Đề thi đại học môn Vật lí THPT – Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2025 môn Vật lí Sở GD Nghệ An là một trong những đề tiêu biểu nằm trong Bộ Tổng hợp đề thi thử môn Vật lí THPT QG. Đây là một đề thi mang tính thực tiễn cao, được thiết kế công phu nhằm giúp học sinh lớp 12 làm quen với định dạng đề thi chính thức, đồng thời đánh giá toàn diện kiến thức và năng lực vận dụng trong môn Vật lí.
Đề thi bao phủ trọn vẹn chương trình Vật lí 12 với các chủ đề then chốt như: Dao động cơ, Sóng cơ học, Dòng điện xoay chiều, Dao động điện từ, Sóng điện từ, Sóng ánh sáng, Lượng tử ánh sáng và Hạt nhân nguyên tử. Câu hỏi được bố trí hợp lý từ mức độ nhận biết đến vận dụng cao, giúp học sinh phân bổ thời gian hiệu quả trong quá trình luyện tập và thi thật.
Điểm đặc biệt của đề thi Sở GD Nghệ An là mức độ cập nhật cao với đề minh họa 2025 của Bộ GD&ĐT, phù hợp với định hướng thi tốt nghiệp hiện nay, đồng thời có giá trị tham khảo lớn đối với giáo viên và học sinh trên cả nước.
Hãy cùng Dethitracnghiem.vn tìm hiểu về đề thi này và tham gia làm kiểm tra ngay lập tức!
- Số trang: 5 trang
- Hình thức: trắc nghiệm, trả lời đúng/ sai và trả lời ngắn
- Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian phát đề)
ĐỀ THI
PHẦN I:
Câu 1: Hạt nhân \(^9_4\text{Be}\) có số hạt proton là
A. 5.
B. 13.
C. 4.
D. 9.
Câu 2: Quá trình một chất chuyển từ thể rắn sang thể khí được gọi là quá trình
A. thăng hoa.
B. ngưng kết.
C. nóng chảy.
D. hóa hơi.
Câu 3: Xung quanh đối tượng nào sau đây không tạo ra từ trường?
A. Dòng điện không đổi.
B. Điện tích đứng yên.
C. Dòng điện xoay chiều.
D. Nam châm vĩnh cửu.
Câu 4: Trong các hạt nhân \(^3_1\text{T}\), \(^{14}_6\text{C}\), \(^{56}_{26}\text{Fe}\), \(^{210}_{84}\text{Po}\) hạt nhân bền vững nhất là
A. \(^{14}_6\text{C}\).
B. \(^3_1\text{T}\).
C. \(^{210}_{84}\text{Po}\).
D. \(^{56}_{26}\text{Fe}\).
Câu 5: Một lượng khí lí tưởng biến đổi trạng thái có đồ thị áp suất theo nhiệt độ như hình vẽ. Quá trình nào sau đây là quá trình đẳng tích?
A. (3) \( \to \) (4).
B. (4) \( \to \) (1).
C. (2) \( \to \) (3).
D. (1) \( \to \) (2).
Câu 6: Hạt nhân \(^A_Z\text{X}\) có năng lượng liên kết riêng là \( \epsilon_{lkr} \), năng lượng liên kết của \(^A_Z\text{X}\) tính theo công thức
A. \( \Delta E_{lk} = \frac{\epsilon_{lkr}}{A} \)
B. \( \Delta E_{lk} = \frac{\epsilon_{lkr}}{Z} \)
C. \( \Delta E_{lk} = \epsilon_{lkr} \cdot Z \)
D. \( \Delta E_{lk} = \epsilon_{lkr} \cdot A \)
Câu 7: Tính chất nào sau đây không phải của chất khí?
