Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2025 môn Vật lí Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu – Hà Tĩnh là một trong những đề thi thuộc Tổng hợp đề thi thử môn Vật lí THPT trong chương trình Đề thi đại học môn Vật lí THPT. Đây là đề thi được Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu – Hà Tĩnh tổ chức nhằm giúp học sinh lớp 12 luyện tập và đánh giá năng lực trước kỳ thi chính thức.
Đề thi được thiết kế theo hình thức trắc nghiệm, gồm 4 trang với thời gian làm bài là 50 phút. Nội dung bám sát chương trình Vật lí 12, tập trung vào các chuyên đề quan trọng như dao động cơ, sóng cơ, dòng điện xoay chiều, sóng điện từ, lượng tử ánh sáng và hạt nhân nguyên tử. Đề thi không chỉ giúp học sinh rèn luyện kỹ năng giải đề mà còn củng cố kiến thức, chuẩn bị tốt cho kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới.
Hãy cùng Dethitracnghiem.vn tìm hiểu chi tiết về đề thi này và tham gia làm kiểm tra ngay lập tức!
- Số trang: 4 trang
- Hình thức: trắc nghiệm, trả lời đúng/ sai và trả lời ngắn
- Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian phát đề)
ĐỀ THI
PHẦN I:
Câu 1: Để làm nóng chảy một chất có khối lượng \(m\) ở nhiệt độ nóng chảy, cần cung cấp một nhiệt lượng Q. Nhiệt nóng chảy riêng của chất đó được xác định bởi
A. \( \lambda = Q – m \).
B. \( \lambda = \dfrac{m}{Q} \).
C. \( \lambda = Q + m \).
D. \( \lambda = \dfrac{Q}{m} \).
Câu 2: Trái Đất là một nam châm khổng lồ, xung quanh Trái Đất có từ trường. Trong rừng sâu, dùng kim nam châm đặt trên mặt đất nằm ngang có thể xác định được hướng của từ trường Trái Đất, từ đó xác định được hướng địa lí. Kết luận nào sau đây đúng?
A. Cực \(N\) chỉ về hướng bắc.
B. Cực \(S\) chỉ về hướng tây.
C. Cực \(N\) chỉ về hướng đông.
D. Lực \(N\) chỉ về hướng nam.
Câu 3: Khi tăng nhiệt độ của một lượng khí xác định từ \(27^\circ\text{C}\) lên \(117^\circ\text{C}\) và giữ áp suất không đổi thì thể tích khí tăng thêm 1,8 lít. Thể tích của lượng khí sau khi tăng nhiệt độ là
A. \( 2,3 \, \text{lít} \).
B. \( 7,8 \, \text{lít} \).
C. \( 4,1 \, \text{lít} \).
D. \( 9,6 \, \text{lít} \).
Câu 4: Chọn phát biểu đúng khi nói về sự phụ thuộc của áp suất p do các phân tử khí tác dụng lên thành bình và tốc độ chuyển động v của các phân tử khí:
A. \( p \) tỉ lệ nghịch với trung bình của bình phương tốc độ các phân tử khí \( \overline{v^2} \).
B. \( p \) tỉ lệ thuận với giá trị trung bình của bình phương tốc độ các phân tử khí \( \overline{v^2} \).
C. \( p \) tỉ lệ thuận với giá trị trung bình của tốc độ các phân tử khí \( \overline{v} \).
D. \( p \) tỉ lệ nghịch với giá trị trung bình của tốc độ các phân tử khí \( \overline{v} \).
Câu 5: Một lượng khí trong một xilanh nhận một nhiệt lượng 350 kJ và thực hiện công 130 kJ đẩy pittông đi ra. Độ biến thiên nội năng của lượng khí trong quá trình này là
