Đề thi trắc nghiệm hóa sinh – đề 7 là một trong những đề thi môn hóa sinh được tổng hợp dành cho sinh viên ngành Y khoa và Dược học. Đề thi này được phát triển bởi các giảng viên chuyên môn từ trường Đại học Y Dược TP.HCM, với mục đích kiểm tra kiến thức tổng quát và chi tiết của sinh viên về các chủ đề quan trọng như cơ chế sinh học phân tử, hóa sinh tế bào và quá trình trao đổi chất. Đề thi này phù hợp với sinh viên năm 2, năm 3, những người đã hoàn thành các môn học cơ bản về sinh học và hóa học. Hãy cùng dethitracnghiem.vn tìm hiểu về đề thi này và tham gia làm kiểm tra ngay lập tức!
Bộ đề thi trắc nghiệm hoá sinh – đề 7 (có đáp án)
Câu 1: Giai đoạn nào của chu trình Krebs tích lũy được 1 ATP từ GTP?
A. Succinat – Fumarat
B. Citrat – Isocitrat
C. Fumarat – Malat
D. SuccinylCoA – Succinat
Câu 2: Cho 2 phản ứng: Isocitrat → Oxalosuccinat và SuccinylCoA → Succinat. Tập hợp các enzym nào dưới đây xúc tác hai phản ứng trên?
A. Isocitrat dehydrogenase, succinat dehydrogenase
B. Isocitrat dehydrogenase, succinat thiokinase
C. Isocitrat dehydrogenase, phức hợp dehydrogenase
D. Aconitase, succinat thiokinase
Câu 3: Enzym nào dưới đây được tìm thấy trong quá trình phosphoryl hóa và khử phosphoryl?
A. Phosphatase
B. Phosphorylase
C. Dehydrogenase
D. A, B đúng
Câu 4: Phản ứng khử carboxyl oxy hóa α-Cetoglutatrat thành succinylCoA (giai đoạn 4 của chu trình Krebs), có các coenzym tham gia:
A. CoASH, NAD+, Biotin
B. CoASH, NAD+, FAD, LTPP
C. CoQ, CoASH, FAD
D. FAD, CoASH, Biotin
Câu 5: Trong chu trình Krebs, enzym Citrat synthetase xúc tác phản ứng biến đổi:
A. AcetylCoA thành Citrat
B. Isocitrat thành α-Cetoglutarat
C. α-Cetoglutarat thành SuccinylCoA
D. Succinat thành Fumarat
Câu 6: Trong chu trình Krebs, Isocitrat dehydrogenase xúc tác phản ứng biến đổi:
A. AcetylCoA thành Citrat
B. Isocitrat thành α-Cetoglutarat
C. α-Cetoglutarat thành SuccinylCoA
D. Succinat thành Fumarat
Câu 7: Trong chu trình Krebs, multienzym α-Cetoglutarat dehydrogenase xúc tác phản ứng biến đổi:
A. AcetylCoA thành Citrat
B. Isocitrat thành α-Cetoglutarat
C. α-Cetoglutarat thành SuccinylCoA
D. Succinat thành Fumarat
Câu 8: Trong chu trình Krebs, Succinat dehydrogenase xúc tác phản ứng biến đổi:
A. AcetylCoA thành Citrat
B. Isocitrat thành α-Cetoglutarat
C. Succinat thành Fumarat
D. α-Cetoglutarat thành SuccinylCoA
Câu 9: Trong chu trình Krebs, Malat dehydrogenase xúc tác phản ứng biến đổi:
A. AcetylCoA thành Citrat
B. α-Cetoglutarat thành SuccinylCoA
C. Succinat thành Fumarat
D. Malat thành Oxaloacetat
Câu 10: Trong chuỗi hô hấp tế bào:
A. Cytocrom oxydase của chuỗi hô hấp tế bào có thế năng oxy hóa khử cao nhất và chuyển hydro tới oxy thở vào để tạo thành H₂O.
B. Flavoprotein xúc tác chuyển điện tử từ NADH⁺ đến FAD
C. Năng lượng được tạo ra trong chuỗi hô hấp tế bào không phụ thuộc vào chuỗi ngắn hay dài.
D. Tất cả các câu trên đều sai
Câu 11: Phosphoryl oxy hóa là gì?
A. Sự tạo ATP phối hợp với quá trình tích lũy năng lượng
B. Bản chất của sự hô hấp tế bào
C. Là phản ứng biến đổi phosphoglyceraldehyd thành 3-phosphoglycerat
D. Sự chuyển hydro và điện tử mà không có sự tạo thành ATP
Câu 12: Giai đoạn nào sau đây của chuỗi hô hấp tế bào giải phóng đủ năng lượng để tạo thành ATP?
A. NAD → CoQ
B. FAD → CoQ
C. CoQ → Cytocrom b
D. Cytocrom c → Cytocrom a
Câu 13: Những chất nào sau đây không phải là sản phẩm trung gian của chu trình Krebs?