A. Phân tử khí dao động xung quanh vị trí cân bằng cố định.
B. Phân tử khí chuyển động không ngừng.
C. Phân tử khí chuyển động hỗn loạn.
D. Nhiệt độ càng cao thì các phân tử khí chuyển động càng nhanh.
Câu 8: Trong truyền tải điện năng, công suất hao phí trên đường dây được xác định theo công thức \( \Delta P = \frac{P^2}{U^2} R \), trong đó P là công suất truyền đi, R là điện trở tổng cộng của dây dẫn, U là hiệu điện thế hiệu dụng hai đầu đường truyền. Với công suất truyền đi không đổi, để công suất hao phí giảm hai lần thì hiệu điện thế hai đầu đường truyền tải phải
A. giảm \( \sqrt{2} \) lần.
B. tăng \( \sqrt{2} \) lần.
C. giảm hai lần.
D. tăng hai lần.
Câu 9: Tại các cổng an ninh sân bay, để kiểm tra hành lí của hành khách, người ta sử dụng máy soi. Hoạt động của máy soi là ứng dụng của
A. sóng vô tuyến.
B. tia gamma.
C. tia X.
D. sóng siêu âm.
Câu 10: Biểu thức nào sau đây miêu tả nội dung định luật I của nhiệt động lực học?
A. \( U = A – Q \).
B. \( \Delta U = A + Q \).
C. \( U = A + Q \).
D. \( \Delta U = A – Q \).
Câu 11: Phát biểu nào sau đây không phù hợp với mối quan hệ giữa động năng trung bình của phân tử chất khí và nhiệt độ?
A. Động năng trung bình của các phân tử khí càng lớn thì nhiệt độ khí càng thấp.
B. Động năng trung bình của các phân tử khí tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối.
C. Nhiệt độ của chất khí càng cao thì động năng trung bình của các phân tử khí càng lớn.
D. Nhiệt độ tuyệt đối của chất khí càng biến đổi thì động năng trung bình của các phân tử khí.
Câu 12: Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn
A. vuông góc với đoạn dây và đường sức từ.
B. thuộc mặt phẳng chứa đoạn dây và đường sức từ.
C. trùng với phương của đường sức điện.
D. trùng với phương của đoạn dây.
Câu 13: Lực từ tác dụng lên đoạn dây bằng 0 khi góc giữa đoạn dây vào đường sức từ là
A. \( 0^\circ \).
B. \( 90^\circ \).
C. \( 45^\circ \).
D. \( 120^\circ \).
Câu 14: Từ thông qua khung dây tính theo đơn vị
A. Wb (vê-be).
B. T (tesla).
C. V (vôn).
D. A (ampe).
Câu 15: Từ thông qua khung dây lớn nhất khi pháp tuyến của khung dây
A. đứng yên so với đường sức từ.
B. quay so với đường sức từ.
C. cùng phương với đường sức từ.
D. vuông góc với đường sức từ.
Câu 16: Cho khung dây quay đều quanh trục xx’ thuộc mặt phẳng khung dây, vuông góc đường sức từ với tần số 50 Hz. Giá trị hiệu dụng của suất điện động tạo ra trong khung dây bằng
A. 15,1 V.
B. 2,4 V.
C. 3,4 V.
D. 10,7 V.
Câu 17: Nhận định nào sau đây sai?
A. Nội năng của nước tăng lên.
B. Lưỡi dao và nước ban đầu lệch nhau 793 K.
C. Lưỡi dao toả nhiệt, nước thu nhiệt.
D. Nội năng của lưỡi dao tăng lên.
Câu 18: Biết khối lượng riêng của nước đá là D = 1,0kg/l. Khi cân bằng, nhiệt độ của lưỡi dao là
A. \( 30,2^\circ\text{C} \).
B. \( 29,1^\circ\text{C} \).
C. \( 27,2^\circ\text{C} \).
D. \( 28,6^\circ\text{C} \).
PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1: Sơ đồ cấu tạo của một điện lắc tay không cần pin như hình vẽ. Lắc đèn cho nam châm dao động sẽ làm đèn sáng.
a) Đèn hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ.
b) Lắc cho nam châm dao động với chu kì càng lớn thì độ sáng của đèn càng mạnh.
c) Khi hoạt động có sự chuyển hóa từ cơ năng thành điện năng và sau đó điện năng chuyển thành quang năng.
d) Nếu thay thế cuộn dây cố định bằng một cuộn dây dài bao phủ toàn bộ quỹ đạo dao động của nam châm thì đèn sẽ sáng hơn so với thiết kế ban đầu.