A. \( 220 \, \text{kJ} \).
B. \( -220 \, \text{kJ} \).
C. \( 480 \, \text{kJ} \).
D. \( -480 \, \text{kJ} \).
Câu 6: Một đoạn dây dẫn mang dòng điện có cường độ 8,0 A nằm trong một từ trường đều và vuông góc với các đường sức từ. Biết cảm ứng từ có độ lớn 7,8 mT. Lực từ tác dụng lên đoạn dây có độ lớn \(1,5 \times 10^{-2}\) N. Chiều dài của đoạn dây bằng
A. \( 5,2 \, \text{cm} \).
B. \( 3,2 \, \text{cm} \).
C. \( 7,8 \, \text{cm} \).
D. \( 78 \, \text{cm} \).
Câu 7: Khi đo điện áp xoay chiều, ta sử dụng vôn kế để ở chế độ AC. Giá trị đo được trên vôn kế là
A. điện áp tức thời.
B. điện áp trung bình.
C. điện áp cực đại.
D. điện áp hiệu dụng.
Câu 8: Trong mô hình hình khí lí tưởng, giữa hai va chạm liên tiếp, phân tử khí lí tưởng chuyển động
A. thẳng chậm dần đều.
B. tròn đều.
C. thẳng đều.
D. thẳng nhanh dần đều.
Câu 9: Một tấm nhôm có khối lượng 860 gam, đang ở nhiệt độ \(22^\circ\text{C}\). Biết nhiệt dung riêng của nhôm là 880 J/(kg.K). Để nâng nhiệt độ tấm nhôm lên \(100^\circ\text{C}\) cần một nhiệt lượng là
A. \( 5,9.10^4 \, \text{J} \).
B. \( 7,6.10^5 \, \text{J} \).
C. \( 5,9.10^3 \, \text{J} \).
D. \( 7,6.10^4 \, \text{J} \).
Câu 10: Lò nung cao tần có bộ phận chính là một ống dây gồm nhiều vòng dây và một nguồn xoay chiều có tần số cao. Để “tôi” (nung nóng nhiệt độ cao rồi làm lạnh đột ngột) các linh kiện cần độ cứng và độ bền cao hoặc để nấu chảy các kim loại khó nóng chảy như wolfram, molypden… Muốn làm như vậy người ta đưa các mẫu kim loại vào trong ống dây và nối ống dây với nguồn cao tần. Lò nung cao tần là một trong những ứng dụng của hiện tượng
A. cộng hưởng từ.
B. cộng hưởng điện.
C. cảm ứng điện từ.
D. điện phân.
Câu 11: Gọi p, V và T lần lượt là áp suất, thể tích và nhiệt độ tuyệt đối của một lượng khí lí tưởng xác định. Hệ thức nào sau đây mô tả đúng mối liên hệ giữa các đại lượng trên?
A. \( \dfrac{pV}{T} = \text{hằng số} \).
B. \( pVT = \text{hằng số} \).
C. \( \dfrac{V}{T} = \text{hằng số} \).
D. \( \dfrac{pT}{V} = \text{hằng số} \).
Câu 12: Quá trình một chất chuyển từ thể khí (hơi) sang thể lỏng được gọi là quá trình
A. nóng chảy.
B. ngưng tụ.
C. hóa hơi.
D. đông đặc.
Câu 13: Với V và t là thể tích và nhiệt độ của một lượng khí lí tưởng. Đồ thị nào sau đây mô tả đúng định luật Charles?
A. (Đồ thị A)
B. (Đồ thị B)
C. (Đồ thị C)
D. (Đồ thị D)
Câu 14: Một quả bóng chuyền có thể tích 4,85 lít chứa không khí có áp suất \(1,3.10^5\) Pa và nhiệt độ \(27^\circ\text{C}\). Biết khối lượng mol của không khí là 28,8 g/mol. Lấy \(R = 8,31\) J/(mol. K). Xác định khối lượng không khí có trong quả bóng.
