Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2025 môn Vật lí Sở GD&ĐT Bình Dương là một trong những đề thi tiêu biểu thuộc Bộ Tổng hợp đề thi thử môn Vật lí THPT QG trong chương trình Đề thi đại học môn Vật lí THPT. Được biên soạn và tổ chức bởi Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Dương, đề thi này đóng vai trò quan trọng trong quá trình ôn luyện và đánh giá năng lực học sinh lớp 12 trước kỳ thi Tốt nghiệp THPT năm 2025.
Nội dung đề thi bám sát cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT, bao phủ đầy đủ các chuyên đề trọng tâm trong chương trình Vật lí lớp 12 như: dao động điều hòa, sóng cơ và âm, điện xoay chiều, dao động và sóng điện từ, tia hồng ngoại – tử ngoại, lượng tử ánh sáng, phản ứng hạt nhân… Đề cũng bao gồm các câu hỏi vận dụng cao giúp học sinh làm quen với các dạng bài có tính phân loại cao – một trong những yếu tố then chốt trong kỳ thi chính thức.
Hãy cùng Dethitracnghiem.vn cùng tìm hiểu về đề thi này và tham gia làm kiểm tra ngay lập tức!
- Số trang: 3 trang
- Hình thức: trắc nghiệm, trả lời đúng/ sai và trả lời ngắn
- Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian phát đề)
ĐỀ THI
PHẦN I:
Câu 1: Nhiệt lượng cung cấp cho 1 kg một chất để nhiệt độ chất đó tăng thêm 1 K được gọi là
A. Nhiệt hóa hơi riêng.
B. Nhiệt nóng chảy riêng.
C. Nhiệt dung riêng.
D. nhiệt độ.
Câu 2: Chất ở thể khí có
A. thể tích và hình dạng không xác định.
B. thể tích và hình dạng riêng không xác định.
C. thể tích xác định, hình dạng không xác định.
D. thể tích không xác định, hình dạng xác định.
Câu 3: Đại lượng nào sau đây không phải thông số trạng thái của một lượng khí xác định?
A. Khối lượng.
B. thể tích.
C. áp suất.
D. nhiệt độ.
Câu 4: Khi nhiệt độ trong bình chứa khí tăng, áp suất của khối khí trong bình cũng tăng lên đó là vì
A. mật độ phân tử khí giảm.
B. phân tử khí chuyển động nhanh hơn.
C. khoảng cách giữa các phân tử tăng.
D. số lượng phân tử khí tăng.
Câu 5: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về quá trình đẳng áp của một lượng khí xác định?
A. áp suất không đổi.
B. Khi áp suất tăng thì thể tích tăng.
C. Khi thể tích giảm thì nhiệt độ giảm.
D. Khi nhiệt độ tăng thì thể tích tăng.
Câu 6: Tính chất nào sau đây không phải của chất ở thể khí?
A. Hình dạng thay đổi theo hình dạng của bình chứa
B. Khối lượng riêng rất nhỏ so với khi ở thể lỏng và rắn.
C. Các phân tử khí chuyển động hoàn toàn không ngừng và luôn tương tác với nhau.
D. Gây áp suất lên thành bình chứa theo mọi hướng.
Câu 7: Độ không tuyệt đối ứng với nhiệt độ
A. 100 K.
B. -273 K.
C. 0 K.
D. 273 K.
Câu 8: Bảng sau là nhiệt dung riêng của một số kim loại. Truyền cùng nhiệt lượng Q lần lượt cho 4 thanh kim loại chì, sắt, đồng và nhôm cùng khối lượng, nhiệt độ ban đầu như nhau. Kim loại có nhiệt độ sau cùng nhỏ nhất là
A. đồng.
B. sắt.
C. chì.
D. nhôm.
Câu 9: Một vật có khối lượng m được làm từ chất có nhiệt dung riêng c. Để nhiệt độ của vật thay đổi từ T₁ đến T₂ (trong quá trình này vật không xảy ra sự chuyển thể) cần cung cấp cho vật nhiệt lượng Q tính bằng biểu thức
A. \( Q = mc(T_1 – T_2)^2 \)
B. \( Q = m \frac{(T_1 – T_2)}{c} \)
C. \( Q = mc(T_2 – T_1) \)
D. \( Q = \frac{mc}{(T_2 – T_1)} \)
Câu 10: Động năng trung bình của phân tử khí
A. không phụ thuộc nhiệt độ tuyệt đối.
B. tỉ lệ nghịch với nhiệt độ tuyệt đối.
C. tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối.
D. tỉ lệ với bình phương nhiệt độ tuyệt đối.
Câu 11: Để làm nóng chảy hoàn toàn một vật có khối lượng m của một chất ở nhiệt độ nóng chảy của nó cần cung cấp một nhiệt lượng Q. Nhiệt nóng chảy riêng \( \lambda \) của chất này được xác định bằng biểu thức
A. \( \lambda = \frac{m}{Q} \)
B. \( \lambda = Qm \)
C. \( \lambda = \frac{Q^2}{m} \)
D. \( \lambda = \frac{Q}{m} \)
Câu 12: Một vật đang được làm lạnh sao cho thể tích của vật không thay đổi. Nội năng của vật
