Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2025 môn Địa lí sở GD&ĐT Sơn La lần 2 là một trong những đề tiêu biểu thuộc chuyên mục Thi Chuyển Cấp, giúp học sinh lớp 12 luyện tập hiệu quả, chuẩn bị kỹ càng cho kỳ thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học. Đây cũng là tài liệu chất lượng trong nhóm Ôn tập thi thử THPT, hỗ trợ học sinh làm quen với cấu trúc đề thi, mức độ câu hỏi và cách tiếp cận trắc nghiệm theo chuẩn hóa. Đề thi này thuộc chuỗi Thi thử Địa Lý THPT – Đại Học, được xây dựng bám sát theo Đề minh họa Tốt nghiệp THPT Địa lí năm 2025, đúng với định hướng chương trình GDPT 2018.
Nội dung đề thi bao phủ toàn bộ kiến thức trọng tâm chương trình Địa lí lớp 12 như: địa lí tự nhiên, dân cư – xã hội, các ngành kinh tế chủ lực và vùng kinh tế trọng điểm, đi kèm với các chuyên đề then chốt như chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển theo vùng lãnh thổ, cùng hệ thống câu hỏi rèn luyện kỹ năng sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam – phần không thể thiếu để đạt điểm cao trong đề thi trắc nghiệm chuẩn.
Hãy cùng Dethitracnghiem.vn khám phá đề thi này và tham gia làm kiểm tra ngay hôm nay!
- Số trang: 4 trang
- Hình thức: 100% trắc nghiệm
- Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian phát đề)
ĐỀ THI
PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thì sinh trả lời tới câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thì sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1: Tỉnh nào sau đây có nhà máy thủy điện công suất lớn nhất nước ta hiện nay?
A. Sơn La
B. Tuyên Quang
C. Hòa Bình
D. Thạnh Hóa
Câu 2: Phát biểu nào sau đây đúng với đặc điểm của vùng kinh tế trọng điểm ở nước ta hiện nay?
A. Đóng góp lớn vào sự tăng trưởng kinh tế chung cả nước.
B. Tỉ lệ đóng góp còn nhỏ trong cơ cấu GDP của cả nước.
C. Khả năng thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước còn thấp.
D. Gồm nhiều tỉnh, ranh giới không thay đổi theo thời gian.
Câu 3: Đô thị nước ta hiện nay
A. hoàn toàn thuộc quy mô nhỏ.
B. chỉ tập trung ở ven biển.
C. phân bố rộng khắp các vùng.
D. có mật độ dân cư thưa thớt.
Câu 4: Hiện tượng xói mòn đất ở nước ta diễn ra chủ yếu ở
A. đồng bằng.
B. miền núi.
C. ven biển.
D. thung lũng sông.
Câu 5: Việc phát triển các loại cây trồng có nguồn gốc cận nhiệt, ôn đới ở Trung du và miền núi Bắc Bộ chủ yếu dựa vào các điều kiện thuận lợi nào sau đây?
A. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh, phân hóa theo độ cao.
B. Vùng đồi núi thấp có diện tích lớn, mùa đông lạnh kéo dài nhất cả nước.
C. Nhiều cao nguyên đất đỏ rộng lớn, sông ngòi có lưu lượng nước lớn.
D. Đất feralit đỏ vàng có diện tích rộng, nhiều giống cây có chất lượng tốt.
Câu 6: Nước ta tiếp giáp với biển Đông nên có
A. sự phân hóa khí hậu.
B. nhiệt độ trung bình cao.
C. lượng mưa trong năm lớn.
D. sự phân bậc địa hình.
Câu 7: Trung tâm du lịch nào sau đây là trung tâm quốc gia thuộc vùng du lịch Bắc Trung Bộ?
A. Vinh.
B. Nha Trang.
C. Huế.
D. Đà Nẵng.
Câu 8: Ngành viễn thông ở nước ta hiện nay không có đặc điểm nào sau đây?
A. Tốc độ phát triển chậm, trình độ công nghệ thấp.
B. Mạng lưới viễn thông tập trung cao ở các đô thị.
C. Đã hình thành các trung tâm viễn thông hiện đại.
D. Các dịch vụ viễn thông ngày càng đa dạng.
Câu 9: Phát biểu nào sau đây không đúng với ngành nuôi trồng thủy sản nước ta hiện nay?