A. \( 18 \, \text{g} \).
B. \( 7,3 \, \text{g} \).
C. \( 81 \, \text{g} \).
D. \( 3,7 \, \text{g} \).
Câu 15: Khi cho dòng điện xoay chiều có cường độ \(i = 4.0 \cos(100\pi t)\) (A) chạy qua điện trở có giá trị R = 20 \( \Omega \). Nhiệt lượng tỏa ra trên điện trở trong thời gian 5,0 phút là
A. \( 9,6 \, \text{kJ} \).
B. \( 96 \, \text{kJ} \).
C. \( 4,8 \, \text{kJ} \).
D. \( 48 \, \text{kJ} \).
Câu 16: Một khung dây dẫn có 50 vòng, diện tích mỗi vòng \(20 \, \text{cm}^2\) đặt trong từ trường đều của một nam châm điện, mặt phẳng khung vuông góc với các đường sức từ của từ trường. Độ lớn cảm ứng từ của nam châm biến thiên theo thời gian như hình vẽ. Độ lớn suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung là
A. \( 5 \, \text{V} \).
B. \( 4 \, \text{V} \).
C. \( 1 \, \text{V} \).
D. \( 0,5 \, \text{V} \).
Câu 17: Hầu hết số chỉ của nhiệt kế đều không thể hiện đúng nhiệt độ của vật cần đo, nhưng vẫn có 1 số chỉ của nhiệt kế trùng với nhiệt độ của vật, số chỉ đó là
A. \( 48^\circ\text{C} \).
B. \( 42^\circ\text{C} \).
C. \( 60^\circ\text{C} \).
D. \( 54^\circ\text{C} \).
Câu 18: Để được một nhiệt kế chính xác, học sinh đó cần tìm các vạch đo dãn ra hay co lại bao nhiêu %?
A. dãn thêm 10%.
B. co bớt 10%.
C. dãn thêm 11%.
D. co bớt 11%.
PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Một nhóm học sinh tiến hành thí nghiệm đo sự phụ thuộc của áp suất khí p vào nhiệt độ tuyệt đối T của một lượng khí xác định. Thí nghiệm được bố trí như hình vẽ. Bình chứa không khí A có thể tích 3,5 lít được đặt trong bình chứa nước B, bình được đậy kín và cắm vào bởi nhiệt kế T và ống dẫn khí có thể tích rất nhỏ so với thể tích của bình, ống dẫn khí được dẫn tới nhánh bên trái của một áp kế thủy ngân (phía trên của nhánh bên phải có lỗ thông với bên ngoài). Nhiệt độ nước trong bình B được nung nóng bởi bếp điện R và áp suất khí được đo bởi hai nhánh chứa thủy ngân hình chữ U. Cho áp suất khí quyển p₀ = 760 mmHg, khối lượng mol của không khí là 29 g/mol . Thay đổi nhiệt độ nước trong bình B, tiến hành đo nhiệt độ t trên nhiệt kế và chênh lệch độ cao Δh của mực thủy ngân trên hai nhánh chữ U, thu được kết quả theo bảng dưới:
a) Tỉ số p/T trung bình sau các lần đo ở trên là 3,0 mmHg/K.
b) Áp suất khí trong bình tại nhiệt độ 25⁰C là 152 mmHg.
c) Vì thể tích ống dẫn khí rất nhỏ nên có thể coi thể tích khí không đổi.
d) Khối lượng không khí trong bình là 4 gam (đã làm tròn). Lấy R = 62,36 mmHg.l/mol.K.
Câu 2. Một đoạn dây dẫn MN, chiều dài l = 20 cm, khối lượng m = 10 g, được treo bằng hai sợi dây dẫn nhẹ thẳng đứng và đặt trong một từ trường đều có cảm ứng từ B vuông góc với mặt phẳng chứa MN và dây treo như hình vẽ. Độ lớn của cảm ứng từ là B = 0,05 T. Lấy g = 10 m/s².
a) Để lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn có chiều hướng xuống thì dòng điện chạy qua đoạn dây phải có chiều từ M sang N.
b) Khi cường độ dòng điện chạy trong đoạn dây có cường độ 10 A chiều từ N đến M thì lực căng mỗi dây treo có độ lớn 0,2 N.
c) Để lực căng của hai dây treo bằng không, dòng điện chạy qua đoạn dây phải có chiều từ M sang N và có cường độ bằng 10 A.
d) Khi cường độ dòng điện chạy trong đoạn dây có cường độ 5 A thì lực từ tác dụng lên đoạn dây có độ lớn 0,05 N.
