nghiệm tại DeThiTracNghiem.vn, chuyên cung cấp các bộ đề thi thử trắc nghiệm chất lượng cao, giúp học sinh và sinh viên ôn tập hiệu quả. Với sự am hiểu sâu rộng về giáo dục và kỹ năng biên soạn nội dung học thuật, Thảo Linh đã đóng góp nhiều bài viết giá trị, giúp người học tiếp cận kiến thức một cách hệ thống và dễ hiểu.