Đề thi thử Vật lí Tốt nghiệp năm 2025 Sở GD Chuyên Phan Bội Châu Nghệ An

Làm bài thi

Đề thi đại học môn Vật lí THPTĐề thi thử Vật lí Tốt nghiệp năm 2025 Sở GD Chuyên Phan Bội Châu Nghệ An là một trong những đề thi tiêu biểu thuộc Tổng hợp đề thi thử môn Vật lí THPT QG. Đề thi này được biên soạn công phu, bám sát đề minh họa của Bộ GD&ĐT, với mức độ câu hỏi từ cơ bản đến nâng cao, phù hợp để học sinh lớp 12 luyện tập, cọ sát và đánh giá năng lực trước kỳ thi chính thức. Nội dung đề tập trung vào các chuyên đề trọng tâm của Vật lí 12 như: dao động cơ học, sóng cơ, dòng điện xoay chiều, sóng điện từ, lượng tử ánh sáng, và vật lí hạt nhân. Việc nắm vững kiến thức lý thuyết, kỹ năng vận dụng và khả năng suy luận nhanh là những yếu tố then chốt để chinh phục đề thi này.

Hãy cùng Dethitracnghiem.vn khám phá đề thi và thử sức ngay hôm nay!

  • Số trang: 5 trang
  • Hình thức: trắc nghiệm, trả lời đúng/ sai và trả lời ngắn
  • Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian phát đề)

ĐỀ THI

Câu 1: Quá trình cục nước đá chuyển thành nước được gọi là quá trình
A. đông đặc.
B. nóng chảy.
C. bay hơi.
D. ngưng kết.

Câu 2: Biển báo nào dưới đây cảnh báo khu vực có nồng độ tia tử ngoại cao?
A.https://dethitracnghiem.vn/wp-content/uploads/2025/04/15-1741137031.jpg
B. https://video.vietjack.com/upload2/quiz_source1/2025/03/16-1741137 041.jpg
C. https://dethitracnghiem.vn/wp-content/uploads/2025/04/17-1741137049.jpg
D. https://dethitracnghiem.vn/wp-content/uploads/2025/04/18-1741137057.jpg
Sử dụng các thông tin sau cho Câu 3, Câu 4 và Câu 5: Hình vẽ bên là hình ảnh của quạt điều hoà (còn gọi là quạt nước) và các tấm Cooling Pad. Cấu tạo của quạt có 5 bộ phận chính gồm: bình nước, máy phun hơi nước, tấm Cooling Pad, tấm giữ bụi, động cơ gắn với cánh quạt. Tấm Cooling Pad chính là bộ phận quan trọng, được thiết kế dưới dạng hình khối chữ nhật với các rãnh nhằm tiếp xúc với nước, đồng thời giữ nước lại. Tấm màng này chiết xuất từ vỏ cây nên khả năng thẩm thấu tương đối nhanh.

Câu 3: Khi hệ thống làm mát hoạt động, các rãnh của tấm Cooling Pad tiếp xúc với nước, đồng thời nước được giữ lại và nhiệt độ của nước sẽ thay đổi thế nào?
A. tăng lên.
B. giảm xuống.
C. hạ xuống dưới \( 0 \, ^\circ \text{C} \)
D. không thay đổi.

Câu 4: Khi động cơ của quạt hoạt động thì động cơ đã chuyển hoá phần lớn
A. cơ năng thành điện năng.
B. điện năng thành nhiệt năng.
C. điện năng thành cơ năng.
D. nhiệt năng thành điện năng.

Câu 5: Khi quạt hoạt động thì không khí sau khi đi qua quạt so với trước đó lượng hơi nước trong không khí
A. tăng lên và nhiệt độ giảm xuống.
B. giảm xuống và nhiệt độ giảm xuống.
C. giảm xuống và nhiệt độ không đổi.
D. tăng lên và nhiệt độ không đổi.

Câu 6: Sóng điện từ truyền trong chân không có bước sóng 900 nm thuộc loại tia nào sau đây?
A. Tia tử ngoại.
B. Tia X.
C. Tia hồng ngoại.
D. Tia gamma (\( \gamma \)).