A. Fumarat, Malat
B. α-Cetoglutarat, Aconitat
C. Succinat, Oxaloacetat
D. Aspartat, Glutamat
Câu 14: Quá trình phosphoryl oxy hóa được điều hòa trực tiếp bởi:
A. Mức ADP
B. Mức GDP
C. Nồng độ Oxy
D. Mức phosphat
Câu 15: Thứ tự các cytocrom trong quá trình vận chuyển điện tử của chuỗi hô hấp tế bào:
A. b, c, c1, a, a3
B. a,b, c, c1, a3
C. a,b, c1, c, a3
D. b, c1, c, a, a3
Câu 16: Các chất có khả năng vận chuyển hydro trong chuỗi hô hấp tế bào:
A. FAD, CoQ, Cyt oxydase.
B. NAD, FAD, Cyt oxydase
C. NAD, CoQ, Oxy
D. CoQ, FAD, LTPP
Câu 17: Các loại Enzym, Coenzym trong chuỗi hô hấp tế bào là:
A. Cytocrom, FAD, NAD, CoQ, Pyridoxal phosphat.
B. Cytocrom oxydase, NAD, FAD, Acid lipoic, TPP.
C. CoQ, LTPP, Biotin, Cytocrom oxydase, Dehydrogenase.
D. Cyt a, Cyt b, Peroxydase, NAD, FAD
Câu 18: Các liên kết phosphat giàu năng lượng gồm:
A. Pyrophosphat, Este phosphat, Acyl phosphat
B. Acyl phosphat, Thiol phosphat, Thio este
C. Amid phosphat, Enol phosphat, Este phosphat
D. Acyl phosphat, Amid phosphat, Enol phosphat
Câu 19: Các sản phẩm của chu trình Krebs theo thứ tự trước sau là:
A. Citrat, Isocitrat, Succinat, Succinyl CoA, Oxaloacetat
B. Succinyl CoA, Succinat, α-Cetoglutarat, Malat, Oxaloacetat
C. Isocitrat, Citrat, α-Cetoglutarat, Fumarat, Malat
D. Citrat, Oxalosuccinat, α-Cetoglutarat, Succinat, Malat
Câu 20: Một mẫu Acetyl CoA được đốt cháy trong chu trình Krebs cho ta:
A. 12 ATP, 2 CO₂ và H₂O
B. 12 ATP, 1 CO₂ và H₂O
C. 3 ATP, 2 CO₂ và H₂O
D. 4 ATP, 2 CO₂ và H₂O
Câu 21: Chất nào sau đây không phải là chất trung gian trong chu trình acid citric:
A. Acid pyruvic
B. Acid oxalosuccinic
C. Acid oxaloacetic
D. Acid cis-aconitic
Câu 22: Năng lượng tự do tích trữ trong phân tử ATP có thể được sử dụng cho:
A. Hoạt động nhiệt, thẩm thấu, cơ học
B. Hoạt động điện
C. Các phản ứng thu nhiệt
D. Tất cả các mục đích trên
Câu 23: Trong chu trình Krebs sản phẩm biến đổi trực tiếp từ oxaloacetat là:
A. Acid malic
B. Acid citric
C. Acid pyruvic
D. Acid succinic
Câu 24: Enzym Aconitase xúc tác phản ứng:
A. Thuỷ phân Oxaloacetat
B. Đồng phân hoá citrat
C. Thuỷ phân Oxalosuccinat
D. Hoạt hoá AcetylCoA
Câu 25: Ý nghĩa của chu trình Krebs:
A. Cung cấp sản phẩm trung gian
B. Điều hoà các quá trình chuyển hoá
C. Là giai đoạn chuyển hoá cuối cùng của chất đường
D. Tất cả các câu trên đều đúng
Câu 26: Điều kiện hoạt động của chu trình Krebs:
A. Xảy ra trong điều kiện yếm khí
B. Tốc độ của chu trình phụ thuộc vào sự tiêu thụ ATP
C. Tốc độ chu trình giảm khi mức độ ATP trong tế bào giảm
D. Hydro tách ra từ chu trình không đi vào chuỗi hô hấp tế bào để sinh nhiều năng lượng
Câu 27: Yếu tố nào không tham gia điều hoà trực tiếp chu trình Krebs:
A. Acetyl CoA
B. NADH
C. ADP
D. ATP
Câu 28: Chu trình Krebs cung cấp cơ chất cho hydro và năng lượng cho cơ thể?
A. Đúng
B. Sai
Câu 29: Chu trình Krebs là giai đoạn chuyển hoá cuối cùng của glucid, lipid và là nơi điều hoà các quá trình chuyển hoá cho cơ thể?
A. Đúng
B. Sai
Câu 30: Chu trình Krebs không phải là giai đoạn chuyển hoá cuối cùng của lipid và nhiều chất khác nên không đóng vai trò trung tâm cho các quá trình chuyển hoá trong cơ thể.
A. Đúng
B. Sai

Xin chào mình là Hoàng Thạch Hảo là một giáo viên giảng dậy online, hiện tại minh đang là CEO của trang website Dethitracnghiem.org, với kinh nghiệm trên 10 năm trong ngành giảng dạy và đạo tạo, mình đã chia sẻ rất nhiều kiến thức hay bổ ích cho các bạn trẻ đang là học sinh, sinh viên và cả các thầy cô.