Đề thi trắc nghiệm Giải phẫu bệnh – Đề số 3

Năm thi: 2023
Môn học: Giải phẩu bệnh
Trường: Đại học Y Hà Nội
Người ra đề: Tổng hợp
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 60 phút
Số lượng câu hỏi: 50
Đối tượng thi: Sinh viên
Năm thi: 2023
Môn học: Giải phẩu bệnh
Trường: Đại học Y Hà Nội
Người ra đề: Tổng hợp
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 60 phút
Số lượng câu hỏi: 50
Đối tượng thi: Sinh viên

Mục Lục

Đề thi trắc nghiệm Giải phẫu bệnh – Đề số 3  là bộ đề thi gồm những câu hỏi trọng tâm về môn Giải phẫu bệnh, được biên soạn dành cho sinh viên Y khoa. Bộ đề này tổng hợp các kiến thức cơ bản và nâng cao về các bệnh lý thường gặp, cách chẩn đoán thông qua các mẫu mô, tế bào, và các cơ chế bệnh sinh. Được biên soạn bởi các giảng viên giàu kinh nghiệm từ trường Đại học Y Hà Nội, đề thi này đặc biệt hữu ích cho các sinh viên năm thứ 3 thuộc ngành Y đa khoa, giúp củng cố và kiểm tra kiến thức trước các kỳ thi quan trọng. Hãy cùng dethitracnghiem.vn khám phá phần 1 của bộ đề thi này và bắt đầu kiểm tra kiến thức của bạn ngay nhé!

Bộ câu hỏi trắc nghiệm giải phẫu bệnh – đề số 3(có đáp án) 

Câu 1: Về vi thể, sự khác nhau cơ bản giữa bướu cổ đơn thuần và bướu cổ cường giáp dựa vào:
A. Thành phần chất keo chứa trong lòng các nang tuyến giáp
B. Số lượng của các nang giáp
C. Sự tăng sinh xơ ở mô đệm của tuyến giáp
D. Sự xâm nhập tế bào viêm ở mô đệm của tuyến giáp

Câu 2: Về hình thái học, để chẩn đoán phân biệt bướu cổ đơn thuần và bệnh Basedow, chủ yếu dựa vào:
A. Dựa vào tổn thương đại thể (kích thước, màu sắc, mật độ, tính chất) của u
B. Dựa vào chẩn đoán tế bào học chọc hút bằng kim nhỏ
C. Dựa vào chẩn đoán sinh thiết mô bệnh học
D. Dựa vào chẩn đoán ghi hình phóng xạ của tuyến giáp

Câu 3: Bệnh bướu giáp đơn thuần có đặc điểm:
A. Do virus
B. Các nang tuyến giáp luôn giãn rộng
C. Tuyến giáp thường xơ hóa
D. Thường tiến triển ác tính

Câu 4: Trong bệnh bướu giáp đơn thuần, các nang giáp có thể thay đổi hình thái như:
A. Giãn rộng, các tế bào tăng chiều cao
B. Giãn rộng, các tế bào giống với tế bào bình thường
C. Giãn rộng, các tế bào hình dẹp
D. Teo nhỏ, lòng chứa đầy chất keo

Câu 5: Ở VN, theo ước tính tỷ lệ mắc bệnh bướu giáp vào khoảng:
A. 1 triệu người
B. 2 triệu người
C. 3 triệu người
D. 4 triệu người

Câu 6: Trong tuyến giáp, hormone giáp được tạo ra do tế bào:
A. Tế bào nôi mô mao mạch
B. Tế bào cận giáp
C. Tế bào không bào hấp thụ
D. Tế bào lót quanh nang tuyến

Câu 7: Trong bệnh Basedow, các nang giáp có thể thay đổi hình thái như:
A. Giãn rộng, lòng chứa đầy keo, các tế bào dẹp
B. Giãn rộng, lòng chứa đầy keo, các tế bào bình thường
C. Giãn rộng, lòng chứa đầy keo, các tế bào loạn sản
D. Giãn rộng, lòng chứa ít keo, các tế bào quá sản, tạo nhú

Câu 8: Bệnh basedow thường gặp ở phụ nữ 30-40 tuổi, với tỷ lệ nữ/nam là:
A. 7/1
B. 5/1
C. 3/1
D. 6/1