Câu 7: Một bạn học sinh dùng bơm có van một chiều để bơm không khí vào một quả bóng. Ban đầu quả bóng chưa không khí ở áp suất khí quyển \( p_0 \). Bóng có thể tích không đổi V. Coi nhiệt độ không khí trong và ngoài bóng như nhau và không đổi. Mỗi lần bơm đưa được một thể tích bằng \( 0,2 \cdot V \) không khí vào bóng. Sau lần bơm đầu tiên, áp suất không khí trong bóng là 
A. \( p = \dfrac{p_0}{1,2} \)
B. \( p = 1,44 p_0 \)
C. \( p = 1,2 p_0 \)
D. \( p = \dfrac{p_0}{1,44} \)

Câu 8: Một khối khí lí tưởng được giữ ở áp suất không đổi. Nếu làm cho nhiệt độ tuyệt đối của khối khí này tăng lên hai lần so với giá trị ban đầu thì thể tích khí bằng
A. một phần tư giá trị ban đầu.
B. một nửa giá trị ban đầu.
C. bốn lần so với giá trị ban đầu.
D. hai lần so với giá trị ban đầu.

CâU 9: Một khối khí lí tưởng có n mol khí, có nhiệt độ tuyệt đối T, có thể tích V thì áp suất p tác dụng lên thành bình là
A. \( p = \dfrac{pV}{RT} \)
B. \( p = \dfrac{RT}{pV} \)
C. \( p = \dfrac{nRT}{V} \)
D. \( p = \dfrac{nRT}{V} \)

Câu 10: Chu kì sóng trên dây là
A. \( T = t_2 – t_1 \).
B. \( T = 0,5(t_2 – t_1) \).
C. \( T = 4(t_2 – t_1) \).
D. \( T = 2(t_2 – t_1) \).

Câu 11: Bước sóng trên dây có giá trị bằng
A.hai lần độ dài đoạn OB.
B.độ dài đoạn OB.
C. độ dài đoạn OA.
D.một nửa độ dài đoạn OA.

CâU 12: Tại thời điểm \( t_2 \), các phần tử dây tại O, A, B chuyển động như thế nào?
A. O, A, B đều đang đi lên.
B. O và B đang đi lên, A đang đi xuống.
C. O và A đang đi lên, B đang đi xuống.
D. O, A, B đều đang đi xuống.

Câu 13: Nhiệt lượng cần cung cấp cho 2 kg rượu nóng thêm \( 1 \, ^\circ \text{C} \) là (Sử dụng thông tin trong bảng: Nhiệt dung riêng của Rượu là 2500 J/kg.K)
A. 1250 J.
B. 4180 J.
C.2500 J.
D. 5000 J.

Câu 14: Các miếng Nhôm, Đồng, Sắt và Chì có cùng khối lượng. Nếu lần lượt cung cấp cho các miếng kim loại trên một nhiệt lượng như nhau thì miếng kim loại nào tăng nhiệt độ nhiều nhất? (Sử dụng thông tin trong bảng: Nhôm 880, Đồng 460, Sắt 380, Chì 130 J/kg.K)
A. Đồng.
B. Chì.
C. Sắt.
D. Nhôm.

Câu 15: Sự chuyển động liên tục của ong vò vẽ làm nó tích điện và tự tạo ra xung quanh mình một điện trường. Khi đậu vào bông hoa nó truyền cho bông hoa một điện tích. Ong vò vẽ tìm được mật hoa và phân biệt được hoa tươi với hoa đã hết mật là nhờ vào tính chất nào sau đây?
A. Lực hút giữa điện tích trên bông hoa và điện tích trên cái râu của ong vò vẽ.
B. Lực đẩy giữa điện tích trên bông hoa và điện tích trên cái râu của ong vò vẽ.
C. Ong vò vẽ phát ra hạ âm và hạ âm bị phản xạ khi gặp bông hoa
D. Ong vò vẽ phát ra âm thanh và âm bị phản xạ khi gặp bông hoa

Câu 16: Phương pháp nào sau đây không làm tăng nội năng của vật?
A. Nước trong nồi được đun nóng.
B. Cọ xát miếng kim loại vào mặt bàn.
C. Viên bi được thả vào nước nóng.
D. Viên bi rơi trong chân không.

