Đề thi thử Tốt nghiệp Vật Lí 2025 trường THPT Nguyễn Khuyến – Lê Thánh Tông (TPHCM) là một trong những đề thi nổi bật thuộc Bộ Tổng hợp đề thi thử môn Vật lí THPT QG trong chương trình Đề thi đại học môn Vật lí THPT. Đây là đề thi thử do trường THPT Nguyễn Khuyến – cơ sở Lê Thánh Tông, TP.HCM tổ chức, nhằm giúp học sinh lớp 12 đánh giá năng lực, rèn luyện kỹ năng giải đề và chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi Tốt nghiệp THPT năm 2025 sắp tới.
Đề thi được xây dựng sát theo cấu trúc minh họa của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bao quát toàn bộ chương trình Vật lí 12 như: dao động cơ học, sóng cơ, dòng điện xoay chiều, sóng điện từ, ánh sáng, lượng tử ánh sáng, hạt nhân nguyên tử,… Trong đó, các câu hỏi phân hóa từ mức độ nhận biết đến vận dụng cao sẽ giúp học sinh kiểm tra được khả năng nắm vững kiến thức cốt lõi, cũng như khả năng tư duy và giải quyết tình huống thực tiễn.
Hãy cùng Dethitracnghiem.vn cùng tìm hiểu về đề thi này và tham gia làm kiểm tra ngay lập tức!
- Số trang: 5 trang
- Hình thức: trắc nghiệm, trả lời đúng/ sai và trả lời ngắn
- Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian phát đề)
ĐỀ THI
PHẦN I:
Câu 1: Trong các đơn vị cho dưới đây, đơn vị nào không phải là đơn vị đo độ lớn cảm ứng từ?
A. \( \text{Tesla (T)} \)
B. \( \text{N.m}^{-1}\text{.A}^{-1} \)
C. \( \text{kg.A}^{-1}\text{.s}^{-2} \)
D. \( \text{kg.A}^{-1}\text{.m}^{-2} \)
Câu 2: Giả sử một nhiệt kế thủy ngân bị mất thông số lại vị trí vạch \(0^\circ\text{C}\) trên nhiệt kế thì cần đặt nhiệt vạch chia độ. Ở áp suất tiêu chuẩn, để xác định kế vào đối tượng nào dưới đây?
A. Nước đang đông đặc.
B. Ngọn lửa của bếp ga
C. Nước đá đang tan chảy.
D. Nước sôi.
Câu 3: Chỉ ra phát biểu đúng khi nói về kim la bàn
A. Lực làm kim la bàn quay là lực hấp dẫn.
B. Bình thường, cực Bắc của kim la bàn chỉ về hướng Bắc địa lí.
C. Kim la bàn luôn luôn định hướng theo một phương xác định.
D. Kim la bàn chỉ chịu ảnh hưởng bởi từ trường của Trái Đất.
Câu 4: Khi tăng khối lượng của chất rắn 3 lần thì nhiệt lượng cung cấp cho vật rắn nóng chảy hoàn toàn sẽ
A. tăng lên 3 lần.
B. giảm đi 3 lần.
C. giảm đi 9 lần.
D. tăng lên 9 lần.
Câu 5: Khi \( \alpha = 30^\circ \) thì lực từ tác dụng lên một đơn vị chiều dài là
A. \( 0,012 \text{ N/m} \).
B. \( 12 \text{ N/m} \).
C. \( 0,021 \text{ N/m} \).
D. \( 0,024 \text{ N/m} \).
Câu 6: Nếu thay đổi góc \( \alpha \) thì lực từ tác dụng lên đoạn dây có độ lớn lớn nhất khi
A. \( \alpha = 90^\circ \).
B. \( \alpha = 0^\circ \).
C. \( \alpha = 30^\circ \).
D. \( \alpha = 45^\circ \).
Câu 7: Tàu đệm từ là một phương tiện giao thông chạy trên đệm từ trường, tàu vận hành rất êm, không rung lắc và không gây ra nhiều tiếng ồn như tàu truyền thống. Tàu sử dụng cơ chế nâng, đẩy và dẫn lái để khi di chuyển với tốc độ cao mà tàu không bay khỏi bề mặt đường ray. Trong hình vẽ bên mô tả cơ chế nâng để nâng tàu lên trong quá trình tàu di chuyển. Các cực từ ở các vị trí (1), (2) và (3) theo đúng thứ tự là
A. S – N – S.
B. N – S – N.
C. S – S – N.
D. N – N – S.
Câu 8: Nội dung nào dưới đây không phải là tính chất của các phân tử khí?