Câu 9: Tuyến giáp được cấu tạo bởi các nang tuyến và lót bởi các hàng biểu mô thuộc loại:
A. Biểu mô trụ hoặc vuông đơn
B. Biểu mô trụ giả tầng
C. Biểu mô chuyển tiếp
D. Biểu mô lát tầng không sừng hóa

Câu 10: Hormone giáp được tạo ra ở tuyến giáp từ các tế bào:
A. Tế bào hấp thụ
B. Tế bào nội mô
C. Tế bào liên kết
D. Tế bào biểu mô

Câu 11: Trong bệnh Basedow, trọng lượng trung bình của tuyến giáp vào khoảng:
A. 30- 40 g
B. 50- 60 g
C. 70- 80 g
D. 90- 100 g

Câu 12: Tuyến giáp là tuyến nội tiết, do:
A. Các sản phẩm chế tiết được dẫn theo đường ống dẫn riêng
B. Các sản phẩm chế tiết được dự trữ trong lòng nang
C. Các sản phẩm chế tiết được đổ vào hệ thống mao mạch
D. Các sản phẩm chế tiết được đổ vào mô kẽ

Câu 13: Biểu hiện lâm sàng của bệnh Basedow là:
A. Bướu cổ và bình năng giáp
B. Bướu cổ và nhược năng giáp
C. Bướu cổ và ưu năng giáp
D. Bướu cổ kèm viêm

Câu 14: Biểu hiện lâm sàng của bệnh bướu cổ đơn thuần là:
A. Bướu cổ, lồi mắt và cường năng giáp
B. Bướu cổ kèm nhược năng giáp
C. Bướu cổ và bình năng giáp
D. Bướu cổ kèm viêm

Câu 15: Nguyên nhân phổ biến của bướu cổ đơn thuần ở nước ta là do:
A. Yếu tố di truyền
B. Do virus
C. Do thiếu i ốt trong thức ăn và nước
D. Do suy dinh dưỡng

Câu 16: Một số u lành có kích thước lớn có thể gây chèn ép chứ không xâm nhập vào mô lân cận.
A. Đúng
B. Sai

Câu 17: Một trong những đặc điểm để phân biệt u ác tính và u lành tính là u ác tính vẫn tiếp tục phát triển dù cho kích thích gây ra u đã ngừng còn u lành thì ngược lại
A. Đúng
B. Sai

Câu 18: Hoá chất sinh ung nói chung bao gồm các sản phẩm có nguồn gốc nhân tạo như phẩm nhuộm, chất bảo quản, thuốc trừ sâu…
A. Đúng
B. Sai

Câu 19: U lành thường phát triển chậm, không làm chết người, trừ khi mọc vào vị trí hiểm yếu
A. Đúng
B. Sai

Câu 20: Các khối u lành tính thường không tái phát trừ trường hợp u dạng lá tuyến vú
A. Đúng
B. Sai

Câu 21: Cách gọi tên u (u lành hay u ác) có nguồn gốc liên kết thường đơn giản hơn u có nguồn gốc biểu mô
A. Đúng
B. Sai

Câu 22: Nói chung, các u lành tính có tên gọi tận cùng bằng SARCOMA, các u ác tính có tên gọi tận cùng bằng OMA.
A. Đúng
B. Sai

Câu 23: Giữa ung thư thực sự và loạn sản không phải dễ dàng phân định mà phải xem xét cẩn thận nhiều lần, nhiều vị trí và theo dõi lâu dài.
A. Đúng
B. Sai

Câu 24: Một trong những đặc điểm của u là: Khối u vẫn tiếp tục phát triển dù cho kích thích gây ra u đã ngừng
A. Đúng
B. Sai

Câu 25: Sự sinh sản của tế bào u vượt ra ngoài sự kiểm soát của cơ thể
A. Đúng
B. Sai

Câu 26: Hầu hết các u phát sinh ra từ những tế bào của bản thân cơ thể bị biến đổi, ví dụ như u nguyên bào nuôi
A. Đúng
B. Sai

Câu 27: Có 2 loại dị sản: Dị sản tái tạo và dị sản chức năng
A. Đúng
B. Sai

Câu 28: Cơ bản u là thành phần cơ sở của u, dựa vào đó ta có thể phân định u thuộc về thành phần biểu mô hay liên kết hay cả hai
A. Đúng
B. Sai