Câu 17: Một dây dẫn hình trụ bằng Đồng và một dây dẫn hình trụ bằng Nhôm có cùng kích thước. Nếu đặt vào hai đầu mỗi dây cùng một hiệu điện thế thì tỷ số giữa công suất toả nhiệt trên dây Đồng và công suất toả nhiệt trên dây Nhôm xấp xỉ bằng (Sử dụng thông tin trong bảng điện trở suất: Đồng \(1,69 \cdot 10^{-8} \, \Omega\text{m}\), Nhôm \(2,75 \cdot 10^{-8} \, \Omega\text{m}\))
A. 0,61.
B. 2,65.
C. 1,63.
D. 0,38.

Câu 18: Bốn vật dẫn hình trụ có cùng kích thước được chế tạo bằng Bạc (Ag), Đồng (Cu), Nhôm (Al), Sắt (Fe). Lần lượt nối vào hai đầu mỗi vật dẫn cùng một nguồn điện có suất điện động không đổi thì dòng điện chạy trong dây dẫn nào có cường độ lớn nhất?
A. Dây dẫn bằng Cu.
B. Dây dẫn bằng Al.
C. Dây dẫn bằng Fe.
D. Dây dẫn bằng Ag.
PHẦN II:
Câu 1: Cây đàn Nguyệt là một nhạc cụ dân tộc, dây đàn chỉ là một dây cước, hộp đàn có dạng hình mặt nguyệt. Khi gảy đàn, ứng với các nốt nhạc khác nhau thì người ta bấm tay vào các phím đàn khác nhau (như hình bên).
https://dethitracnghiem.vn/wp-content/uploads/2025/04/26-1741138532.png
a) Hộp đàn có chức năng cộng hưởng âm.
b) Khi gảy vào dây đàn thì dao động được truyền đi dưới dạng sóng ngang về hai đầu dây, chúng bị phản xạ và truyền theo chiều ngược lại tạo ra sóng dừng trên dây đàn.
c) Tốc độ truyền dao động trên dây đàn v = √(F/m₀) ; trong đó F là lực căng dây, còn m₀ là khối lượng trên một đơn vị chiều dài của dây. Dây đàn dài 750 mm, nặng 25 g, lực căng 4320 N. Khi không bấm nốt thì âm mà dây đàn này phát ra có tần số 162 Hz.
d) Sau khi căn chỉnh lại lực căng dây, nếu khoảng cách từ phím đàn ứng với nốt Đố (có tần số 262 Hz) đến phím đàn ứng với nốt Rê (có tần số 294 Hz) là 80,0 mm thì khoảng cách từ phím đàn ứng với nốt Rê (có tần số 294 Hz) đến phím đàn ứng với nốt Mí (có tần số 330 Hz) là 71,5 mm.

Câu 2: Một nhóm học sinh lớp 12 A một trường THPT thực hiện thí nghiệm thực hành đo nhiệt dung riêng của nước.
-Họ đã lựa chọn bộ dụng cụ thí nghiệm gồm: biến thế nguồn (1), bộ đo công suất nguồn điện (oát kế có độ chính xác là 0,1 W) có tích hợp chức năng đo thời gian (2), nhiệt kế điện tử (3) có độ chính xác là 0,1 °C, nhiệt lượng kế bằng nhôm có vỏ xốp cách dày điện trở (4), cân điện tử (5) có độ chính xác 0,01 g như hình vẽ.
-Họ đã lựa chọn phương án thí nghiệm: đo nhiệt lượng Q cung cấp cho khối lượng nước m để làm tăng nhiệt độ của nó lên Δt và tính nhiệt dung riêng theo công thức: C = Q / (m.Δt). Thí nghiệm được tiến hành với khối lượng nước là 145,62 g và nhiệt độ ban đầu của nước là 9,6°C. Nhóm học sinh này đã xác định được tổng nhiệt dung (nhiệt lượng cần cung cấp cho 1 vật để nhiệt độ của nó tăng thêm một độ) của bộ dụng cụ kèm theo (gồm bình nhôm, lượng kế, dây điện trở và thanh dẫn, nhiệt kế và que khuấy) là C₀ = 44,3 J/K. Bảng số liệu đo được như ở hình bên.
Thí nghiệm đo nhiệt dung riêng của nước
a) Công suất toả nhiệt trung bình của dây điện trở là 10,9 W.
b) Sai số tỷ đối của phép đo độ chênh lệch nhiệt độ giữa hai lần đo liên tiếp do dụng cụ đo (nhiệt kế điện tử) gây ra là 2,67%.
c) Gọi tốc độ tăng nhiệt độ ở hai lần đo liên tiếp là Δt (độ) và khoảng thời gian ở hai lần đo liên tiếp là Δτ (s). Giá trị trung bình của tỷ số giữa Δt và Δτ trong thí nghiệm là 0,017 (độ/s).
d) Từ kết quả thí nghiệm, giá trị trung bình của nhiệt dung riêng của nước đo được là C = 4100 (J/kgK).

