Đề thi trắc nghiệm hoá sinh – đề 18

Năm thi: 2023
Môn học: Hoá sinh
Trường: ĐH Y TP.HCM
Người ra đề: PGS.TS. Lê Thị Thanh Thủy
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 60 phút
Số lượng câu hỏi: 30
Đối tượng thi: Sinh viên
Năm thi: 2023
Môn học: Hoá sinh
Trường: ĐH Y TP.HCM
Người ra đề: PGS.TS. Lê Thị Thanh Thủy
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 60 phút
Số lượng câu hỏi: 30
Đối tượng thi: Sinh viên

Mục Lục

Đề thi trắc nghiệm hóa sinh – đề 18 là một trong những đề thi môn hóa sinh được tổng hợp dành cho sinh viên ngành Y khoa và Dược học. Đề thi này được phát triển bởi các giảng viên chuyên môn từ trường Đại học Y Dược TP.HCM, với mục đích kiểm tra kiến thức tổng quát và chi tiết của sinh viên về các chủ đề quan trọng như cơ chế sinh học phân tử, hóa sinh tế bào và quá trình trao đổi chất. Đề thi này phù hợp với sinh viên năm 2, năm 3, những người đã hoàn thành các môn học cơ bản về sinh học và hóa học. Hãy cùng dethitracnghiem.vn tìm hiểu về đề thi này và tham gia làm kiểm tra ngay lập tức!

Bộ đề thi trắc nghiệm hoá sinh – đề 18 (có đáp án)

Câu 1: Fumarat: 1. Được tạo thành trực tiếp từ Succinat; 2. Được tạo thành trực tiếp từ Glycin; 3. Được tạo thành trực tiếp từ sự phân huỷ Arginosuccinat; 4. Chuyển thành Malat; 5. Chuyển thành acetyl CoA.
A. 1, 2, 3
B. 2, 3, 4
C. 3, 4, 5
D. 1, 3, 4

Câu 2: Glucose 6 phosphat:
A. Được tạo thành trực tiếp từ Glucose và Glucose 1 phosphat
B. Được tạo thành trực tiếp từ Glucose và Fructose
C. Được tạo thành trực tiếp từ Glucose và Lactose
D. Được tạo thành trực tiếp từ Fructose 1-6 diphosphat

Câu 3: Thể Cetonic: 1. Thường được tạo ra nhiều do bệnh đái đường; 2. Làm cho pH máu có nguy cơ giảm; 3. Làm cho pH máu có nguy cơ tăng; 4. Được tạo thành nhiều do tăng Acetyl CoA do bệnh đái đường; 5. Được tạo thành nhiều do tăng Pyruvat.
A. 1, 2, 4
B. 2, 3, 4
C. 3, 4, 5
D. 1, 2, 3

Câu 4: Cholesterol được tạo thành từ:
A. Acetyl CoA
B. Oxaloacetate
C. Citrate
D. Cetonic

Câu 5: Creatinin được tạo thành do các acid amin sau:
A. Arginin, glycin, cystein.
B. Arginin, glycin, methionin.
C. Arginin, methionin, cystein.
D. Arginosuccinate, methionin, cystein.

Câu 6: Các chất sau trao đổi amin thành acid amin:
A. Oxaloacetate, α-ketoglutarate, pyruvate.
B. Oxaloacetate, α-ketoglutarate, serin.
C. Oxaloacetate, fumarate, pyruvate.
D. Acetyl CoA, α-ketoglutarate, pyruvate.

Câu 7: Arginin có thể có những chuyển hoá sau: 1. Phân huỷ thành urê và ornithin; 2. Tham gia tạo creatinin; 3. Tạo acid d-aminolevulinic; 4. Phân huỷ tạo fumarate.
A. 1, 2
B. 2, 3
C. 3, 4
D. 1, 3

Câu 8: Fumarat có thể liên quan với các quá trình chuyển hoá khác nhau như sau: 1. Fumarat có thể được tạo thành trực tiếp từ succinate; 2. Fumarat có thể được tạo thành trực tiếp từ succinyl CoA; 3. Fumarat hợp nước tạo thành malate; 4. Fumarat có thể được tạo thành trực tiếp từ sự phân huỷ arginosuccinat; 5. Fumarat kết hợp với arginin tạo thành arginosuccinat.
A. 1, 3, 4
B. 1, 2, 4
C. 2, 3, 4
D. 1, 2, 5

Câu 9: Bệnh đái tháo đường dẫn tới:
A. Thoái hoá glucid theo con đường chuyển hoá năng lượng khó.
B. Giảm sự tạo thành oxaloacetat
C. Tăng thoái hoá acid béo thành acetyl CoA dẫn tới tăng thể cetonic.
D. Tất cả đều đúng

Câu 10: Chức năng của các quá trình chuyển hóa chung như sau: 1. Chu trình Krebs tạo cơ chất cho hydro; 2. Chu trình Krebs trực tiếp tạo 12 ATP; 3. Hô hấp tế bào giải phóng năng lượng do quá trình vận chuyển H+ và điện tử tới O2; 4. Quá trình phosphoryl hóa tạo ATP; 5. Hô hấp tế bào trực tiếp tạo ATP.
A. 2, 4, 5
B. 3, 4, 5
C. 2, 3, 4
D. 1, 3, 4