A. Có kĩ thuật nuôi trồng được cải tiến.
B. Sản lượng cao hơn so với khai thác.
C. Chất lượng và sản lượng đều tăng.
D. Chỉ tập trung vào nuôi cá tra và tôm.
Câu 10: Ý nào sau đây không phải ảnh hưởng trực tiếp của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến sự phát triển các ngành kinh tế ở nước ta?
A. Tạo nên sự đa dạng của tài nguyên đất và tài nguyên sinh vật.
B. Tạo điều kiện cho hoạt động du lịch có thể diễn ra quanh năm.
C. Đẩy nhanh tốc độ hư hại của các công trình xây dựng, máy móc.
D. Tiềm ẩn nguy cơ thiên tai, dịch bệnh làm cho sản xuất bấp bênh.
Câu 11: Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây làm cho sông ngòi nước ta có tổng lượng nước lớn?
A. Lớp phủ thảm thực vật dày và tổng lượng mưa lớn.
B. Lượng mưa lớn trên vùng đồi núi dốc và nhiều hồ.
C. Mưa theo mùa và sông ngòi có diện tích lưu vực lớn.
D. Mưa lớn và nguồn nước từ ngoài lãnh thổ chảy vào.
Câu 12. Lao động nước ta hiện nay
A. ít kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp.
B. tập trung chủ yếu ở khu vực thành thị.
C. hầu hết đã qua đào tạo công nghiệp.
D. chất lượng lao động ngày càng tăng.
Câu 13. Ngành giao thông vận tải biển của Duyên hải Nam Trung Bộ hiện nay
A. khối lượng hàng hóa vận chuyển, luân chuyển rất nhỏ.
B. cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật ít được đầu tư.
C. chỉ hình thành các tuyến đường biển nội địa ven bờ.
D. có nhiều cảng biển và dịch vụ vận tải biển phát triển.
Câu 14. Biện pháp cấp bách hiện nay để bảo vệ rừng tự nhiên ở Tây Nguyên là
A. chú trọng giao đất, giao rừng cho người dân.
B. đẩy mạnh việc khoanh nuôi, trồng rừng mới.
C. khai thác rừng hợp lí, đẩy mạnh chế biến gỗ.
D. đóng cửa rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng.
Câu 15. Ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển công nghiệp dầu khí ở Đông Nam Bộ là
A. phát huy thế mạnh, giải quyết tốt nhiều vấn đề xã hội.
B. thu hút lao động kĩ thuật cao, mở rộng quan hệ quốc tế.
C. thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao vị thế của vùng.
D. đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu ngành, tạo các việc làm.
Câu 16. Giải pháp quan trọng nhất để hạn chế những khó khăn do các yếu tố bất lợi từ môi trường, khí hậu, thị trường trong ngành nuôi trồng thủy sản của Đồng bằng sông Cửu Long là
A. tăng cường công tác cảnh báo môi trường và giám sát dịch bệnh.
B. thúc đẩy hợp tác quốc tế và ứng dụng kĩ thuật nuôi tiên tiến.
C. phát huy kinh nghiệm sản xuất và bảo vệ môi trường sinh thái.
D. đẩy mạnh liên kết sản xuất và tiêu thụ để phát triển bền vững.
Câu 17. Cho biểu đồ sau:
Nhận xét nào sau đây đúng với biểu đồ trên?
A. Sản lượng thép cán, thép hình tăng liên tục trong giai đoạn từ 2015 đến 2019.
B. Sản lượng xi măng tăng gấp đôi sản lượng thép cán, thép hình trong giai đoạn 2010 – 2022.
C. Sản lượng xi măng tăng nhanh nhất trong giai đoạn 2019 – 2022.
D. Sản lượng thép cán, thép hình tăng nhanh hơn so với sản lượng xi măng giai đoạn 2010 – 2022.
Câu 18. Phát biểu nào sau đây đúng về vùng biển và hải đảo Việt Nam?