A. giảm xuống.
B. tăng lên.
C. không đổi.
D. giảm xuống rồi tăng lên.
Câu 13: Một bình chứa 4,5 lít khí hydrogen (H₂) ở nhiệt độ 24°C, áp suất \(2.10^5\) Pa. Người ta tăng nhiệt độ của khí hidro lên tới 28°C. Vì bình này không kín nên có một phần khí hydrogen thoát ra ngoài, coi áp suất khí trong bình không thay đổi. Biết khối lượng mol của phân tử hydrogen là M = \(2.10^{-3}\) kg/mol. Khối lượng khí hydrogen thoát ra ngoài xấp xỉ
A. \( 10,7 \cdot 10^{-6} \text{ kg.} \)
B. \( 9,7 \cdot 10^{-6} \text{ kg.} \)
C. \( 7,1 \cdot 10^{-6} \text{ kg.} \)
D. \( 8,1 \cdot 10^{-6} \text{ kg.} \)
Câu 14: Hai bình có thể tích bằng nhau đều chứa khí lí tưởng ở cùng một nhiệt độ. Khối lượng khí trong hai bình bằng nhau nhưng khối lượng một phân tử khí của bình 1 lớn gấp hai lần khối lượng một phân tử khí ở bình 2. Áp suất khí ở bình 1
A. bằng áp suất khí ở bình 2.
B. gấp bốn lần áp suất khí ở bình 2.
C. gấp hai lần áp suất khí ở bình 2.
D. bằng một nửa áp suất khí ở bình 2.
Câu 15: Một bình kín có \(1,88.10^{25}\) phân tử khí oxygen. Biết khối lượng mol của khí oxygen là 32 g/mol. Khối lượng khí oxygen trong bình là
A. 1 g
B. 1 kg
C. 2 g
D. 1,5 g
Câu 16: Một xilanh chứa N = \(3,01.10^{23}\) nguyên tử khí helium ở nhiệt độ 0°C, áp suất 1 atm (\( \approx 1,013.10^5 \) Pa). Thể tích khí helium trong xilanh bằng
A. 11,2 dm³.
B. 11,2 cm³.
C. 22,4 m³.
D. 22,4 cm³.
Câu 17: Một khối khí khi được chứa trong một xilanh. Một người thực hiện công 80 J làm không khí trong xi lanh nén lại. Khí đó nóng lên và tỏa ra môi trường nhiệt lượng 50 J. Độ biến thiên nội năng của khối khí là
A. -130 J.
B. 130 J.
C. -30 J.
D. 30 J.
Câu 18: Biết khối lượng mol của phân tử nước (H₂O) là 18 g/mol. Số phân tử nước có trong 1 g H₂O là
A. \( 3,34 \cdot 10^{25} \).
B. \( 3,01 \cdot 10^{23} \).
C. \( 3,01 \cdot 10^{22} \).
D. \( 3,34 \cdot 10^{22} \).
PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Mỗi câu y a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1: Cho 3 bình có cùng dung tích ở cùng nhiệt độ chứa các khí như sau:
I. Bình (1) chứa 2 g khí hydrogen. Khối lượng mol phân tử hydrogen là 2 g/mol .
II. Bình (2) chứa 22 g khí carbon dioxide. Khối lượng mol phân tử carbon dioxide là 44 g/mol .
III. Bình (3) chứa 7 g khí nitrogen. Khối lượng mol phân tử nitrogen là 28 g/mol .
a) Số mol khí của bình (3) nhỏ hơn số mol khí của bình (2).
b) Số mol khí của bình (1) là 2 mol.
c) Bình (1) có áp suất nhỏ nhất, bình (2) có áp suất lớn nhất.
d) Số mol khí của bình (2) là 0,05 mol.
Câu 2: Áp suất của một khối khí lí tưởng là 2 MPa, số phân tử khí trong 1 cm³ là 4,84.10²⁰.
a) Động năng trung bình của phân tử khí là 8,26.10⁻²¹ J.
b) Nếu nhiệt độ khối khí tăng gấp đôi thì tốc độ của phân tử khí cũng tăng gấp đôi.
c) Mật độ phân tử của khối khí lí tưởng là 4,84.10²⁶ phân tử/m³.
d) Nhiệt độ của khí là 299,44 K.
Câu 3: Một học sinh lấy một cục nước đá từ tủ lạnh, cho vào hũ, đậy kín và đặt trong phòng có nhiệt độ 24°C.
a) Trong quá trình chuyển thể, cục nước đá hấp thụ nhiệt lượng từ môi trường xung quanh.
b) Khi cục nước đá tan hết, khối lượng nước lỏng trong hũ lớn hơn khối lượng nước đá ban đầu.
c) Cục nước đá chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.
d) Trong quá trình chuyển thể, nhiệt độ của cục nước đá luôn tăng.
