Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2025 môn Sinh học – Đề 8 là một trong những đề thi thuộc chuyên mục Thi thử Sinh THPT – Đại Học, nằm trong hệ thống Ôn tập thi thử THPT. Đề thi được xây dựng dựa trên chuẩn cấu trúc và nội dung của Đề minh họa tốt nghiệp THPT 2025 môn Sinh học Bộ GD&ĐT, giúp học sinh rèn luyện kỹ năng làm bài và củng cố kiến thức hiệu quả.
Đề thi gồm 18 câu trắc nghiệm, 4 câu đúng/ sai và 6 câu trả lời ngắn, bao quát toàn bộ các chuyên đề trọng tâm của chương trình Sinh học lớp 12 như: cơ chế di truyền và biến dị, quy luật di truyền, di truyền học quần thể, tiến hóa, sinh thái học và ứng dụng di truyền học thực tiễn. Các câu hỏi trong đề được phân chia hợp lý theo các mức độ nhận thức, kết hợp giữa lý thuyết cơ bản và bài tập vận dụng, nhằm phát triển tư duy phân tích, tổng hợp và kỹ năng xử lý nhanh trong phòng thi.
Hãy cùng Dethitracnghiem.vn luyện ngay đề thi thử số 8 để vững vàng kỹ năng và chinh phục kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 một cách xuất sắc!
- Số trang: 7 trang
- Hình thức: trắc nghiệm, trả lời đúng/ sai và trả lời ngắn
- Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian phát đề)
ĐỀ THI
PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1: Đơn phân cấu tạo nên protein là
A. nucleotide.
B. glucose.
C. amino acid.
D. nucleosome.
Câu 2 : Khi chu kì tế bào bị rối loạn dẫn đến các tế bào trong cơ thể phân chia liên tục có thể gây ra
A. bệnh đãng trí.
B. bệnh béo phì.
C. bệnh ung thư.
D. bệnh tiểu đường.
Câu 3 : Carotenoid có vai trò gì trong quá trình quang hợp?
A. Hấp thụ ánh sáng xanh và tím và truyền cho chlorophyl.
B. Thay thế hoàn toàn diệp lục khi thiếu ánh sáng.
C. Tham gia vào pha tối của quang hợp.
D. Phản xạ ánh sáng đỏ để cây có màu xanh.
Câu 4 : Khi nói về sự vận chuyển trong mạch rây, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Sự vận chuyển trong mạch rây diễn ra theo một chiều từ rễ lên lá.
B. Động lực của dòng mạch rây là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn và cơ quan chứa.
C. Mạch rây vận chuyển chủ yếu là nước, các chất khoáng hòa tan và một số chất hữu cơ tổng hợp từ rễ.
D. Động lực của dòng mạch rây bao gồm lực đẩy của rễ, lực kéo của lá và lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau.
Câu 5 : Các sinh vật chứa gene ngoại lai trong hệ gene gọi là sinh vật
A. tách dòng gene.
B. biến đổi gene.
C. đột biến gene.
D. biến dị gene.
Câu 6: Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm là do đột biến ở một cặp base duy nhất trên gene mã hóa chuỗi $\beta$ – globin của hemoglobin. Sự thay đổi của một nucleotide đơn lẻ trên mạch khuôn DNA dẫn đến sự hình thành một protein bất thường. Ở những người đồng hợp tử về allele đột biến, việc các tế bào hồng cầu trở nên có hình liềm do sự biến đổi của hemoglobin dẫn đến nhiều triệu chứng bệnh lí khác nhau. Kí hiệu gene gây bệnh hồng cầu hình liềm là $Hb^s$, gene quy định hồng cầu bình thường là $Hb^A$. Trong đó $Hb^A$ trội hoàn toàn so với $Hb^s$. Nguyên nhân dẫn đến bệnh thiếu máu hồng cầu liềm ở người?
A. Bệnh hồng cầu hình liềm phát sinh do đột biến thay thế cặp A – T bằng cặp T – A.
B. Chuỗi polypeptide đột biến đã bị thay đổi ở một amino acid ở vị trí thứ 6.
C. Mẹ bị bệnh hồng cầu liềm thì sinh con cũng bị bệnh hồng cầu liềm.
D. Người mắc bệnh hồng cầu hình liềm có kiểu gene $Hb^A Hb^s$ hoặc $Hb^s Hb^s$.
Câu 7 : Hình 7 cho thấy 1 tế bào sinh tinh có 2 cặp NST đã giảm phân cho ra 4 giao tử. Theo lí thuyết, nhận định nào sau đây là sai?