Câu 3: Máy khử rung tim xách tay là thiết bị được các đội y tế thường dùng để cấp cứu bệnh nhân bị rối loạn nhịp tim và tạo nhịp tim ổn định cho bệnh nhân. Để cấp cứu cho bệnh nhân, nhân viên y tế đặt hai điện cực của máy khử rung tim lên ngực bệnh nhân và truyền năng lượng dự trữ trong tụ điện cho bệnh nhân. Giả sử tụ điện trong máy có điện dung 60 µF và hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện là 4000 V.

a) Khi máy hoạt động năng lượng truyền cho bệnh nhân là năng lượng của điện trường dự trữ trong tụ điện.
b) Với các thông số ở trên, điện tích của tụ điện trong máy khử rung tim là 24.10⁻³ C.
c) Tụ điện dự trữ một năng lượng 240 kWh.
d) Giả sử trung bình máy truyền một xung đầu tiên trong thời gian 2 ms và truyền cho bệnh nhân một năng lượng khoảng 200 J. Cường độ dòng điện trung bình chạy qua tim trong xung điện này là 28,35 A.

Câu 4: Khi lặn xuống biển để sửa chữa tàu biển, người nhái phải mang theo một bình không khí có thể tích không đổi tới áp suất 150 atm để thở. Khi lặn xuống nước quanh thân tàu bị vỡ sau 8 phút thì tìm được chỗ hỏng (ở độ sâu 9 m so với mặt biển), lúc ấy áp suất khí nén trong bình đã giảm bớt 20%. Người ấy tiến hành sửa chữa và từ lúc ấy tiêu thụ không khí gấp 1,5 lần so với lúc quan sát. Coi nhiệt độ không khí trong bình không đổi.
a) Người nhái lặn xuống càng sâu thì áp lực mà nước đè lên càng lớn.
b) Cho áp suất khí quyển là 9,5 mét nước biển. Tại vị trí thân tàu bị hỏng, áp suất nước biển là 14,5 mét nước biển.
c) Khi thở, người nhái thải ra các bọt khí có dạng hình cầu. Giả sử khi đang sửa thân tàu một bọt khí thở ra có bán kính r (coi nhiệt độ của bọt khí không đổi), lúc nổi lên sát mặt thoáng thì bọt khí có bán kính 1,5π.
d) Vì lí do an toàn cho phép là áp suất khí trong bình không thấp hơn 30 atm. Người nhái có thể sửa chữa thân tàu trong thời gian tối đa là 20 phút.
PHẦN III:
Câu 1: Một nhóm học sinh tiến hành thí nghiệm giao thoa ánh sáng bằng hai khe. Nguồn sáng phát ra hai ánh sáng đơn sắc là ánh sáng vàng có bước sóng λ₁ và ánh sáng có bước sóng λ₂. Các bạn học sinh tiến hành đo khoảng vân của ánh sáng màu vàng, từ đó tính được bước sóng λ₁ = 0,60 μm. Khi quan sát trên màn, các bạn nhận thấy tại vị trí vân tối thứ 2 của ánh sáng vàng (kể từ vân trung tâm) là một vân sáng của λ₂. Giá trị λ₂ là bao nhiêu μm? (lấy đến hai con số sau dấu phẩy).