A. Chuyển động hỗn loạn không ngừng.
B. Nhiệt độ càng cao các phân tử khí chuyển động càng nhanh.
C. Các phân tử khí va chạm vào thành bình gây ra áp suất.
D. Chuyển động hỗn loạn xung quanh các vị trí cân bằng cố định.
Câu 9: Khi một lượng khí lí tưởng xác định dãn nở đẳng nhiệt thì mật độ phân tử khí sẽ
A. tăng tỉ lệ nghịch với áp suất.
B. giảm tỉ lệ thuận với áp suất.
C. không thay đổi.
D. tăng tỉ lệ thuận với áp suất.
Câu 10: Một khối khí helium có động năng tịnh tiến trung bình của mỗi phân tử là 0,1eV. Nhiệt độ của khối khí khi đó là
A. 500 K.
B. 773 K.
C. 483 K.
D. 128,4 K.
Câu 11: Cho sơ đồ mạch điện và kim nam châm được treo như hình vẽ bên. Khi đóng công tắc K thì kim nam châm sẽ
A. bị hút sang trái.
B. bị đẩy sang phải.
C. vẫn đứng yên.
D. bị hút sang trái rồi đẩy sang phải.
Câu 12: Tăng đồng thời nhiệt độ và áp suất của một khối khí lí tưởng từ \(27^\circ\text{C}\) lên \(177^\circ\text{C}\) và từ 100 kPa lên 300 kPa. Khối lượng riêng của khối khí khi tăng hay giảm bao nhiêu lần?
A. Giảm 2 lần.
B. Giảm 3 lần.
C. Tăng 2 lần.
D. Tăng 3 lần.
Câu 13: Phương và chiều của cảm ứng từ là
A. Phương nằm ngang và chiều từ trái qua phải.
B. Phương nằm ngang và chiều từ phải qua trái.
C. Phương thẳng đứng và chiều từ dưới lên trên.
D. Phương thẳng đứng và chiều trên xuống dưới.
Câu 14: Độ lớn tối thiểu của cảm ứng từ là
A. 0,76 T.
B. 0,076 T.
C. 0,29 T.
D. 0,029 T.
Câu 15: Một khối khí lí tưởng xác định thực hiện quá trình biến đổi đẳng nhiệt ở hai nhiệt độ khác nhau \(T_1\) và \(T_2\) (trong đó \(T_2 < T_1\)). Hình nào dưới đây diễn tả đúng dạng đường đẳng nhiệt trong hệ tọa độ tương ứng?
A. Hình A
B. Hình B
C. Hình C
D. Hình D
Câu 16: Một khối khí lí tưởng xác định có khối lượng không đổi, biến đổi từ trạng thái I đến trạng thái II, thể tích thay đổi theo nhiệt độ như đồ thị ở hình vẽ. Trong quá trình này áp suất khí
A. Tăng.
B. Giảm.
C. Không đổi.
D. Tăng rồi giảm.
Câu 17: Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn bằng bao nhiêu?
A. 0,32 A
B. 3,2 A
C. 1,6 A
D. 0,16 A
Câu 18: Độ lớn lực từ tác dụng lên dây dẫn là:
A. \(6,4.10^{-4}\) N.
B. \(1,6.10^{-4}\) N.
C. \(3,2.10^{-4}\) N.
D. \(3,2.10^{-4}\) N.
PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Mỗi câu y a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1: Bóng đèn sợi đốt (bóng đèn dây tóc) còn được gọi là bóng đèn tròn (Hình vẽ). Là loại bóng đèn trước đây được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống. Trong lĩnh vực nông nghiệp, đèn sợi đốt được người dân sử dụng để kích thích cây ra hoa trái vụ, lên hoạch được sản lượng cao hơn. Bộ phận chính của đèn sợi đốt gồm: sợi đốt làm bằng wolfram, chịu được nhiệt độ cao; bóng thuỷ tinh làm bằng thuỷ tinh chịu nhiệt, bên trong được bơm khí trơ ở áp suất thấp.
a) Khi bóng đèn hoạt động thì điện năng biến đổi trực tiếp thành quang năng.
b) Sợi đốt làm bằng kim loại wolfram vì có nhiệt độ nóng chảy cao
c) Sử dụng khí trơ ở áp suất thấp để làm giảm oxi hóa sợi đốt khi chiếu sáng.
d) Bóng đèn sợi đốt có lớp vỏ làm bằng thủy tinh chịu nhiệt nên nhiệt độ khi đèn sáng có thể đạt tới 260°C, coi áp suất khí trong bóng đèn không đổi với áp suất khí quyển là 1 atm. Áp suất khí trong bóng đèn khi đèn chưa sáng ở nhiệt độ 26°C là 0,56 atm. Bỏ qua mọi sự trao đổi nhiệt với môi trường.