Câu 2: Một nhóm học sinh thực hiện thí nghiệm đo nhiệt dung riêng của một viên bi làm bằng hợp kim. Nhóm thảo luận và lựa chọn bộ dụng cụ gồm: Bình chứa nước nóng; nhiệt lượng kế chứa nước lạnh; nhiệt kế; cân điện tử; viên bi cần xác định nhiệt dung riêng (I). Tiến hành thí nghiệm theo các bước:
Bước 1: Cân viên bi được khối lượng m₁ rồi cho vào bình nước nóng, chờ cân bằng và đo nhiệt độ của bình nước nóng là t₁°C (II).
Bước 2: Dùng nhiệt lượng kế được khối lượng m₂, đổ nước lạnh vào nhiệt lượng kế, cân khối lượng của hỗn hợp nước lạnh và nhiệt lượng kế là m₃, chờ cân bằng và đo nhiệt độ nước lạnh là t₂°C (III).
Bước 3: Gắp viên bi trong bình nước nóng thả vào nhiệt lượng kế, chờ cân bằng và đo nhiệt độ t₃°C (IV).
Ghi các số liệu vào bảng; sử dụng các thông số có sẵn gồm nhiệt dung riêng của nhiệt lượng kế là C₁, của nước nguyên chất là C₂.
a) Việc chuẩn bị các dụng cụ ở (I) thể hiện một phần kế hoạch của học sinh.
b) Trong bước 1 (II), khi thả viên bi vào nhiệt lượng kế thì chỉ có viên bi tỏa nhiệt.
c) Độ chính xác của phép đo một phần phụ thuộc vào độ tinh khiết của nước trong bình nước nóng.
d) Nhiệt dung riêng của viên bi tính theo công thức: C = [m₁C₁ + (m₃-m₂)C₂](t₃-t₂) / m₁(t₁-t₃)
Câu 3: Một nhóm học sinh tiến hành thí nghiệm đo độ lớn thành phần nằm ngang của cảm ứng từ Trái Đất. Họ lựa chọn bộ thí nghiệm gồm: Vòng dây tròn đặt trong mặt phẳng thẳng đứng có N vòng dây, kim nam châm đặt ở tâm của khung dây, nguồn điện một chiều cấp điện kim nam châm, dây nối. Họ bố trí thí nghiệm như hình vẽ. Kim nam châm đặt tại tâm vòng dây dẫn chưa có dòng điện, điều chỉnh khung dây sao cho trục nối hai cực của kim nam châm trùng với đường kính của khung dây. Cho dòng điện chạy vào các vòng dây có chiều như hình. Khi đó kim nam châm lệch so với hướng Đông Tây gốc α. Trên hình mô tả hướng Đông, Tây, Nam, Bắc địa lý. Biết rằng độ lớn cảm ứng từ do dòng điện trong khung dây tròn tạo ra ở tâm tính theo công thức: B = 2π.10⁻⁷ N.I / r (r là bán kính khung dây, I là cường độ dòng điện trong mỗi vòng dây).
a) Cực từ nam (S) của từ trường Trái Đất nằm về phía cực Bắc địa lý.
b) Đường sức từ do dòng điện trong khung dây tạo ra đi qua tâm có chiều từ Tây đến Đông.
c) Tan α tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện chạy trong khung dây.
d) Biết N = 200 vòng dây, Ampe kế chỉ 25,0 mA, đường kính khung dây 18,0 cm, α = 45°. Độ lớn thành phần nằm ngang của từ trường Trái Đất đo được là 3,50.10⁻⁵ T.