Câu 4: Thả một miếng kim loại được đun nóng vào thùng nước lạnh.
a) Quá trình truyền nhiệt sẽ tiếp tục cho đến khi cả hai đạt trạng thái cân bằng nhiệt.
b) Nhiệt độ khi đạt trạng thái cân bằng nhiệt bằng trung bình cộng của nhiệt độ ban đầu của kim loại và nước.
c) Nhiệt năng (năng lượng nhiệt) sẽ truyền từ miếng kim loại sang nước.
d) Miếng kim loại sẽ nguội đi, nước sẽ nóng lên.
PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.
Câu 1: Có 12 g khí lí tưởng chiếm thể tích 4 lít ở 7°C. Sau khi nung nóng đẳng áp khối lượng riêng của khí là 1,2 g/L. Tìm nhiệt độ của khí sau khi nung nóng theo đơn vị °C.
Câu 2: Khí cầu có dung tích 328 m³ được bơm khí hydrogen. Khi bơm xong, hydrogen trong khí cầu có nhiệt độ 27°C, áp suất 1,5 atm (1 atm = 1,013.10⁵ Pa). Cho khối lượng mol của khí hydrogen là 2 g/mol . Tính khối lượng khí hydrogen trong khí cầu theo đơn vị kg (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị).
Câu 3: Đồ thị hình bên dưới mô tả quá trình đun nóng một khối nước đá. Dựa vào đồ thị, hãy xác định thời gian diễn ra quá trình nóng chảy của khối nước đá theo đơn vị phút?
Câu 4: Động năng trung bình của phân tử khí lí tưởng ở 40°C có giá trị là x.10⁻²¹ J. Tìm giá trị của x (làm tròn kết quả đến chữ số hàng phần mười).
Câu 5: Một cục nước đá có khối lượng 150 g ở nhiệt độ 0°C và áp suất 1 atm được cung cấp một nhiệt lượng 20040 J. Biết nước đá có nhiệt nóng chảy riêng là 334 kJ/kg. Xác định tỉ lệ giữa khối lượng cục nước đá còn lại và khối lượng nước đá ở thể lỏng do cục nước đá tan ra (làm tròn kết quả đến chữ số hàng phần mười).
Câu 6: Bản tin dự báo thời tiết khu vực Nam Bộ có đoạn như sau: nhiệt độ thấp nhất trong ngày là 23°C, nhiệt độ cao nhất trong ngày là 34°C. Độ chênh lệch giữa nhiệt độ cao nhất và nhiệt độ thấp nhất trong ngày ở khu vực Nam Bộ bằng bao nhiêu Kelvin?
____________________
Mục đích tổ chức thi tốt nghiệp THPT 2025 là gì?
Căn cứ theo Mục 1 Phương án Tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định 4068/QĐ-BGDĐT 2025, mục đích tổ chức thi tốt nghiệp THPT 2025 để:
– Đánh giá đúng kết quả học tập của người học theo mục tiêu và chuẩn cần đạt theo yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2025
– Lấy kết quả thi để xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) và làm một trong các cơ sở để đánh giá chất lượng dạy, học của các cơ sở GDPT và công tác chỉ đạo của các cơ quan quản lý giáo dục.
– Cung cấp dữ liệu đủ độ tin cậy cho các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp sử dụng trong tuyển sinh theo tinh thần tự chủ.
Thí sinh thi tốt nghiệp THPT 2025 có bắt buộc thi môn Vật Lí không?
Căn cứ theo Mục 5 Phương án Tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định 4068/QĐ-BGDĐT 2025 quy định như sau:
Thí sinh thi bắt buộc môn Ngữ văn, môn Toán và 02 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 (Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ).
Đồng thời, căn cứ theo Điều 3 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 24/2025/TT-BGDĐT quy định như sau:
Môn thi
Tổ chức kỳ thi gồm 03 buổi thi: 01 buổi thi môn Ngữ văn, 01 buổi thi môn Toán và 01 buổi thi của bài thi tự chọn gồm 02 môn thi trong số các môn: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ định hướng Công nghiệp (gọi tắt là Công nghệ Công nghiệp), Công nghệ định hướng Nông nghiệp (gọi tắt là Công nghệ Nông nghiệp), Ngoại ngữ (Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Đức, Tiếng Nhật và Tiếng Hàn).
Theo quy định này, các môn thi tốt nghiệp THPT 2025 bao gồm:
– Thi 02 môn bắt buộc: Toán và Ngữ văn.
– Thi 02 môn tự chọn trong số các môn sau: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ định hướng Công nghiệp, Công nghệ định hướng Nông nghiệp, Ngoại ngữ.
Như vậy, kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 bắt buộc thí sinh phải thi môn Vật lí

Thảo Linh là một tác giả và biên tập viên giàu kinh nghiệm tại DeThiTracNghiem.vn, chuyên cung cấp các bộ đề thi thử trắc nghiệm chất lượng cao, giúp học sinh và sinh viên ôn tập hiệu quả. Với sự am hiểu sâu rộng về giáo dục và kỹ năng biên soạn nội dung học thuật, Thảo Linh đã đóng góp nhiều bài viết giá trị, giúp người học tiếp cận kiến thức một cách hệ thống và dễ hiểu.