Câu 3. Sơ đồ hình bên mô tả cấu tạo của một máy phát điện xoay chiều một pha, rotato có 3 cặp nam châm NS đặt đối xứng xen kẽ còn stato gồm 3 cuộn dây giống nhau có lõi sắt, mỗi cuộn có 200 vòng dây. Từ thông cực đại qua mỗi vòng dây là 0,800 mWb. Máy phát tạo ra điện áp xoay chiều với tần số 50 Hz.
a) Stato là phần cảm còn rotato là phần ứng.
b) Các nam châm của rotato là các nam châm điện được tạo ra bởi dòng điện xoay chiều của chính máy phát tạo ra.
c) Suất điện động hiệu dụng do máy phát tạo ra bằng 213 V.
d) Để tạo ra tần số điện áp xoay chiều trên thì tốc độ quay của rotato là 3000 vòng/phút.
Câu 4. Linh và Mai đun sôi 2 lít nước ép quả việt quất. Trước khi khách đến, chị còn rất ít thời gian nhưng nước việt quất vẫn còn ấm (40⁰C) vì thế các cô gái muốn làm nguội nó nhanh hơn với sự trợ giúp của 20 bịch nước đá nhỏ (ở nhiệt độ -20⁰C). Hai bạn đã không thống nhất được cách làm nguội “sâu hơn”, vì thế họ chia đôi lượng nước trái cây và số bịch nước đá thành 2 phần bằng nhau và mỗi người làm theo cách riêng của mình. Linh ngay lập tức cho 10 bịch nước đá vào nước trái cây khuấy nhanh cho nhiệt cân bằng thì vớt 10 bịch đá ra và có 1 lít nước mát. Còn Mai chia đôi lượng nước trái cây và đổ vào hai bình giống nhau, sau đó cho 10 bịch nước đá vào một trong hai bình, khuấy nước trái cây cho đến khi nhiệt độ trong bình cân bằng rồi chuyển các bịch nước đá sang bình thứ hai. Khi nhiệt độ cân bằng một lần nữa, Mai vớt các “bịch nước đá” ra và đo hai phần nước ép trái cây vào một cái bình lớn được 1 lít nước mát. Khối lượng mỗi bịch nước đá là 20 g. Nhiệt dung riêng của nước và nước trái cây là 4,2 kJ/(kg.K), nhiệt dung riêng của nước đá 2,0 kJ/(kg.K), nhiệt nóng chảy riêng của đá là 340 kJ/kg, khối lượng riêng của nước việt quất là 1000 kg/m ³.
Các kết quả đã làm tròn đến 3 chữ số có nghĩa. Bỏ qua trao đổi nhiệt với môi trường.
a) Nhiệt độ cuối cùng nước việt quất của Linh là 18,3⁰C.
b) Các bịch nước đá đã tan hết.
c) Nhiệt độ nước việt quất của hai cô gái bằng nhau vì có cùng số lượng bịch nước đá cho vào.
d) Nhiệt độ các “bịch nước đá” mà Mai vớt ra ở bình thứ hai là 29,3⁰C.
PHẦN III. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.
Câu 1. Trong quá trình lan truyền sóng điện từ, tại mỗi điểm, cường độ điện trường và cảm ứng từ biến thiên theo các phương tạo với nhau một góc bằng bao nhiêu rad? Kết quả lấy đến 02 chữ số sau dấu phẩy thập phân.
Câu 2. Biết nhiệt dung riêng của đồng là 380 J/(kg.K) và nhiệt nóng chảy riêng của đồng ở 1084⁰C là 1,80.10⁵ J/kg. Nhiệt lượng cần cung cấp cho 2,30 kg đồng ở 50⁰C để nó nóng chảy hoàn toàn ở 1084⁰C bằng bao nhiêu MJ. Kết quả lấy đến 02 chữ số sau dấu phẩy thập phân.