Câu 2: Xe ô tô điện VF6 của hãng xe Vinfast sử dụng loại pin hoá học LFP dung lượng 59,6 kWh. Khi xe chạy với tốc độ 60 km/h trên một cung đường bằng phẳng với công suất cơ học trung bình 5,1 kW chiếm 60% công suất ra của pin (nguồn điện năng cung cấp cho động cơ, pin còn cung cấp năng lượng cho hệ thống người không khí khi xe chạy vào mùa đông, năng lượng cung cấp cho hệ thống vận hành túi khí,…) và xe chỉ vận hành khi dung lượng của pin còn lớn hơn 20% dung lượng ban đầu, sau mỗi lần sạc đầy pin thì xe vận hành được bao nhiêu km? (lấy đến chữ số hàng đơn vị).

Câu 3: Hương vị của bia Hà nội đã trở thành một thương hiệu mà nhiều người yêu thích. Mở nắp một chai bia rồi rót 200 g bia vào cốc. Cho vào cốc 40 g nước đá ở nhiệt độ -2,8⁰C thì ta sẽ được một cốc bia mát. Biết nhiệt dung riêng của bia là 3830 J/kg.K; nhiệt dung riêng của nước đá là 1800 J/kg.K; nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là 3,4.10⁵ J/kg; nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K. Ban đầu bia có nhiệt độ là 32⁰C. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường và sự trao đổi nhiệt với thành cốc. Sau khi nước đá tan hết, nhiệt độ của cốc bia là bao nhiêu ⁰C?

Câu 4: Dùng ấm điện có các thông số cho ở hình bên để đun sôi nồi nước chè có khối lượng tổng cộng 2,5 kg (không kể khối lượng của ấm). Biết nhiệt dung riêng của hỗn hợp nước chè trong ấm phụ thuộc nhiệt độ như đồ thị bên phải. Nhiệt độ ban đầu của nước là 24⁰C; coi nhiệt độ sôi của nước chè là 100⁰C. Nhiệt lượng để đun sôi nước chè chiếm 80% nhiệt lượng mà dây may so trong ấm toả ra. Thời gian để đun sôi nước chè là bao nhiêu phút? (lấy đến một chữ số sau dấu phẩy)

Mục đích tổ chức thi tốt nghiệp THPT 2025 là gì?

Căn cứ theo Mục 1 Phương án Tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định 4068/QĐ-BGDĐT 2023, mục đích tổ chức thi tốt nghiệp THPT 2025 để:

– Đánh giá đúng kết quả học tập của người học theo mục tiêu và chuẩn cần đạt theo yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018.

– Lấy kết quả thi để xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) và làm một trong các cơ sở để đánh giá chất lượng dạy, học của các cơ sở GDPT và công tác chỉ đạo của các cơ quan quản lý giáo dục.

– Cung cấp dữ liệu đủ độ tin cậy cho các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp sử dụng trong tuyển sinh theo tinh thần tự chủ.

Thí sinh thi tốt nghiệp THPT 2025 có bắt buộc thi môn Vật lí không?

Căn cứ theo Mục 5 Phương án Tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định 4068/QĐ-BGDĐT 2023 quy định như sau:

Thí sinh thi bắt buộc môn Ngữ văn, môn Toán và 02 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 (Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ).

Đồng thời, căn cứ theo Điều 3 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT quy định như sau:

Môn thi

Tổ chức kỳ thi gồm 03 buổi thi: 01 buổi thi môn Ngữ văn, 01 buổi thi môn Toán và 01 buổi thi của bài thi tự chọn gồm 02 môn thi trong số các môn: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ định hướng Công nghiệp (gọi tắt là Công nghệ Công nghiệp), Công nghệ định hướng Nông nghiệp (gọi tắt là Công nghệ Nông nghiệp), Ngoại ngữ (Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Đức, Tiếng Nhật và Tiếng Hàn).

Theo quy định này, các môn thi tốt nghiệp THPT 2025 bao gồm:

– Thi 02 môn bắt buộc: Toán và Ngữ văn.

– Thi 02 môn tự chọn trong số các môn sau: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ định hướng Công nghiệp, Công nghệ định hướng Nông nghiệp, Ngoại ngữ.

Như vậy, kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 không bắt buộc thí sinh phải thi môn Vật  Lí

 

 

Related Posts

×

Bạn ơi!!! Để xem được kết quả
bạn vui lòng làm nhiệm vụ nhỏ xíu này nha

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút GIỐNG HÌNH DƯỚI và chờ 1 lát để lấy mã: