Đề thi Trắc nghiệm chi tiết máy – đề 9

Năm thi: 2023
Môn học: Chi Tiết Máy
Trường: Đại học Bách Khoa TP.HCM
Người ra đề: GV. Nguyễn Hữu Lộc
Hình thức thi: Trắc Nghiệm
Loại đề thi: Qua môn
Độ khó: Trung Bình
Thời gian thi: 45 phút
Số lượng câu hỏi: 25
Đối tượng thi: Sinh Viên
Năm thi: 2023
Môn học: Chi Tiết Máy
Trường: Đại học Bách Khoa TP.HCM
Người ra đề: GV. Nguyễn Hữu Lộc
Hình thức thi: Trắc Nghiệm
Loại đề thi: Qua môn
Độ khó: Trung Bình
Thời gian thi: 45 phút
Số lượng câu hỏi: 25
Đối tượng thi: Sinh Viên

Mục Lục

Đề thi Trắc nghiệm chi tiết máy – đề 9 là một trong những bài kiểm tra quan trọng của môn Chi tiết máy, một môn học cốt lõi trong chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Cơ khí tại các trường đại học. Đề thi này giúp sinh viên củng cố kiến thức về thiết kế, phân tích, và lựa chọn các chi tiết máy như trục, bánh răng, khớp nối, và vòng bi. Đề thi được xây dựng bởi giảng viên Nguyễn Hữu Lộc, một chuyên gia trong lĩnh vực Cơ khí tại trường Đại học Bách Khoa TP.HCM, vào năm 2023. Đối tượng của đề thi này là sinh viên năm ba ngành Kỹ thuật Cơ khí, yêu cầu họ nắm vững các kiến thức cơ bản và chuyên sâu để hoàn thành tốt bài thi. Hãy cùng dethitracnghiem.vn tìm hiểu chi tiết về đề thi này và tham gia làm kiểm tra ngay lập tức!

Đề thi Trắc nghiệm chi tiết máy – đề 9 (Có đáp án)

Câu 1: Trên biểu đồ mô men xác định được các giá trị mô men uốn và xoắn (Nmm) tại một tiết diện là Mx = 85000 Nmm; My = 65000 Nmm; T = 180000 Nmm. Trục quay 1 chiều, tải không đổi, đường kính tiết diện 30mm với rãnh then rộng b = 10 mm, sâu t1 = 5 mm. Biên độ và giá trị trung bình ứng suất tiếp là:
A. 18,8 và 18,8
B. 37,6 và 37,6
C. 18,8 và 37,6
D. 37,6 và 18,8

Câu 2: Trên biểu đồ mô men xác định được các giá trị mô men uốn và xoắn (Nmm) tại một tiết diện là Mx = 85000; My = 65000; T = 180000. Trục quay 1 chiều, tải không đổi, đường kính tiết diện 30mm với rãnh then rộng b = 10 mm, sâu t1 = 5 mm. Biên độ và giá trị trung bình ứng suất pháp là:
A. 50,2 và 0,0
B. 50,2 và 25,1
C. 25,1 và 0,0
D. 25,1 và 25,1

Câu 3: Trên biểu đồ mô men xác định được các giá trị mô men uốn và xoắn (Nmm) tại một tiết diện là Mx = 85000; My = 65000; T = 180000. Với ứng suất cho phép là 55MPa, đường kính tính toán (mm) của trục tại tiết diện này là:
A. 32,5
B. 33,6
C. 25,8
D. 26,7

Câu 4: Trục I trong hộp giảm tốc lắp trên 2 ổ lăn giống nhau A và B (xem hình vẽ 1) chịu mô men xoắn TI = 140000Nmm. Vật liệu trục có [τ] = 18MPa. Đường kính các đoạn trục lần lượt tại các vị trí lắp Khớp, Ổ lăn A; Vai trục V, ổ lăn B và Bánh răng 1 nên chọn là:
A. 34; 35; 42; 35; 34
B. 30; 35; 42; 35; 30
C. 35; 40; 45; 50; 55
D. 35; 36; 40; 36; 35

Câu 5: Chi tiết then bằng trên trục có d = 25mm, T = 250000Nmm, b = 8 mm, h = 7 mm, t1 = 4 mm, chiều dài then l = 40 mm. Xác định ứng suất dập và ứng suất cắt lớn nhất trên then (MPa)?
A. 166,7 và 62,5
B. 83,3 và 37,7
C. 133,4 và 55,5
D. 66,7 và 27,7