Câu 4: Tự quan sát việc bơm xe, một nhóm học sinh nhận thấy càng bơm thì lốp xe càng căng (1). Nhóm thảo luận và đưa ra nhận định: “Với một bình chứa khí có thể tích không đổi, giữ khí ở một nhiệt độ ổn định thì áp suất tỉ lệ thuận với lượng khí chứa trong bình” (2). Để kiểm tra nhận định như nhóm thiết kế bộ thí nghiệm như hình vẽ gồm các dụng cụ: bình chứa khí có thể tích V₂ = 5,0 lít; bơm có thể tích V₁ = 0,6 lít, các van k₁, k₂ là loại van chỉ cho khí truyền theo một chiều; áp kế loại tính theo đơn vị Bar, chỉ 0 khi áp suất bằng áp suất khí quyển, số chỉ của áp kế là phần áp suất tăng thêm so với áp suất khí quyển; nhiệt kế hiện số (3). Ban đầu khi chưa bơm, áp kế chỉ 0. Nhóm thực hiện bơm khí vào bình đảm bảo số chỉ nhiệt kế là 29,0°C, ghi lại số chỉ áp kế sau mỗi lần bơm theo bảng (4)
a) (1) là vấn đề xuất phát từ quan sát của học sinh trong thực tiễn, (2) là giả thuyết của học sinh.
b) Việc lựa chọn và lắp ráp thí nghiệm ở (3) là một phần kế hoạch nghiên cứu của học sinh.
c) Từ (4) nhận thấy, số mol khí trong bình tỉ lệ thuận với số chỉ của áp kế.
d) Biết hằng số R = 8,31 J/(mol.K), 1 Bar = 10⁵ Pa, số mol khí trong bình khi chưa bơm là 0,3 mol.
PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.
Câu 1. Cho biết nhiệt hóa hơi riêng của nước là 2,3.10⁶ J/kg. Để một kilogam nước hóa hơi hoàn toàn ở nhiệt độ sôi thì cần truyền cho nước nhiệt lượng x.10⁶ J. Giá trị của x là bao nhiêu?
Câu 2: Bộ phận chính của đèn sợi đốt gồm: sợi đốt làm bằng wolfram, chịu được nhiệt độ cao, bên trong được bơm khí trơ ở áp suất thấp; lớp vỏ được làm bằng thủy tinh chịu nhiệt. Khi đèn sáng nhiệt độ của khí trong bóng đèn là 280 °C, lúc đó áp suất khí trong bóng bằng áp suất khí quyển là 1 atm. Áp suất của khí trong đèn khi chưa sáng ở 27 °C là bao nhiêu atm (kết quả làm tròn đến phần trăm)?
Dùng các thông tin sau cho Câu 3 và Câu 4: Quá trình và nguyên lí hoạt động của máy đo huyết áp mô tả như hình vẽ. Khi đo huyết áp, người ta thực hiện các thao tác sau: (1) bơm không khí vào túi khí sao cho áp suất túi khí ép lên động mạch, ngắt hoàn toàn sự lưu thông của động mạch; (2) xả van khí để áp suất khí giảm, khi bắt đầu nghe được nhịp đập là lúc số chỉ của đồng hồ bằng huyết áp tâm thu (huyết áp lớn nhất); (3) tiếp tục xả khí đến khi bắt đầu không nghe được nhịp đập nữa là lúc số chỉ của đồng hồ bằng huyết áp tâm trương (huyết áp nhỏ nhất). Lưu ý rằng, số chỉ của đồng hồ là phần áp suất khí tăng thêm so với áp suất khí quyển. Một người được đo huyết áp và thu được huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương lần lượt là 120 mmHg và 80 mmHg. Cho biết trong cả quá trình đo, nhiệt độ khí trong túi không đổi bằng 27 °C, áp suất khí quyển là 760 mmHg, 1mmHg = 133,3 Pa, thời điểm đọc huyết áp tâm thu, thể khí là 110 ml.