Câu 11: Lipid là nhóm hợp chất:
A. Tự nhiên, đồng chất
B. Tan trong dung môi phân cực
C. Tan hoặc ít tan trong nước
D. Tan trong dung môi hữu cơ

Câu 12: Lipid có cấu tạo chủ yếu là:
A. Acid béo
B. Alcol
C. Este của acid béo và alcol
D. Liên kết glucosid

Câu 13: Trong lipid có thể chứa các vitamin sau:
A. Vitamin C, Vitamin A
B. Vitamin B1, B2
C. Vitamin PP, B6, B12
D. Vitamin A, D, E, K

Câu 14: Acid béo bảo hòa có công thức chung:
A. CnH2n + 1 COOH
B. CnH2n – 1 COOH
C. CnH2n +1 OH
D. CnH2n – 3 OH

Câu 15: Acid béo có ký hiệu dưới đây là acid arachidonic:
A. C18:2; 9; 12
B. C18:3; 9; 12; 15
C. C18:0
D. C20:4; 5; 8; 11; 14

Câu 16: Lipid thuần có cấu tạo:
A. Chủ yếu là acid béo
B. Este của acid béo và alcol
C. Acid béo, alcol, acid phosphoric
D. Glycerol, acid béo, cholin

Câu 17: Trong công thức cấu tạo của lipid có acid béo, alcol và một số thành phần khác được phân vào loại:
A. Lipid thuần
B. Phospholipid
C. Lipid tạp
D. Steroid

Câu 18: Những chất sau đây là lipid thuần:
A. Triglycerid, sphingophospholipid, acid mật
B. Cerid, Cerebrosid, gangliosid
C. Acid cholic, acid desoxy cholic, acid lithocholic
D. Glycerid, cerid, sterid

Câu 19: Những chất sau đây là lipid tạp:
A. Cerebrosid, triglycerid, sterid
B. Cerid, phosphoglycerid, glycolipid
C. Glycerid, sterid, glycolipid
D. Cerebrosid, glycolipid, sphingolipid

Câu 20: Este của acid béo với sterol gọi là:
A. Glycerid
B. Cerid
C. Sterid
D. Cholesterol

Câu 21: Chất nào là tiền chất của Vitamin D3:
A. Acid mật
B. Phospholipid
C. Triglycerid
D. 7 Dehydrocholesterol

Câu 22: Lipoprotein: 1. Cấu tạo gồm lipid và protein; 2. Không tan trong nước; 3. Tan trong nước; 4. Vận chuyển lipid trong máu; 5. Lipid thuần
A. 1, 2, 3
B. 1, 2, 4
C. 1, 3, 4
D. 1, 3, 5

Câu 23: Quá trình tiêu hóa lipid nhờ: 1. Sự nhũ tương của dịch mật, tụy; 2. Sự thủy phân của enzym amylase; 3. Sự thủy phân của enzym lipase; 4. Sự thủy phân của enzym peptidase; 5. Sự thủy phân của enzym phospholipase
A. 1, 2, 3
B. 1, 2, 4
C. 1, 3, 5
D. 2, 3, 4

Câu 24: Lipase thủy phân triglycerid tạo thành sản phẩm: 1. Sterol; 2. Acid béo; 3. Glycerol; 4. Acid phosphoric; 5. Cholin
A. 1, 2
B. 1, 3
C. 2, 3
D. 3, 4

Câu 25: Triglycerid được vận chuyển từ gan đến các mô nhờ:
A. Chylomicron
B. VLDL (tiền β lipoprotein)
C. HDL (α lipoprotein)
D. LDL (β lipoprotein)

Câu 26: Để tổng hợp acid béo palmitic (16 C) cần có sự tham gia của:
A. 8 NADPHH+
B. 10 NADPHH+
C. 12 NADPHH+
D. 14 NADPHH+

Câu 27: Chọn tập hợp đúng theo thứ tự các phản ứng của quá trình β-oxi hóa acid béo bảo hòa sau: 1. Phản ứng khử hydro lần 1; 2. Phản ứng khử hydro lần 2; 3. Phản ứng kết hợp nước; 4. Phản ứng phân cắt
A. 1; 2; 3; 4
B. 2; 1; 3; 4
C. 1; 3; 2; 4
D. 1; 4; 3; 2

Câu 28: Số phận Acetyl CoA:
A. Tiếp tục thoái hóa trong chu trình Krebs
B. Tổng hợp acid béo
C. Tạo thành thể Cetonic
D. Tất cả các câu trên đều đúng

Câu 29: Công thức đúng để tính năng lượng thoái hóa hoàn toàn một acid béo bảo hòa có số C chẵn:
A. [(n/2) – 1] x 5 + (n/2) x 12 – 2 ATP
B. [(n/2) – 1] x 5 + (n/2) x 12 – 1 ATP
C. (n/2) x 5 + (n/2) x 12 – 2 ATP
D. [(n/2) – 1] x 5 + (n/2) x 12 ATP

Câu 30: Thoái hóa hoàn toàn acid béo Palmitic 16C tạo thành năng lượng ATP:
A. 129 ATP
B. 136 ATP
C. 130 ATP
D. 131 ATP

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)