A. Các đảo lớn ở nước ta rất ít dân cư sinh sống.
B. Vùng biển nước ta chỉ giáp với Trung Quốc.
C. Vùng biển nước ta chịu ảnh hưởng của bão.
D. Biển Đông nước ta rộng khoảng 1 triệu km².
PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Cho biểu đồ:
a) Tổng số dân của Ma-lai-xi-a gấp hơn 2 lần Cam-pu-chia.
b) Số dân thành thị của Ma-lai-xi-a nhiều hơn Phi-lip-pin.
c) Cam-pu-chia có tỉ lệ dân nông thôn cao nhất.
d) Số dân nông thôn của Cam-pu-chia nhiều hơn Ma-lai-xi-a.
Câu 2. Cho thông tin sau:
Duyên hải Nam Trung Bộ có vùng biển rộng lớn với nguồn lợi thủy hải sản phong phú; đường bờ biển dài, khúc khuỷu, nhiều vũng, vịnh nước sâu, kín gió. Đặc biệt nơi đây có nhiều bãi triều đẹp với cát trắng, nước trong xanh và nhiều đảo ven bờ. Ngoài ra còn nhiều thuận lợi trong khai thác dầu khí, sản xuất muối, khai thác cát và titan.
a) Khai thác dầu khí là ngành quan trọng nhất để Duyên hải Nam Trung Bộ đẩy mạnh phát triển tổng hợp kinh tế biển.
b) Khai thác hải sản đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Duyên hải Nam Trung Bộ, cá biển chiếm tỉ trọng lớn nhất trong sản lượng hải sản khai thác.
c) Việc phát triển tổng hợp kinh tế biển có ý nghĩa trong việc khẳng định chủ quyền vùng biển đảo và đảm bảo an ninh quốc phòng ở biển Đông.
d) Du lịch biển hình thức văn hóa biển, ẩm thực biển và du lịch nghỉ dưỡng biển đảo gắn với di sản là các sản phẩm du lịch đặc trưng của Duyên hải Nam Trung Bộ.
Câu 3. Cho thông tin sau:
Điện được coi là một bộ phận đặc biệt quan trọng của cơ sở hạ tầng. Nhu cầu về điện cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân ngày càng tăng. Do đó việc phát triển nguồn cung cấp điện và mạng lưới điện có vai trò quyết định đối với sự phát triển của ngành.
a) Nước ta đã hình thành được mạng lưới điện quốc gia với đường dây truyền tải điện 500 kV Bắc – Nam góp phần khắc phục sự mất cân đối về nguồn điện giữa các vùng.
b) Trong cơ cấu sản lượng điện của nước ta hiện nay, thủy điện chiếm tỉ trọng cao nhất do ít gây ô nhiễm môi trường so với nhiệt điện.
c) Năng lượng tái tạo đang ít được chú trọng phát triển do chi phí đầu tư ban đầu cao và phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên dẫn đến tính không ổn định trong hoạt động.
d) Hầu hết các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc chạy bằng than, miền Nam chạy bằng dầu hoặc khí do vị trí gần nơi phân bố các nguồn nhiên liệu.
Câu 4. Cho thông tin sau:
Chế độ khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa làm cho sông ngòi Việt Nam có chế độ nước đơn giản, trong năm chỉ có một mùa lũ và một mùa cạn. Tuy nhiên, các sông ngòi ở miền Trung lại có thêm một đỉnh lũ tiểu mãn, chủ yếu xảy ra vào các tháng 9 và tháng 6 do các trận mưa lớn đồng thời mưa thu – hạ mang lại, trong khi ở đây vẫn còn đang là các tháng mùa khô.
a) Nhịp điệu dòng chảy của sông ngòi nước ta theo sát nhịp điệu mưa, mùa lũ tương ứng với mùa mưa, mùa cạn tương ứng với mùa khô.
b) Hệ thống dòng chảy sông ngòi nước ta chậm dần từ Bắc vào Nam do liên quan đến thời gian hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới.
c) Thời gian mùa lũ của sông ngòi thường ngắn hơn thời gian mùa cạn nhưng lại tập trung phần lớn lượng nước cả năm.
d) Sông ngòi ở miền Trung có lũ tiểu mãn đầu mùa hạ do hoạt động của gió mùa Tây Nam vượt xích đạo.
