Đề thi trắc nghiệm hoá sinh – đề 6

Năm thi: 2023
Môn học: Hoá sinh
Trường: ĐH Y. TP.HCM
Người ra đề: PGS.TS. Lê Thị Thanh Thủy
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 60 Phút
Số lượng câu hỏi: 30
Đối tượng thi: Sinh viên
Năm thi: 2023
Môn học: Hoá sinh
Trường: ĐH Y. TP.HCM
Người ra đề: PGS.TS. Lê Thị Thanh Thủy
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 60 Phút
Số lượng câu hỏi: 30
Đối tượng thi: Sinh viên

Mục Lục

Thi thử trắc nghiệm hóa sinh – đề 6 là một trong những đề thi môn hóa sinh được tổng hợp dành cho sinh viên ngành Y khoa và Dược học. Đề thi này được phát triển bởi các giảng viên chuyên môn từ trường Đại học Y Dược TP.HCM, với mục đích kiểm tra kiến thức tổng quát và chi tiết của sinh viên về các chủ đề quan trọng như cơ chế sinh học phân tử, hóa sinh tế bào và quá trình trao đổi chất. Đề thi này phù hợp với sinh viên năm 2, năm 3, những người đã hoàn thành các môn học cơ bản về sinh học và hóa học. Hãy cùng dethitracnghiem.vn tìm hiểu về đề thi này và tham gia làm kiểm tra ngay lập tức!

Bộ đề thi trắc nghiệm hoá sinh – đề 6 (có đáp án)

Câu 1: Carbon C6 của nhân purin có nguồn gốc từ CO2.
A. Đúng
B. Sai

Câu 2: C4, C5 và C7 của purin đều có cùng một nguồn gốc.
A. Đúng
B. Sai

Câu 3: NH3 trong máu có nguồn gốc từ acid nucleic và acid amin.
A. Đúng
B. Sai

Câu 4: Bản chất của sự hô hấp tế bào là:
A. Sự đốt cháy các chất hữu cơ
B. Sự oxy hóa khử tế bào
C. Sự đốt cháy các chất hữu cơ trong cơ thể
D. Sự kết hợp hydro và oxy để tạo thành nước

Câu 5: Sản phẩm cuối cùng của chuỗi hô hấp tế bào thường là:
A. H2O
B. CO2 và H2O
C. H2O2
D. H2O và O2

Câu 6: α-Cetoglutarat là cơ chất cho hydro, chất này đi vào chuỗi hô hấp tế bào tích lũy được:
A. 3 ATP
B. 2 ATP
C. 4 ATP
D. 1 ATP

Câu 7: Sự phosphoryl oxy hóa là:
A. Sự gắn oxy vào acid phosphoric
B. Sự gắn acid phosphoric vào ADP
C. Đi kèm theo phản ứng oxy hoá khử
D. Gồm B và C

Câu 8: Năng lượng của chu trình acid tricarboxylic sinh ra từ một mẫu acetylCoA là:
A. 5 ATP
B. 4 ATP
C. 3 ATP
D. 12 ATP

Câu 9: Sinh vật tự dưỡng là:
A. Thực vật
B. Động vật và vi sinh vật
C. Vi sinh vật
D. Động vật

Câu 10: Quang hợp là một quá trình không được tìm thấy ở:
A. Cây không có lá màu xanh
B. Động vật và vi sinh vật
C. Các loài cây sống ở dưới nước
D. Thực vật

Câu 11: Sinh vật dị dưỡng là:
A. Thực vật
B. Động vật
C. Cơ thể sống có khả năng tổng hợp các chất G,L,P
D. Câu B và C

Câu 12: Quá trình đồng hóa là:
A. Quá trình biến đổi G, L, P thức ăn thành acid amin, acid béo, monosaccarid…
B. Quá trình tổng hợp nên các chất G, L, P đặc hiệu cho cơ thể từ các chất khác
C. Quá trình tổng hợp thành một sản phẩm đồng nhất từ các chất khác
D. Câu A và B

Câu 13: Quá trình dị hóa là:
A. Quá trinh giải phóng năng lượng
B. Quá trình thoái hóa các chất G, L, P thành các sản phẩm trung gian, các chất này được đào thải ra ngoài.
C. Quá trình thoái hóa các chất G, L, P thành các sản phẩm trung gian, dẫn đến các chất cặn bã rồi đào thải ra ngoài.
D. Câu A và C

Câu 14: Quá trình dị hóa là gì?
A. Quá trình thoái hóa các chất G, L, P thành CO2, H2O
B. Quá trình thoái hóa các chất G, L, P thành các sản phẩm trung gian, dẫn đến các chất cặn bã rồi đào thải ra ngoài.
C. Câu B và với sự cung cấp năng lượng
D. Câu B và với sự giải phóng năng lượng.