Câu 2: Hình vẽ bên là sơ đồ nguyên lý của một khẩu súng phun nước. Khi bóp hết cò súng thì áp suất do pít-tông gây ra được nước truyền nguyên vẹn tới vòi phun. Biết: tiết diện của pít-tông và vòi phun tương ứng là 2,1 cm² và 0,09 cm²; khối lượng riêng của nước là 1,0 g/cm³, lượng nước phun ra mỗi lần bóp cò là như nhau. Khi tác dụng lực có độ lớn 4,2 N vào cò súng làm pít-tông dịch chuyển 2,2 cm.
a) Áp suất do pít – tông gây ra bằng áp suất ở vòi phun.
b) Áp lực mà nước tạo ra tại vòi phun là 0,18 N.
c) Mỗi lần bóp cò thì khối lượng nước phun ra ở vòi phun là 4,62 g.
d) Công thực hiện cho mỗi lần bóp cò là 3,96.10⁻³ J.
Câu 3: Một nhóm học sinh thực hành đo nhiệt dung riêng của nước.
Dụng cụ thí nghiệm gồm:
– Biến thế nguồn (1).
– Bộ đo công suất nguồn điện (oát kế) có tích hợp chức năng đo thời gian (2).
– Nhiệt kế điện tử (3).
– Nhiệt lượng kế bằng nhựa có vỏ xốp, kèm dây điện trở (gắn ở mặt trong của nắp bình) (4).
– Cốc đong nước (5).
– Các dây nối.
Các bước tiến hành thí nghiệm:
a) Cắm đầu đo của nhiệt kế vào nhiệt lượng kế.
b) Bật nguồn điện.
c) Nối oát kế với nhiệt lượng kế và nguồn điện.
d) Đổ một lượng nước vào bình nhiệt lượng kế, sao cho toàn bộ dây điện trở chìm trong nước, xác định khối lượng nước này.
e) Khuấy liên tục để nước nóng đều. Cứ sau mỗi khoảng thời gian 3 phút, đọc công suất dòng điện từ oát kế, nhiệt độ từ nhiệt kế rồi ghi lại kết quả.
f) Tắt nguồn điện.
Phát biểu Đúng Sai
a) Thứ tự đúng các bước tiến hành thí nghiệm là: d, a, c, b, e, f
b) Nhiệt lượng mà nước thu vào bằng điện năng đã cung cấp cho dây điện trở trong nhiệt lượng kế.
c) Với kết quả thí nghiệm trong lần đo 1, nhóm học sinh xác định được nhiệt dung riêng của nước là 4014,71 J/kg.K.
Câu 4: Cho hai dây dẫn thẳng song song, dài vô hạn lần lượt có dòng điện I₁ và I₂ chạy qua như hình vẽ bên. Xét mặt phẳng (Oxy) vuông góc với cả hai dòng điện, cắt các dòng điện tại A và B với AB = 12 cm.
a) Hai dòng điện I₁ và I₂ hút nhau.
b) Các vecto cảm ứng từ do hai dòng điện I₁ và I₂ gây ra tại điểm C (A, B, C thẳng hàng) cùng chiều nhau và cùng chiều với trục Oy.
c) Nếu đặt kim la bàn tại điểm C thì kim la bàn sẽ chỉ hướng từ Nam đến Bắc cùng chiều với trục Oy.
d) Nếu I₁ = I₂ = 10 A. Điểm M thuộc mặt phẳng (Oxy) và cách đều hai dòng điện I₁ và I₂ một khoảng x. Để độ lớn cảm ứng từ tổng hợp tại điểm M đạt giá trị lớn nhất thì x ≈ 8,5 cm.
PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.
Câu 1: Một bình chứa oxygen xem là khí lý tưởng sử dụng trong y tế có thể tích 14 lít, áp suất 15.10⁶ Pa và nhiệt độ phòng 27°C. Biết khối lượng mol của oxygen là 32 g/mol . Khối lượng oxygen trong bình bằng bao nhiêu kilogam (làm tròn kết quả đến chữ số hàng phần mười)?