A. Kết thúc quá trình giảm phân tạo ra 2 giao tử đột biến có kiểu gen là AB AB D và D.
B. Các giao tử được tạo ra có bộ NST là (n), (n + 1) và (n – 1).
C. Cặp NST chứa hai cặp gene A, a và B, b không phân li ở giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường.
D. Cặp NST chứa một cặp gene D,d phân li bình thường ở giảm phân I và giảm phân II.
Câu 8 : Trong liệu pháp gene, vai trò của vector là
A. chuyển gene bình thường vào tế bào bệnh nhân.
B. tạo tế bào mới để thay thế tế bào bị tổn thương.
C. sửa chữa đột biến trong hệ gene.
D. tổng hợp enzyme cần thiết.
Câu 9: Các bước trong phương pháp nghiên cứu của Darwin khi xây dựng học thuyết về chọn lọc tự nhiên và hình thành loài là
A. học thuyết tiến hóa → quan sát → kiểm chứng giả thuyết.
B. hình thành giả thuyết → kiểm chứng giả thuyết → quan sát.
C. hình thành giả thuyết → quan sát → kiểm chứng giả thuyết.
D. quan sát → hình thành giả thuyết → kiểm chứng giả thuyết.
Câu 10 : Ví dụ nào sau đây không phải là hóa thạch?
A. Xác bọ ba thùy (Trilobita) trên đá.
B. Xác côn trùng trong hổ phách.
C. Xác voi Mamut trong băng.
D. Gỗ thông (Pinus elliottii) trong đất.
Câu 11 : Dưới tác động của chọn lọc tự nhiên, các tế bào đơn giản đầu tiên được hình thành trải qua các giai đoạn như sau:
(1) Tổng hợp vô sinh các phân tử hữu cơ nhỏ bằng con đường hóa học.
(2) Liên kết các phân tử hữu cơ đơn giản thành các phân tử hữu cơ phức tạp.
(3) Bao gói các phân tử trong các protobiont.
(4) Xuất hiện các phân tử có khả năng tự sao chép làm vật liệu di truyền trong các protobiont.
Thứ tự đúng của các giai đoạn trên là?
A. ( 4) -> (3) -> (1) -> (2)
B. ( 3) -> (4) -> (1) -> (2)
C. ( 1) -> (2) -> (3) -> (4)
D. ( 1) -> (2) -> (4) -> (3)
Câu 12: Theo quan điểm của Darwin quá trình chọn lọc tự nhiên làm cho?
A. quần thể thích nghi tăng số lượng của các cá thể, quần thể kém thích nghi giảm số lượng của các cá thể.
B. các biến dị thuận lợi và thích nghi với môi trường sống trở nên phổ biến hơn trong loài; các đặc điểm bất lợi mất dần đi.
C. loài có những đặc điểm thích nghi tăng số lượng của cá thể, loài có những đặc điểm kém thích nghi giảm số lượng cá thể.
D. quần thể có nhiều cá thể có biến dị thuận lợi làm giảm áp lực đấu tranh sinh tồn nên số lượng cá thể nhiều hơn phổ biến hơn.
Câu 13 : Nhân tố tiến hóa nào có thể làm phong phú vốn gene của quần thể?
A. Đột biến, chọn lọc tự nhiên.
B. Đột biến, dòng gene.
C. Dòng gene, giao phối không ngẫu nhiên.
D. Chọn lọc tự nhiên; phiêu bạt di truyền.
Câu 14 : Thích nghi hợp lý tương đối có nghĩa là
A. Sinh vật có thể hoàn toàn thích nghi với mọi thay đổi của môi trường.
B. Sinh vật có đặc điểm thích nghi phù hợp với một số điều kiện nhất định trong môi trường.
C. Sinh vật không cần thay đổi để thích nghi.
D. Thích nghi của sinh vật là cố định và không thay đổi.
Câu 15 : Yếu tố nào dưới đây không phải là nhân tố sinh thái?
A. Ánh sáng mặt trời.
B. Động đất và núi lửa.
C. Nhiệt độ môi trường.
D. Quan hệ cạnh tranh giữa các loài.
Câu 16 : Cá cóc Tam đảo là loài chỉ gặp ở quần xã rừng Tam đảo mà ít gặp ở các quần xã khác. Cá cóc Tam đảo được gọi là?
A. loài đặc trưng.
B. loài ngẫu nhiên.
C. loài ưu thế.
D. loài chủ chốt.
Câu 17 : Trong chuỗi thức ăn mở đầu bằng sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ bậc 2 thuộc bậc dinh dưỡng
A. cấp 1.
B. cấp 3.
C. cấp 2.
D. cấp 4.
Câu 18 : Hoạt động nào dưới đây của con người không nhằm giúp phát triển bền vững các hệ sinh thái?