PHẦN III. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.
Câu 1. Cho thông tin sau:
Diện tích trồng lúa cả nước năm 2023 là 937,0 nghìn ha, năng suất lúa cùng năm đó là 62,1 tạ/ha. Hãy cho biết sản lượng lúa của Đồng bằng sông Hồng năm 2023 là bao nhiêu nghìn tấn? (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị).
Câu 2. Cho bảng số liệu:
Căn cứ vào bảng số liệu trên, hãy cho biết tổng số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép ở nước ta năm 2023 tăng thêm bao nhiêu % so với năm 2010? (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị).
Câu 3. Năm 2022, tổng số lao động từ 15 tuổi trở lên của nước ta là 51704,88 nghìn người, trong đó số lao động nam là 27527,09 nghìn người (Tổng cục Thống kê Việt Nam). Tính tỉ lệ lao động nữ từ 15 tuổi trở lên nước ta năm 2022? (làm tròn kết quả đến một chữ số thập phân).
Câu 4. Cho bảng số liệu:
Căn cứ vào bảng số liệu, hãy cho biết cự ly vận chuyển trung bình của đường biển lớn hơn đường bộ bao nhiêu km? (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị).
Câu 5. Lễ duyệt binh kỉ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng Trận chiến Trân Châu Cảng (giờ địa phương) vào ngày 07/12/2021 được tổ chức tại Trân Châu Cảng, bang Hawaii, Hoa Kỳ. Vào thời điểm đó ở Hà Nội (Việt Nam) là mấy giờ ngày, tháng, năm nào? (lấy múi giờ Hà Nội (GMT +7) trừ đi múi giờ Trân Châu Cảng (GMT -10), mỗi giờ chênh lệch là 15 độ kinh tuyến).
Câu 6. Cho bảng số liệu:
Căn cứ vào bảng số liệu trên, hãy cho biết mùa lũ trên sông Hồng kéo dài mấy tháng?
Mục đích tổ chức thi tốt nghiệp THPT 2025 là gì?
Căn cứ theo Mục 1 Phương án Tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định 4068/QĐ-BGDĐT 2023, mục đích tổ chức thi tốt nghiệp THPT 2025 để:
– Đánh giá đúng kết quả học tập của người học theo mục tiêu và chuẩn cần đạt theo yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018.
– Lấy kết quả thi để xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) và làm một trong các cơ sở để đánh giá chất lượng dạy, học của các cơ sở GDPT và công tác chỉ đạo của các cơ quan quản lý giáo dục.
– Cung cấp dữ liệu đủ độ tin cậy cho các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp sử dụng trong tuyển sinh theo tinh thần tự chủ.
Thí sinh thi tốt nghiệp THPT 2025 có bắt buộc thi môn Địa lí không?
Căn cứ theo Mục 5 Phương án Tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định 4068/QĐ-BGDĐT 2023 quy định như sau:
Thí sinh thi bắt buộc môn Ngữ văn, môn Toán và 02 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 (Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ).
Đồng thời, căn cứ theo Điều 3 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT quy định như sau:
Môn thi
Tổ chức kỳ thi gồm 03 buổi thi: 01 buổi thi môn Ngữ văn, 01 buổi thi môn Toán và 01 buổi thi của bài thi tự chọn gồm 02 môn thi trong số các môn: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ định hướng Công nghiệp (gọi tắt là Công nghệ Công nghiệp), Công nghệ định hướng Nông nghiệp (gọi tắt là Công nghệ Nông nghiệp), Ngoại ngữ (Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Đức, Tiếng Nhật và Tiếng Hàn).
Theo quy định này, các môn thi tốt nghiệp THPT 2025 bao gồm:
– Thi 02 môn bắt buộc: Toán và Ngữ văn.
– Thi 02 môn tự chọn trong số các môn sau: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ định hướng Công nghiệp, Công nghệ định hướng Nông nghiệp, Ngoại ngữ.
Như vậy, kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 không bắt buộc thí sinh phải thi môn Địa lí