Câu 2: Một quyển sách khoa học cổ được phát hiện tại một hòn đảo thuộc Ấn Độ dương vào thế kỷ 18. Trong cuốn sách này có một bài toán nhỏ dịch sang Tiếng Việt như sau: “Một pít-tông khí được nhốt trong một bình kín có thể tích 1,5 spanska. Khi nhiệt độ là 40 tapu thì áp suất khí là 5 pharuts. Khi nhiệt độ giảm xuống tới – 20 tapu thì áp suất khí là 10 phatka”. Nếu ta giả sử chất khí mà bài toán đó đang đặt ra là khí lý tưởng và tuân theo các định luật của khí lý tưởng. Độ không tuyệt đối theo tapu là bao nhiêu (làm tròn kết quả đến chữ số hàng đơn vị)?
Câu 3: Đặt 1,0 kg nước ở 25°C vào tủ lạnh thì sau 65 phút, lượng nước này chuyển thành băng (nước đá) ở – 14,5°C. Cho biết nhiệt nóng chảy riêng và nhiệt dung riêng của băng lần lượt là 0,34 MJ/kg và 2,1 kJ/kg.K; nhiệt dung riêng của nước là 4,2 kJ/kg.K. Công suất làm lạnh của tủ lạnh bằng bao nhiêu kilowatt (kW) (làm tròn kết quả đến chữ số hàng phần trăm)?
Câu 4: Một ống nghiệm tiết diện đều có chiều dài 60 cm, đặt thẳng đứng chứa một khối khí đến 40 cm ống, phần còn lại phía trên của ống là một cột thủy ngân. Nhiệt độ lúc đầu của khối khí là 0°C. Áp suất khí quyển là 76 cmHg. Để một nửa cột thủy ngân trào ra ngoài thì phải đun nóng khối khí lên đến nhiệt độ bao nhiêu °C (làm tròn kết quả đến chữ số hàng phần mười)?
____________________
Mục đích tổ chức thi tốt nghiệp THPT 2025 là gì?
Căn cứ theo Mục 1 Phương án Tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định 4068/QĐ-BGDĐT 2025, mục đích tổ chức thi tốt nghiệp THPT 2025 để:
– Đánh giá đúng kết quả học tập của người học theo mục tiêu và chuẩn cần đạt theo yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2025
– Lấy kết quả thi để xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) và làm một trong các cơ sở để đánh giá chất lượng dạy, học của các cơ sở GDPT và công tác chỉ đạo của các cơ quan quản lý giáo dục.
– Cung cấp dữ liệu đủ độ tin cậy cho các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp sử dụng trong tuyển sinh theo tinh thần tự chủ.
Thí sinh thi tốt nghiệp THPT 2025 có bắt buộc thi môn Vật Lí không?
Căn cứ theo Mục 5 Phương án Tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định 4068/QĐ-BGDĐT 2025 quy định như sau:
Thí sinh thi bắt buộc môn Ngữ văn, môn Toán và 02 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 (Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ).
Đồng thời, căn cứ theo Điều 3 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 24/2025/TT-BGDĐT quy định như sau:
Môn thi
Tổ chức kỳ thi gồm 03 buổi thi: 01 buổi thi môn Ngữ văn, 01 buổi thi môn Toán và 01 buổi thi của bài thi tự chọn gồm 02 môn thi trong số các môn: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ định hướng Công nghiệp (gọi tắt là Công nghệ Công nghiệp), Công nghệ định hướng Nông nghiệp (gọi tắt là Công nghệ Nông nghiệp), Ngoại ngữ (Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Đức, Tiếng Nhật và Tiếng Hàn).
Theo quy định này, các môn thi tốt nghiệp THPT 2025 bao gồm:
– Thi 02 môn bắt buộc: Toán và Ngữ văn.
– Thi 02 môn tự chọn trong số các môn sau: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ định hướng Công nghiệp, Công nghệ định hướng Nông nghiệp, Ngoại ngữ.
Như vậy, kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 bắt buộc thí sinh phải thi môn Vật lí

Thảo Linh là một tác giả và biên tập viên giàu kinh nghiệm tại DeThiTracNghiem.vn, chuyên cung cấp các bộ đề thi thử trắc nghiệm chất lượng cao, giúp học sinh và sinh viên ôn tập hiệu quả. Với sự am hiểu sâu rộng về giáo dục và kỹ năng biên soạn nội dung học thuật, Thảo Linh đã đóng góp nhiều bài viết giá trị, giúp người học tiếp cận kiến thức một cách hệ thống và dễ hiểu.