A. Khai thác và sử dụng hợp lí các dạng tài nguyên có khả năng tái sinh
B. Bảo tồn đa dạng sinh học.
C. Khai thác và sử dụng triệt để nguồn tài nguyên khoáng sản
D. Sử dụng biện pháp sinh học trong nông nghiệp
PHẦN II. Thi sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thi sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1 : Một nghiên cứu được thực hiện để so sánh nhịp tim và huyết áp giữa người trẻ và người già trong trạng thái nghỉ ngơi. Các bước thí nghiệm như sau:
– Bước 1: Chọn 10 người trẻ (độ tuổi 20–25) và 10 người già (độ tuổi 60–65), tất cả đều khỏe mạnh và cùng giới tính.
– Bước 2: Đo các chỉ số nhịp tim (lần/phút) và huyết áp (mmHg) của từng người trong trạng thái nghỉ ngơi.
– Bước 3: So sánh kết quả giữa người trẻ và người già và thống kê thành biểu đồ sau:
Dựa trên biểu đồ so sánh nhịp tim và huyết áp giữa người trẻ và người già trong trạng thái nghỉ ngơi ở trên, hãy cho biết mỗi nhận định sau đây là Đúng hay Sai?
a) Nhịp tim của người trẻ khi nghỉ ngơi thấp hơn người già 10 lần/phút.
b) Huyết áp tâm thu của người già khi nghỉ ngơi cao hơn người trẻ 20 mmHg.
c) Huyết áp tâm trương của người già khi nghỉ ngơi cao hơn người trẻ do sự giảm tính đàn hồi của mạch máu.
d) Nhịp tim khi nghỉ ngơi của người trẻ chỉ bằng 85% nhịp tim của người già.
Câu 2. Sơ đồ Hình 1 mô tả quá trình phiên mã và dịch mã trong tế bào của một loài sinh vật (loài X). Quan sát sơ đồ và cho biết mỗi nhận định sau đây là Đúng hay Sai?
(thay các từ trong hình theo SGK mới)
a) Loài X là sinh vật nhân sơ.
b) Đầu phía chữ cái B hình tương ứng với đầu 3’ của mạch mã gốc của gene.
c) Quá trình tổng hợp phân tử mRNA 2 hoàn thành sớm hơn quá trình tổng hợp các mARN còn lại.
d) Ribosome 3 đã tổng hợp được nhiều amino acid nhất.
Câu 3. Cho gà trống lông vằn lai với gà mái lông đen được $F_1$ gồm 100% gà lông vằn. Ngược lại, khi cho gà trống lông đen lai với gà mái lông vằn, gà con $F_1$ sinh ra có con lông vằn, có con lông đen nhưng toàn bộ các con lông đen đều là gà mái. Cho biết cặp tính trạng trên do 1 cặp gen quy định. Không có đột biến mới xảy ra.
Mỗi kết luận sau đây là Đúng hay Sai?
a) Tính trạng lông vằn là trội hoàn toàn so với lông đen.
b) Khi thay đổi vai trò của bố mẹ trong 2 phép lai trên cho phép kết luận gene di truyền màu lông ở gà di truyền liên kết với giới tính.
c) Nếu quy ước gen A quy định lông vằn và gene a quy định lông đen thì gà mái lông đen sẽ có kiểu gene là $X^a X^a$
d) Phép lai giữa gà trống lông đen và gà mái lông vằn sẽ cho đời con có kiểu hình là 100% gà trống lông đen và 100% gà mái lông vằn.
Câu 4. Trong 1 quần xã, có loài A ăn tạp, loài B ăn thực vật có số lượng biến thiên theo đồ thị hình 1.
a) Điểm E thể hiện sự biến động số lượng của loài A không theo chu kì.
b) Mối quan hệ giữa loài A và B có thể là cạnh tranh khác loài.
c) Khi không có biến động bất thường thì loài A sẽ phát triển theo tiềm năng sinh học.
d) Nếu loài B bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể thì loài A cũng bị diệt vong.
PHẦN III. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Thí sinh điền kết quả mỗi câu vào mỗi ô trả lời tương ứng theo hướng dẫn của phiếu trả lời.
Câu 1. Cho phép lai P: ♂AaBb x ♀Aabb, trong quá trình giảm phân ở cơ thể đực có 15% số tế bào có cặp gene Bb không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các tế bào còn lại giảm phân bình thường, cơ thể cái giảm phân bình thường. Ở đời con, hợp tử dạng có kiểu gene AaBbb chiếm tỉ lệ bao nhiêu %?