Câu 29: U lành có nguồn gốc liên kết có tên gọi phức tạp hơn u lành có nguồn gốc biểu mô
A. Đúng
B. Sai

Câu 30: Dù đã cắt bỏ rộng rãi, các mô ung thư dễ dàng tái phát tại chỗ hoặc di căn xa
A. Đúng
B. Sai

Câu 31: Những người bị suy giảm miễn dịch đều có khả năng bị ung thư cao.
A. Đúng
B. Sai

Câu 32: Đánh giá giai đoạn lâm sàng TNM rất quan trọng và được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới vì nó quyết định phương thức chẩn đoán và điều trị.
A. Đúng
B. Sai

Câu 33: Về phân loại mô bệnh học, bệnh Hodgkin có ít phân loại và đơn giản hơn u limpho ác tính không Hodgkin.
A. Đúng
B. Sai

Câu 34: Ngoài phân loại mô bệnh học, bệnh Hodgkin còn được phân loại theo giai đoạn lâm sàng.
A. Đúng
B. Sai

Câu 35:
Trong trường hợp xảy ra nhanh, tế bào chết vẫn có thể vẫn giữ nguyên hình thể của tế bào lành mạnh:
B. Sai
A. Đúng

Câu 36:
Mức độ tổn thương của tế bào không phụ thuộc vào thời gian tác động của từng tác nhân?
B. Sai
A. Đúng

Câu 37:
Tế bào có khả năng tái tạo phục hồi khi các tác nhân xâm phạm không làm các bào quan chủ yếu cho sự sống bị huỷ hoại?
A. Đúng
B. Sai

Câu 38:
Những tổn thương dẫn đến trạng thái cân bằng sinh học mới vẫn có thể là những tổn thương bất khả hồi?
A. Đúng
B. Sai

Câu 39:
Tế bào gọi là nở to sinh lý khi thể tích của tế bào lớn hơn bình thường nhưng không còn hoàn toàn lành mạnh nữa?
B. Sai
A. Đúng

Câu 40:
Ở tế bào nở to, các bào quan cũng nở to ra một cách cân đối?
A. Đúng
B. Sai

Câu 41:
Tế bào nở to vì tăng chuyển hoá, tăng trao đổi chất với môi trường bên ngoài, chính vì vậy mà quá trình đồng hoá lớn hơn quá trình dị hoá?
A. Đúng
B. Sai

Câu 42:
Ở các lực sỹ, do luyện tập các cơ bắp nở to vì tăng số lượng tế bào cơ?
B. Sai
A. Đúng

Câu 43:
Không có sự khác biệt trong việc nở to của tế bào sợi cơ tim ở một lực sĩ với tế bào sợi cơ tim của những người hẹp van 2 lá.
B. Sai
A. Đúng

Câu 44:
Không có sự khác biệt trong việc nở to của tế bào sợi cơ tim ở một lực sĩ với tế bào sợi cơ tim của những người hẹp van 2 lá.
B. Sai
A. Đúng

Câu 45:
Khi cắt bỏ một phần gan, phần còn lại phải hoạt động bù trừ, trong trường hợp này, tế bào gan to ra một cách sinh lý?
A. Đúng
B. Sai

Câu 46:
Tế bào gọi là teo đét khi thể tích của tế bào giảm sút nhưng các bào quan vẫn bình thường?
B. Sai
A. Đúng

Câu 47: Thay hình là sự thay đổi về hình thái và chức năng từ 1 tế bào này sang một tế bào khác.
A. Đúng
B. Sai

Câu 48: Sự xuất hiện tế bào biểu mô thượng bì thay thế cho tế bào biểu mô trụ đơn ở nội mạc phế quản còn gọi là hiện tượng thay hình?
A. Đúng
B. Sai

Câu 49: Thay hình và dị sản là hai tên gọi khác nhau chỉ 1 hiện tượng
B. Sai
A. Đúng

Câu 50: Sự thay đổi tế bào biểu mô trụ của niêm mạc dạ dày bằng tế bào biểu mô ruột là hiện tượng loạn sản?
B. Sai
A. Đúng

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)