Câu 3: Số phân tử khí có trong túi khí tại thời điểm đọc huyết áp tâm thu là x.10²¹ hạt. Giá trị của x là bao nhiêu (kết quả làm tròn đến phần trăm)?
Câu 4: Từ thời điểm đọc được huyết áp tâm thu đến thời điểm đọc được huyết áp tâm trương, có 40 % lượng khí trong túi thoát ra ngoài. Thể tích túi khí tại thời điểm đọc được huyết áp tâm trương là bao nhiêu ml (kết quả lấy đến phần nguyên)?
Câu 5. Một chiếc máy bay trực thăng đang đậu trên sân bay, có cánh dài 2,5 m và quay đều với tốc độ 5 vòng/s trong mặt phẳng nằm ngang. Giả sử thành phần từ trường của Trái Đất theo phương thẳng đứng là 15 µT. Lấy π = 3,14. Trong lúc quay, mỗi cánh máy bay đã tạo ra một suất điện động cảm ứng là x (mV). Giá trị của x là bao nhiêu (làm tròn kết quả đến phần trăm)?
Câu 6. Một máy tăng áp có số vòng dây của cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp lần lượt là 300 vòng và 1500 vòng. Đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một điện áp xoay chiều u = 220√2 cos(100πt) V. Hiệu điện thế hiệu dụng hai đầu cuộn thứ cấp là bao nhiêu vôn?
___________________
Mục đích tổ chức thi tốt nghiệp THPT 2025 là gì?
Căn cứ theo Mục 1 Phương án Tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định 4068/QĐ-BGDĐT 2025, mục đích tổ chức thi tốt nghiệp THPT 2025 để:
– Đánh giá đúng kết quả học tập của người học theo mục tiêu và chuẩn cần đạt theo yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2025
– Lấy kết quả thi để xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) và làm một trong các cơ sở để đánh giá chất lượng dạy, học của các cơ sở GDPT và công tác chỉ đạo của các cơ quan quản lý giáo dục.
– Cung cấp dữ liệu đủ độ tin cậy cho các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp sử dụng trong tuyển sinh theo tinh thần tự chủ.
Thí sinh thi tốt nghiệp THPT 2025 có bắt buộc thi môn Vật Lí không?
Căn cứ theo Mục 5 Phương án Tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định 4068/QĐ-BGDĐT 2025 quy định như sau:
Thí sinh thi bắt buộc môn Ngữ văn, môn Toán và 02 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 (Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ).
Đồng thời, căn cứ theo Điều 3 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 24/2025/TT-BGDĐT quy định như sau:
Môn thi
Tổ chức kỳ thi gồm 03 buổi thi: 01 buổi thi môn Ngữ văn, 01 buổi thi môn Toán và 01 buổi thi của bài thi tự chọn gồm 02 môn thi trong số các môn: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ định hướng Công nghiệp (gọi tắt là Công nghệ Công nghiệp), Công nghệ định hướng Nông nghiệp (gọi tắt là Công nghệ Nông nghiệp), Ngoại ngữ (Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Đức, Tiếng Nhật và Tiếng Hàn).
Theo quy định này, các môn thi tốt nghiệp THPT 2025 bao gồm:
– Thi 02 môn bắt buộc: Toán và Ngữ văn.
– Thi 02 môn tự chọn trong số các môn sau: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ định hướng Công nghiệp, Công nghệ định hướng Nông nghiệp, Ngoại ngữ.
Như vậy, kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 bắt buộc thí sinh phải thi môn Vật lí

Thảo Linh là một tác giả và biên tập viên giàu kinh nghiệm tại DeThiTracNghiem.vn, chuyên cung cấp các bộ đề thi thử trắc nghiệm chất lượng cao, giúp học sinh và sinh viên ôn tập hiệu quả. Với sự am hiểu sâu rộng về giáo dục và kỹ năng biên soạn nội dung học thuật, Thảo Linh đã đóng góp nhiều bài viết giá trị, giúp người học tiếp cận kiến thức một cách hệ thống và dễ hiểu.