Câu 2. Cho biết allele A quy định thân cao trội hoàn toàn so với allele a quy định thân thấp, allele B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với allele b quy định hoa trắng. Cho cây thân cao, hoa đỏ (P) tự thụ phấn, đời F1 có 4 loại kiểu hình, trong đó cây thấp, hoa đỏ chiếm tỉ lệ 16%. Cho biết mọi diễn biến của quá trình giảm phân tạo hạt phấn giống với quá trình giảm phân tạo noãn. Hãy xác định tần số hoán vị gene. (số thập phân tính làm tròn đến 1 chữ số sau dấu phẩy)
Câu 3. Ở muỗi sốt xuất huyết Aedes aegypti, tính trạng màu sắc thân bọ gậy (cá thể muỗi giai đoạn còn nhỏ) do một gene có 2 alelle trên nhiễm sắc thể thường quy định. Alelle A qui định thân có màu trắng đục, allele đột biến a qui định thân màu đen. Trong phòng thí nghiệm, người ta cho giao phối ngẫu nhiên 100 cặp muỗi bố mẹ ở trạng thái cân bằng di truyền, thu được 10.000 bọ gậy con, trong số đó có 100 con thân đen. Do muốn loại bỏ allele đột biến ra khỏi quần thể, người ta đã loại bỏ đi tất cả các bọ gậy thân đen. Biết rằng không có đột biến mới xảy ra. Theo lí thuyết, tần số allele a của quần thể muỗi khi đã loại bỏ bọ gậy thân đen là bao nhiêu? (tính làm tròn sau dấu phẩy 2 chữ số thập phân)
Câu 4. Cây cà khoai được hình thành từ quá trình lai xa và đa bội hóa giữa cây cà chua (Solanum lycopersicum L., 2n = 24) và cây khoai tây (Solanum tuberosum L., 2n = 48). Số nhiễm sắc thể của cây cà khoai sau khi đa bội hóa là bao nhiêu?
Câu 5. Hình 15 mô tả lưới thức ăn của một hệ sinh thái trong rừng mưa nhiệt đới. Theo lí thuyết, có bao nhiêu loài sinh vật được xếp vào bậc dinh dưỡng cấp 3?
Câu 6. Để xác định kích thước quần thể ốc nhồi người ta đánh bắt lần thứ nhất được 125 con ốc, tiến hành đánh dấu các con bắt được và thả trở lại quần thể. Một năm sau tiến hành đánh bắt và thu được 625 con, trong đó có 50 con được đánh dấu. Nếu tỉ lệ sinh sản là 50% /năm, tỉ lệ tử vong là 30%/ năm. Hãy xác định số lượng cá thể ốc hiện tại của quần thể. Cho rằng các cá thể phân bố ngẫu nhiên và việc đánh dấu không ảnh hưởng đến sức sống và khả năng sinh sản của các cá thể, quần thể không có nhập và xuất cư.
—————————-
Mục đích tổ chức thi tốt nghiệp THPT 2025 là gì?
Căn cứ theo Mục 1 Phương án Tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định 4068/QĐ-BGDĐT 2023, mục đích tổ chức thi tốt nghiệp THPT 2025 để:
– Đánh giá đúng kết quả học tập của người học theo mục tiêu và chuẩn cần đạt theo yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018.
– Lấy kết quả thi để xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) và làm một trong các cơ sở để đánh giá chất lượng dạy, học của các cơ sở GDPT và công tác chỉ đạo của các cơ quan quản lý giáo dục.
– Cung cấp dữ liệu đủ độ tin cậy cho các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp sử dụng trong tuyển sinh theo tinh thần tự chủ.
Thí sinh thi tốt nghiệp THPT 2025 có bắt buộc thi môn Sinh Học không?
Căn cứ theo Mục 5 Phương án Tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định 4068/QĐ-BGDĐT 2023 quy định như sau:
Thí sinh thi bắt buộc môn Ngữ văn, môn Toán và 02 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 (Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ).
Đồng thời, căn cứ theo Điều 3 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT quy định như sau:
Môn thi
Tổ chức kỳ thi gồm 03 buổi thi: 01 buổi thi môn Ngữ văn, 01 buổi thi môn Toán và 01 buổi thi của bài thi tự chọn gồm 02 môn thi trong số các môn: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ định hướng Công nghiệp (gọi tắt là Công nghệ Công nghiệp), Công nghệ định hướng Nông nghiệp (gọi tắt là Công nghệ Nông nghiệp), Ngoại ngữ (Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Đức, Tiếng Nhật và Tiếng Hàn).
Theo quy định này, các môn thi tốt nghiệp THPT 2025 bao gồm:
– Thi 02 môn bắt buộc: Toán và Ngữ văn.
– Thi 02 môn tự chọn trong số các môn sau: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ định hướng Công nghiệp, Công nghệ định hướng Nông nghiệp, Ngoại ngữ.
Như vậy, kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 không bắt buộc thí sinh phải thi môn Sinh học