Câu 3. Trong hệ SI, đơn vị của cảm ứng từ là Tesla (T). Ta có thể biểu diễn đơn vị này qua các đơn vị cơ bản của hệ SI là 1 T = 1 kgᵃ.mᵇ.sᶜ.Aᵈ. Tổng (c + d + p + q) bằng bao nhiêu?
Câu 4. Một thanh dẫn có chiều dài 20 cm quay đều với tốc độ góc 40 rad/s quanh trục đi qua một đầu thanh trong từ trường đều. Cảm ứng từ B có độ lớn 0,40 T và phương vuông góc với mặt phẳng quay của thanh? Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong thanh dẫn bằng bao nhiêu V?
Sử dụng dữ kiện sau trả lời Câu 5 và Câu 6
Một bình chứa khí heli có thể tích không đổi, nhiệt độ ban đầu 27⁰C. Sau một thời gian có một lượng khí thoát ra ngoài, nhiệt độ khí trong bình giảm còn 15⁰C và áp suất giảm đi 6,0%.
Câu 5. Nhiệt độ của khí trong bình sau khi khí thoát ra bằng bao nhiêu kenvin?
Câu 6. Tính phần trăm khối lượng khí thoát ra. Kết quả lấy đến 01 chữ số sau dấu phẩy thập phân.
____________________
Mục đích tổ chức thi tốt nghiệp THPT 2025 là gì?
Căn cứ theo Mục 1 Phương án Tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định 4068/QĐ-BGDĐT 2025, mục đích tổ chức thi tốt nghiệp THPT 2025 để:
– Đánh giá đúng kết quả học tập của người học theo mục tiêu và chuẩn cần đạt theo yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2025
– Lấy kết quả thi để xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) và làm một trong các cơ sở để đánh giá chất lượng dạy, học của các cơ sở GDPT và công tác chỉ đạo của các cơ quan quản lý giáo dục.
– Cung cấp dữ liệu đủ độ tin cậy cho các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp sử dụng trong tuyển sinh theo tinh thần tự chủ.
Thí sinh thi tốt nghiệp THPT 2025 có bắt buộc thi môn Vật Lí không?
Căn cứ theo Mục 5 Phương án Tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định 4068/QĐ-BGDĐT 2025 quy định như sau:
Thí sinh thi bắt buộc môn Ngữ văn, môn Toán và 02 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 (Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ).
Đồng thời, căn cứ theo Điều 3 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 24/2025/TT-BGDĐT quy định như sau:
Môn thi
Tổ chức kỳ thi gồm 03 buổi thi: 01 buổi thi môn Ngữ văn, 01 buổi thi môn Toán và 01 buổi thi của bài thi tự chọn gồm 02 môn thi trong số các môn: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ định hướng Công nghiệp (gọi tắt là Công nghệ Công nghiệp), Công nghệ định hướng Nông nghiệp (gọi tắt là Công nghệ Nông nghiệp), Ngoại ngữ (Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Đức, Tiếng Nhật và Tiếng Hàn).
Theo quy định này, các môn thi tốt nghiệp THPT 2025 bao gồm:
– Thi 02 môn bắt buộc: Toán và Ngữ văn.
– Thi 02 môn tự chọn trong số các môn sau: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ định hướng Công nghiệp, Công nghệ định hướng Nông nghiệp, Ngoại ngữ.
Như vậy, kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 bắt buộc thí sinh phải thi môn Vật Lí.

Thảo Linh là một tác giả và biên tập viên giàu kinh nghiệm tại DeThiTracNghiem.vn, chuyên cung cấp các bộ đề thi thử trắc nghiệm chất lượng cao, giúp học sinh và sinh viên ôn tập hiệu quả. Với sự am hiểu sâu rộng về giáo dục và kỹ năng biên soạn nội dung học thuật, Thảo Linh đã đóng góp nhiều bài viết giá trị, giúp người học tiếp cận kiến thức một cách hệ thống và dễ hiểu.