Câu 15: Điểm khác biệt của sự oxy hóa chất hữu cơ ở trong và ở ngoài cơ thể là:
A. Nhiệt độ, chất xúc tác
B. Chất xúc tác, sản phẩm tạo thành
C. Sản phẩm tạo thành, pH môi trường
D. Nhiệt độ, pH môi trường

Câu 16: Điểm khác biệt về mặt năng lượng trong sự oxy hóa chất hữu cơ ở trong và ở ngoài cơ thể là:
A. Nhiệt độ sinh ra
B. Mức năng lượng sinh ra từ sự oxy hóa một chất hữu cơ
C. Sự tích luỹ năng lượng
D. Câu A và C

Câu 17: Trong chuỗi hô hấp tế bào có sự tham gia của các enzym sau:
A. Các dehydrogenase có coenzym NAD+ và các cytocrom
B. Các dehydrogenase có coenzym FAD và các cytocrom
C. Các dehydrogenase có các coenzym: NAD+, FAD
D. NAD+, FAD, CoQ, và các cytocrom

Câu 18: Trong chuỗi hô hấp tế bào có sự tham gia của các Coenzym sau:
A. Các dehydrogenase có coenzym NAD+ và các cytocrom
B. Các dehydrogenase có coenzym FAD và các cytocrom
C. Các dehydrogenase có các coenzym: NAD+, FAD, CoQ
D. NAD+, FAD, CoQ

Câu 19: Phản ứng nào không đúng về số hóa trị của Fe trong những phản ứng sau: CoQH2 + 2cyt b Fe3+ → CoQ + cyt b Fe2+ + 2H+ (1); 2cyt b Fe2+ + 2cyt c1 Fe3+ → 2cyt b Fe3+ + 2cyt c1 Fe2+ (2); 2cyt c1 Fe2+ + 2cyt c Fe3+ → 2cyt c1 Fe2+ + 2cyt c Fe3+ (3); 2cyt c Fe2+ + 2cyt a Fe3+ → 2cyt c Fe3+ + 2cyt a Fe2+ (4); 2cyt a Fe2+ + 2cyt a3 Cu2+ → 2cyt a Fe3+ + 2cyt a3 Cu+ (5)
A. Phản ứng (1)
B. Phản ứng (2)
C. Phản ứng (3)
D. Phản ứng (4)

Câu 20: Yếu tố nào không trực tiếp gây rối loạn chuỗi hô hấp tế bào:
A. Thiếu sắt
B. Thiếu cơ chất cho hydro
C. Thiếu oxy
D. Thiếu Vit A

Câu 21: Liên kết phosphat được gọi là giàu năng lượng khi thủy phân cắt đứt liên kết này, năng lượng được giải phóng là:
A. > 7000 calo
B. < 7000 calo
C. > 5000 calo
D. 5000-7000 calo

Câu 22: NADHH+ đi vào chuỗi hô hấp tế bào, về mặt năng lượng cung cấp cho ta:
A. 3 ATP
B. 2 ATP
C. 4 ATP
D. 1 ATP

Câu 23: FAD đi vào chuỗi hô hấp tế bào, về mặt năng lượng cung cấp cho ta:
A. 3 ATP
B. 2 ATP
C. 4 ATP
D. 1 ATP

Câu 24: α-Cetoglutarat đi vào chuỗi hô hấp tế bào, về mặt năng lượng cung cấp cho ta:
A. 3 ATP
B. 2 ATP
C. 4 ATP
D. 1 ATP

Câu 25: Trong chu trình Krebs, năng lượng không được tích lũy ở giai đoạn nào:
A. Gđ 1 → Gđ 2 : AcetylCoA → Citrat
B. Gđ 2 → Gđ 7 : Citrat → Malat
C. Gđ 3 → Gđ 8 : Isocitrat → Oxaloacetat
D. Gđ 3 → Gđ 7 : Isocitrat → Malat

Câu 26: Trong chu trình Krebs, năng lượng tích lũy được 9 ATP ở những giai đoạn nào: 1. Gđ 1 → Gđ 2 : AcetylCoA → Citrat; 2. Gđ 2 → Gđ 7 : Citrat → Malat; 3. Gđ 3 → Gđ 8 : Isocitrat → Oxaloacetat; 4. Gđ 3 → Gđ 7 : Isocitrat → Malat; 5. Gđ 4 → Gđ 8 : α-Cetoglutarat → Oxaloacetat
A. 1,2,3
B. 2,3,4
C. 1,3,4
D. 2,4,5

Câu 27: Trong chu trình Krebs, năng lượng tích lũy được 12 ATP ở giai đoạn nào:
A. Gđ 1 → Gđ 2 : AcetylCoA → Citrat
B. Gđ 2 → Gđ 7 : Citrat → Malat
C. Gđ 3 → Gđ 8 : Isocitrat → Oxaloacetat
D. Gđ 3 → Gđ 7 : Isocitrat → Malat

Câu 28: Sản phẩm trung gian trong chu trình Krebs là:
A. Oxalosuccinat, α-Cetoglutarat, Malat, Succinat
B. Oxalosuccinat, α-Cetoglutarat, Malat, Aspartat
C. Oxalosuccinat, α-Cetoglutarat, Fumarat, Butyrat
D. Oxalosuccinat, α-Cetoglutarat, SuccinylCoA, Pyruvat

Câu 29: Về phương diện năng lượng, chu trình Krebs có ý nghĩa quan trọng là vì:
A. Cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể
B. Cung cấp nhiều cơ chất cho hydro
C. Cung cấp nhiều sản phẩm trung gian cần thiết
D. Là trung tâm điều hòa chuyển hóa các chất.

Câu 30: Tìm câu không đúng:
A. Liên quan giữa chu trình Krebs và chuỗi hô hấp tế bào là α-cetoglutarat, sản phẩm của chu trình Krebs, được oxy hóa trong chuỗi hô hấp tế bào.
B. Chất khử là chất có thể nhận điện tử
C. Hydro hay điện tử được chuyển từ hệ thống có thế năng oxy hóa khử thấp đến cao
D. Tất cả các phản ứng trong chuỗi hô hấp tế bào đều thuộc loại phản ứng oxy hóa khử và đều tạo ra năng lượng

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)