Câu 6: Ổ bi đỡ có C = 18 KN lắp với moay-ơ của bánh xe và trục cố định. Bánh xe quay 950 v/ph và chịu tải hướng tâm không đổi. Các hệ số Kt, Kđ lấy bằng 1. Tải trọng lớn nhất (N) tác dụng lên gối đỡ trục để ổ có tuổi thọ 10000 giờ là:
A. 1809
B. 2231
C. 2171
D. 2677

Câu 7: Trục I của HGT lắp 2 ổ đũa côn như nhau (xem hình 1 – tại A và B) có α = 13°; Fat = 2500N ngược chiều trục X; FrA = 4000N; FrB = 6000N. Lực dọc trục (N) tác động lên các ổ A và B lần lượt là:
A. 4225 và 1725
B. 1150 và 3650
C. 1150 và 4225
D. 4578 và 2078

Câu 8: Trục I của HGT lắp 2 ổ đũa côn như nhau (xem hình 1 – tại A và B) có α = 13°; khả năng tải C = 13,3 kN; tải trọng không đổi Fat = 2500N ngược chiều trục X; FrA = 4000N; FrB = 6000N; Kt = Kđ = 1. Tuổi thọ (triệu vòng quay) của các ổ lăn A, B tương ứng là:
A. 3,79 và 14,20
B. 54,87 và 3,54
C. 54,87 và 2,56
D. 10,89 và 3,04

Câu 9: Trục III của HGT lắp 2 ổ bi đỡ chặn như nhau (xem hình vẽ 1 – tại E và F) có e = 0,48; Fat = 2500N hướng theo chiều trục Z; FrE = 4000N; FrF = 6000N. Lực dọc trục (N) tác động lên các ổ E và F lần lượt là:
A. 1920 và 4420
B. 5380 và 2880
C. 4420 và 2880
D. 380 và 4420

Câu 10: Trục III của HGT lắp 2 ổ đỡ chặn như nhau (xem hình vẽ 1 – tại E và F) có e = 0,48; khả năng tải C = 13,3KN; tải trọng không đổi Fat = 2500N hướng theo chiều trục Z; FrE = 4000N; FrF = 6000N; Kt = Kđ = 1. Khi Fa/(VFr) > e lấy X = 0,45; Y = 1,13 thì tuổi thọ (triệu vòng quay) của các ổ lăn E, F tương ứng là:
A. 36,76 và 5,16
B. 4,81 và 10,89
C. 7,50 và 10,89
D. 5,16 và 212,32

Câu 11: Cho sơ đồ bố trí ổ lăn trục (III) ở hình 1, sử dụng cặp ổ đũa côn đỡ chặn có α = 13,5°; Fat = 2100N là lực dọc trục hướng theo trục Z; FrE = 5600N và FrF = 3560N là các lực hướng tâm không đổi tác dụng vào các ổ. Lấy V = kđ = kt = 1, khả năng tải động của ổ C = 45KN. Xác định tuổi thọ của ổ lăn E (tính theo giờ) khi ổ làm việc với tốc độ n = 975vg/ph?
A. 17766
B. 6114
C. 8776
D. 12345

Câu 12: Ổ bi đỡ có số con lăn z = 10, chịu lực hướng tâm Fr = 3000 N. Xác định lực hướng tâm (N) lớn nhất tác dụng lên các con lăn?
A. 1500
B. 1000
C. 500
D. 300

Câu 13: Ổ bi đỡ chặn 1 dãy có e = 0.3, chịu lực hướng tâm Fr = 4000 N, lực dọc trục Fa = 2000 N. Kđ = Kt = 1, vòng trong quay-vòng ngoài đứng yên. Xác định tải trọng tương đương (N) tác dụng lên ổ lăn, biết khi Fa/(VFr) > e thì X = 0.45, Y = 1.22
A. 4240
B. 4230
C. 4220
D. 4210

Câu 14: Ổ đũa côn có α = 13°, chịu lực hướng tâm Fr = 4000N, lực dọc trục Fa = 3000N, Kđ.Kt = 1, vòng trong quay – vòng ngoài đứng yên, khả năng tải động của ổ lăn C = 52KN, số vòng quay n = 720(vg/ph). Xác định tuổi thọ tính theo giờ của ổ lăn?
A. 20416
B. 10416
C. 30416
D. 40416

