Đề thi đại học môn Địa lí – Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2025 môn Địa Lí sở Đồng Tháp trường THPT Thanh Bình là một trong những đề thi thử được biên soạn công phu, sát với cấu trúc đề thi chính thức theo định hướng chương trình GDPT 2018, thuộc chương trình “Đề thi trắc nghiệm vào Đại học”, nằm trong Tổng hợp đề thi thử môn Địa lí THPT QG.
Đề thi không chỉ giúp học sinh làm quen với dạng thức câu hỏi trắc nghiệm khách quan mà còn bao quát đầy đủ các chuyên đề trọng tâm như: khai thác Atlat Địa lí Việt Nam, địa lí các ngành kinh tế, các vùng kinh tế trọng điểm, và các yếu tố tự nhiên – dân cư – xã hội ảnh hưởng đến phát triển kinh tế. Các câu hỏi đều hướng đến việc đánh giá năng lực vận dụng kiến thức, phân tích số liệu, biểu đồ và tư duy logic của thí sinh, phù hợp với định hướng thi mới.
Hãy cùng Dethitracnghiem.vn tìm hiểu về đề thi này và tham gia làm kiểm tra ngay lập tức!
- Số trang: 5 trang
- Hình thức: 100% trắc nghiệm
- Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian phát đề)
ĐỀ THI
Phần I. Thí sinh trả lời câu hỏi từ câu 1 tới câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn 1 đáp án.
Câu 1. Phía tây nước ta tiếp giáp với những quốc gia nào sau đây?
A. Lào và Thái Lan.
B. Campuchia và Trung Quốc.
C. Lào và Campuchia.
D. Lào và Trung Quốc.
Câu 2. Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được quy định bởi
A. ảnh hưởng của biển Đông rộng lớn.
B. ảnh hưởng sâu sắc hoàn lưu gió mùa.
C. vị trí nằm trong vùng nội chí tuyến.
D. chuyển động biểu kiến của Mặt Trời.
Câu 3. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta ảnh hưởng trực tiếp và rõ rệt nhất đến hoạt động sản xuất nào sau đây?
A. Công nghiệp.
B. Nông nghiệp.
C. Du lịch.
D. Giao thông vận tải.
Câu 4. Kiểu thời tiết điển hình của Nam Bộ nước ta trong thời gian từ tháng XI đến tháng IV năm sau là
A. nắng, nóng, trời nhiều mây.
B. nắng, ít mây và mưa nhiều.
C. nắng, ổn định, tạnh ráo.
D. nắng nóng và mưa nhiều.
Câu 5. Vùng nào sau đây có mật độ dân số cao nhất nước ta?
A. Đồng bằng sông Hồng.
B. Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Duyên hải Nam Trung Bộ.
D. Đông Nam Bộ.
Câu 6. Trung du và miền núi nước ta có mật độ dân số thấp hơn vùng đồng bằng là do
A. có lịch sử khai thác lãnh thổ sớm hơn đồng bằng.
B. cơ sở vật chất kĩ thuật của các ngành còn lạc hậu.
C. quỹ đất chủ yếu dành cho phát triển công nghiệp.
D. có điều kiện tự nhiên và kinh tế – xã hội khó khăn.
Câu 7. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo lãnh thổ ở nước ta không phải là
A. hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp và cây lương thực.
B. phát triển các ngành tận dụng được lợi thế nguồn lao động dồi dào.
C. phát triển vùng kinh tế động lực, hình thành vùng kinh tế trọng điểm.
D. xây dựng các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất có quy mô lớn.
Câu 8. Phát biểu nào sau đây không đúng với cơ cấu kinh tế nước ta?
A. Chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
B. Ngành nông nghiệp đang có tỉ trọng thấp nhất trong cơ cấu.
C. Chưa có sự liên kết trong nội vùng và giữa các vùng kinh tế.
D. Kinh tế ngoài Nhà nước chiếm tỉ trọng nhỏ nhất trong GDP.
Câu 9. Một nền kinh tế tăng trưởng bền vững thể hiện ở
A. nhịp độ tăng trưởng cao và ổn định.
B. cơ cấu kinh tế chuyển dịch hợp lí.
C. tốc độ tăng trưởng cao và có cơ cấu kinh tế hợp lí.
D. tốc độ tăng trưởng cao và bảo vệ được môi trường.
Câu 10. Nguồn thức ăn cho chăn nuôi gia súc lớn ở Trung du và miền núi Bắc Bộ chủ yếu dựa vào
A. hoa màu lương thực.
B. phụ phẩm thủy sản.
C. thức ăn công nghiệp.
D. các đồng cỏ tự nhiên.
Câu 11. Khó khăn chủ yếu làm hạn chế việc phát triển chăn nuôi gia súc lớn ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. cơ sở thức ăn cho phát triển chăn nuôi còn rất hạn chế.
B. dịch bệnh hại gia súc vẫn đe dọa tràn lan trên diện rộng.
C. trình độ chăn nuôi thấp, công nghiệp chế biến hạn chế.
D. công tác vận chuyển sản phẩm, thị trường biến động.
Câu 12. Phát biểu nào sau đây không đúng về hạn chế tự nhiên chủ yếu của Đồng bằng sông Hồng?
A. Thiếu nguyên liệu cho phát triển công nghiệp.
B. Một số tài nguyên thiên nhiên đang xuống cấp.
C. Có nhiều thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán, rét đậm.
D. Hiện tượng xâm nhập mặn diễn ra nghiêm trọng.
Câu 13. Dẫn cư tập trung đông đúc ở Đồng bằng sông Hồng không phải là do
A. trồng lúa nước cần nhiều lao động.
B. vùng mới được khai thác gần đây.
C. có nhiều trung tâm công nghiệp.
D. có nhiều điều kiện lợi cho cư trú.
Câu 14. Phát biểu nào sau đây thể hiện thuận lợi về mặt xã hội để Đồng bằng sông Hồng tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài?
A. Lao động đông và có chất lượng cao nhất nước.
B. Cơ sở hạ tầng tốt vào loại bậc nhất của cả nước.
C. Môi trường đầu tư kinh doanh có nhiều thuận lợi.
D. Kinh tế hàng hóa phát triển với nhiều trung tâm lớn.
Câu 15. Mục đích chủ yếu của việc tăng nhanh tỉ trọng khu vực dịch vụ ở Đồng bằng sông Hồng là
A. đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
B. thúc đẩy sự hình thành nền kinh tế hàng hóa.
C. hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm.
D. khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên.
Câu 16. Phát biểu nào sau đây không đúng với du lịch biển ở Đồng bằng sông Hồng?
A. Du lịch là ngành kinh tế thế mạnh của vùng.
B. Số khách du lịch nội địa đông, doanh thu lớn.
C. Hoạt động diễn ra mạnh nhất vào mùa đông.
D. Có các địa bàn trọng điểm du lịch trong vùng.
Câu 17. Hiện tượng “nồm” của thời tiết miền Bắc vào cuối mùa đông – đầu mùa xuân chủ yếu do gió nào gây nên?
A. Gió mùa Đông Bắc.
B. Gió phơn.
C. Tín phong bán cầu Bắc.
D. Gió mùa Tây Nam.
Câu 18. Phát biểu nào sau đây không đúng với Duyên hải Nam Trung Bộ?
A. Tất cả tỉnh/thành thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
B. Dân số khá đông, nguồn lao động khá dồi dào, chịu khó.
C. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất – kĩ thuật ngày càng hiện đại.
D. Tỉ lệ dân đô thị cao, đô thị hoá và công nghiệp hoá nhanh.
PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Cho bảng số liệu:
a) Tổng diện tích rừng của nước ta tăng, diện tích rừng trồng tăng, diện tích rừng tự nhiên giảm.
b) Diện tích rừng của nước ta tăng nhưng tài nguyên rừng vẫn suy giảm về mặt chất lượng.
c) Diện tích rừng tự nhiên giảm do việc khai thác, sử dụng không hợp lí và cháy rừng.
d) Biểu đồ tròn là dạng biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện diện tích rừng của nước ta, giai đoạn 1943 – 2021.
Câu 2. Cho thông tin sau:
Nhóm ngành dịch vụ phát triển theo hướng đa dạng, dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, tăng cường chuyển đổi số, đặc biệt là trong các lĩnh vực thương mại điện tử, tài chính ngân hàng, bảo hiểm, y tế, giáo dục, logistics, du lịch,…
a) Hiện nay ở nước ta xuất hiện nhiều loại hình dịch vụ mới.
b) Nguyên nhân của sự xuất hiện các loại hình dịch vụ mới là do nhu cầu của sản xuất và đời sống đa dạng.
c) Hiện nay ưu tiên phát triển các ngành có giá trị gia tăng lớn, hàm lượng tri thức và công nghệ cao.
d) Các ngành dịch vụ đóng góp ngày càng lớn cho GDP do đây là lĩnh vực dễ hoạt động và luôn có hiệu quả cao.
Câu 3. Cho thông tin sau:
Đồng bằng sông Hồng có địa hình đồi núi ở phía bắc, rìa phía tây và tây nam, với đất feralit thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả. Vùng biển Quảng Ninh, Hải Phòng có nhiều đảo, quần đảo với cảnh quan đa dạng, thuận lợi để phát triển du lịch. Khu vực ven biển có diện tích mặt nước khá lớn thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản.
a) Cây công nghiệp của vùng Đồng bằng sông Hồng chủ yếu là cây lâu năm.
b) Vùng biển rộng, giàu tiềm năng thuận lợi cho Đồng bằng sông Hồng phát triển kinh tế biển.
c) Đồng bằng sông Hồng phát triển các vùng trồng cây ăn quả tập trung chủ yếu do sản xuất hàng hóa, đáp ứng thị trường.
d) Giải pháp để nâng cao giá trị cây ăn quả ở Đồng bằng sông Hồng là tăng chuyên canh, gắn với thị trường tiêu thụ.
Câu 4. Cho thông tin sau:
Duyên hải Nam Trung Bộ là một khu vực ven biển của Việt Nam với nhiều tài nguyên thiên nhiên phong phú. Vùng này có diện tích biển rộng lớn và nhiều ngư trường quan trọng. Bờ biển dài với nhiều vịnh sâu như Vân Phong, Cam Ranh và Đà Nẵng tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển cảng biển và du lịch. Các bãi biển nổi tiếng như Nha Trang, Mũi Né, Non Nước và Mỹ Khê thu hút nhiều du khách. Khu vực này cũng có nhiều khu dự trữ sinh quyển và tài nguyên khoáng sản quý giá. Những yếu tố này tạo nên tảng vững chắc cho sự phát triển đa dạng của các ngành kinh tế biển trong vùng.
a) Duyên hải Nam Trung Bộ là khu vực ven biển có nhiều bãi biển nổi tiếng như Nha Trang và Mũi Né.
b) Các vịnh sâu như Vân Phong, Cam Ranh và Đà Nẵng ở Duyên hải Nam Trung Bộ có ý nghĩa chủ yếu cho phát triển du lịch. (Sai)
c) Khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển đa dạng. (Đúng)
d) Sự phát triển của các ngành kinh tế biển tại Duyên hải Nam Trung Bộ phụ thuộc vào khả năng bảo vệ và khai thác bền vững tài nguyên thiên nhiên trong khu vực này. (Đúng)
PHẦN III. Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.