Câu 15: Trên một trục lắp 2 ổ đũa côn theo sơ đồ , có α = 13°; Fat = 2500N; Fr0 = 4000N; Fr1 = 6000N. Lực dọc trục (N) tác động lên các ổ 0 và 1 lần lượt là:
A. 4225 và 1725
B. 1150 và 3650
C. 1150 và 4225
D. 4578 và 2078

Câu 16: Trên một trục lắp 2 ổ bi đỡ chặn theo sơ đồ , có e = 0,48; Fat = 2500N; Fr0 = 4000N; Fr1 = 6000N. Lực dọc trục (N) tác động lên các ổ 0 và 1 lần lượt là:
A. 1920 và 4420
B. 5380 và 2880
C. 4420 và 2880
D. 380 và 4420

Câu 17: Cho trước áp suất cho phép trong ổ trượt đỡ [p] = 10MPa và tỷ số chiều dài/đường kính ngõng trục (l/d) bằng 1,1. Đường kính tính toán của ngõng trục (d, mm) theo áp suất cho phép khi chịu tải hướng tâm R = 13500N là:
A. 35,0
B. 30,0
C. 40,0
D. 45,0

Câu 18: Cho trước tích số [pv] trong ổ trượt đỡ là 15 Mpa.m/s và tỷ số chiều dài/đường kính ngõng trục (l/d) bằng 1,1. Trục quay với tốc độ 950 vg/ph. Đường kính tính toán của ngõng trục (d, mm) theo tích số pv cho phép khi chịu tải hướng tâm R = 13500N là:
A. 40,7
B. 38,7
C. 36,7
D. 42,7

Câu 19: Cho ổ trượt bôi trơn thủy động có độ hở hướng kính δ = 0,5 mm, khi làm việc có độ lệch tâm e = 0,2 mm. Khe hở nhỏ nhất giữa ngõng trục và lót ổ là:
A. 0,05
B. 0,10
C. 0,15
D. 0,20

Câu 20: Cho ổ trượt bôi trơn thủy động có độ hở hướng kính δ = 0.2 mm, khi làm việc có độ lệch tâm e = 0.05 mm. Biết hệ số an toàn là 2. Xác định tổng độ nhám (μm) lớn nhất của ngõng trục và lót ổ?
A. 20
B. 25
C. 30
D. 35

Câu 21: Nối trục đĩa dùng bu lông ghép không có khe hở với 6 bu lông, đường tròn qua tâm các bu lông D0 = 80 mm. Bu lông có ứng suất cắt cho phép là [τc] = 80 MPa. Nối trục chịu mô men xoắn T = 106 Nmm. Biết hệ số tải trọng k = 1,2. Xác định đường kính thân bu lông?
A. 6,9
B. 7,9
C. 8,9
D. 9,9

Câu 22: Nối trục vòng đàn hồi có 6 chốt, chiều dài chốt l0 = 34 mm, đường kính chốt dc = 14 mm, đường tròn qua tâm các chốt D0 = 70 mm. Chiều dài của vòng đàn hồi trên mỗi chốt là lv = 28 mm. Nối trục chịu mô men xoắn T = 106 Nmm. Biết hệ số tải trọng k = 1,2. Xác định ứng suất dập của vòng đàn hồi và ứng suất uốn của chốt (MPa)?
A. 16,6 và 404
B. 14,6 và 354
C. 12,6 và 304
D. 10,6 và 254

Câu 23: Lò xo xoắn ốc có chỉ số lò xo c = 4, chịu lực kéo lớn nhất là Fmax = 100 N. Ứng suất xoắn cho phép của dây lò xo là [τ] = 180 MPa. Xác định đường kính tối thiểu của dây lò xo (mm)?
A. 2,8
B. 2,7
C. 2,6
D. 2,5

Câu 24: Lò xo xoắn ốc có chỉ số lò xo c = 5, đường kính dây lò xo là d = 3 mm, chịu lực kéo lớn nhất và nhỏ nhất là Fmax = 100 N, Fmin = 50 N ứng với chuyển vị làm việc x = 5 mm. Biết mô đun đàn hồi trượt G = 8.104 MPa. Xác định số vòng làm việc của lò xo?
A. 24
B. 22
C. 23
D. 25

Câu 25: Bộ truyền vít đai ốc chịu Fa = 80000 N; áp suất cho phép của trên bề mặt của ren vít [p] = 6 MPa; sử dụng ren hình thang (ψh = 0,5); hệ số chiều cao của đai ốc ψH = 1,8. Xác định đường kính trung bình của vít?
A. 68,671
B. 65,671
C. 70,671
D. 72,671

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)