Câu 1. Cho bảng số liệu:
Tính năng suất lúa của Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ năm 2021 (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị của tạ/ha)
Câu 2. Cho bảng số liệu:
Sản lượng cá biển so với sản lượng hải sản khai thác năm 2021 chiếm bao nhiêu %? (làm tròn kết quả đến số thập phân thứ nhất của %)
Câu 3. Cho bảng số liệu:
Tính tốc độ tăng trưởng diện tích rừng trồng của vùng Tây Nguyên năm 2021 so với năm 2010 (coi năm 2010 = 100%). (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị của %)
Câu 4. Tổng diện tích rừng của Tây Nguyên năm 2021 là 2 572,7 nghìn ha, trong đó diện tích rừng tự nhiên là 2104,1 nghìn ha. Vậy diện rừng trồng của Tây Nguyên chiếm bao nhiêu % trong tổng diện tích rừng của vùng? (làm tròn kết quả đến số thập phân thứ nhất của %)
Câu 5. Cho bảng số liệu:
Hãy cho biết số dân nông thôn của vùng Đông Nam Bộ năm 2019 là bao nhiêu nghìn người (làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất)?
Câu 6. Cho bảng số liệu sau:
Từ số liệu bảng trên, hãy cho biết số dân tăng thêm của Việt Nam năm 2010 so với năm 2000 là bao nhiêu? (làm tròn đến hàng đơn vị).
Mục đích tổ chức thi tốt nghiệp THPT 2025 là gì?
Căn cứ theo Mục 1 Phương án Tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định 4068/QĐ-BGDĐT 2023, mục đích tổ chức thi tốt nghiệp THPT 2025 để:
– Đánh giá đúng kết quả học tập của người học theo mục tiêu và chuẩn cần đạt theo yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018.
– Lấy kết quả thi để xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) và làm một trong các cơ sở để đánh giá chất lượng dạy, học của các cơ sở GDPT và công tác chỉ đạo của các cơ quan quản lý giáo dục.
– Cung cấp dữ liệu đủ độ tin cậy cho các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp sử dụng trong tuyển sinh theo tinh thần tự chủ.
Thí sinh thi tốt nghiệp THPT 2025 có bắt buộc thi môn Địa lí không?
Căn cứ theo Mục 5 Phương án Tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định 4068/QĐ-BGDĐT 2023 quy định như sau:
Thí sinh thi bắt buộc môn Ngữ văn, môn Toán và 02 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 (Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ).
Đồng thời, căn cứ theo Điều 3 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT quy định như sau:
Môn thi
Tổ chức kỳ thi gồm 03 buổi thi: 01 buổi thi môn Ngữ văn, 01 buổi thi môn Toán và 01 buổi thi của bài thi tự chọn gồm 02 môn thi trong số các môn: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ định hướng Công nghiệp (gọi tắt là Công nghệ Công nghiệp), Công nghệ định hướng Nông nghiệp (gọi tắt là Công nghệ Nông nghiệp), Ngoại ngữ (Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Đức, Tiếng Nhật và Tiếng Hàn).
Theo quy định này, các môn thi tốt nghiệp THPT 2025 bao gồm:
– Thi 02 môn bắt buộc: Toán và Ngữ văn.
– Thi 02 môn tự chọn trong số các môn sau: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ định hướng Công nghiệp, Công nghệ định hướng Nông nghiệp, Ngoại ngữ.
Như vậy, kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 không bắt buộc thí sinh phải thi môn Địa lí

Thảo Linh là một tác giả và biên tập viên giàu kinh nghiệm tại DeThiTracNghiem.vn, chuyên cung cấp các bộ đề thi thử trắc nghiệm chất lượng cao, giúp học sinh và sinh viên ôn tập hiệu quả. Với sự am hiểu sâu rộng về giáo dục và kỹ năng biên soạn nội dung học thuật, Thảo Linh đã đóng góp nhiều bài viết giá trị, giúp người học tiếp cận kiến thức một cách hệ thống và dễ hiểu.