Đề thi trắc nghiệm spss Đại học Y Cần Thơ

Năm thi: 2023
Môn học: SPSS
Trường: Đại học Y Dược Cần Thơ
Người ra đề: TS. BS. Lê Minh Hữu
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi hết môn
Độ khó: Trung Bình
Thời gian thi: 90 phút
Số lượng câu hỏi: 33
Đối tượng thi: Sinh viên
Năm thi: 2023
Môn học: SPSS
Trường: Đại học Y Dược Cần Thơ
Người ra đề: TS. BS. Lê Minh Hữu
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi hết môn
Độ khó: Trung Bình
Thời gian thi: 90 phút
Số lượng câu hỏi: 33
Đối tượng thi: Sinh viên

Mục Lục

Đề thi trắc nghiệm SPSS Y Cần Thơ là một phần của môn học SPSS tại Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Đề thi này được biên soạn bởi TS. BS. Lê Minh Hữu mới nhất vào năm 2023, một giảng viên giàu kinh nghiệm của khoa Y tế Công cộng. Mục tiêu của đề thi là đánh giá khả năng ứng dụng phần mềm SPSS trong phân tích dữ liệu y tế của sinh viên. Các câu hỏi trong đề thi bao gồm nhiều chủ đề quan trọng như thống kê mô tả, kiểm định giả thuyết, phân tích hồi quy, và quản lý dữ liệu y khoa. Đề thi này thường dành cho sinh viên năm thứ ba hoặc thứ tư thuộc các ngành Y tế Công cộng, Dược học, và Điều dưỡng. Sinh viên cần nắm vững các khái niệm thống kê và biết cách sử dụng SPSS để phân tích dữ liệu thực tế trong lĩnh vực y khoa.

Hãy cùng dethitracnghiem.vn tìm hiểu về đề thi này và tham gia làm kiểm tra ngay lập tức!

Đề thi trắc nghiệm spss Đại học Y Cần Thơ 2023

Đồ thị nào thích hợp để phản ánh tính chất đối xứng và sự phân tán của tập dữ liệu?
A. Bar
B. Scatter/Dot
C. Histogram
D. Boxplot

Chọn loại đồ thị thích hợp để biểu diễn sự phân bố bệnh nhân nhiễm HIV của từng nhóm tuổi tại thành phố HCM theo từng tháng trong năm 1996:
A. Boxplot
B. Scatter/Dot
C. Histogram
D. Line

Để kiểm định mối quan hệ giữa 2 biến: Dân tộc (Kinh, Tày, Mường, Thái) và Xếp loại học tập của sinh viên (Giỏi, Khá, Trung bình, Yếu) thì sử dụng?
A. Kiểm định mối tương quan giữa hai biến
B. Kiểm định Khi bình phương
C. Kiểm định đồng thời nhiều trung bình
D. Kiểm định trung bình quan sát của hai nhóm độc lập

Khi kiểm định mối quan hệ giữa hai biến định tính A và B, nếu khi bình phương quan sát > khi bình phương lý thuyết thì?
A. Chấp nhận H0; A, B là hai biến độc lập
B. Bác bỏ H0; A, B là hai biến độc lập
C. Chấp nhận H0; A, B là hai biến phụ thuộc
D. Bác bỏ H0; A, B là hai biến phụ thuộc

Khi kiểm định mối quan hệ giữa 2 biến: Quê quán (miền Bắc, miền Trung, miền Nam) và Xếp loại học tập (Xuất sắc, Giỏi, Khá, Trung bình,…) thì sử dụng?
A. Kiểm định khi bình phương
B. Kiểm định trung bình quan sát với trung bình lý thuyết
C. Kiểm định trung bình quan sát của hai nhóm độc lập
D. Kiểm định đồng thời nhiều trung bình

Để so sánh tỷ lệ một mẫu với một tỷ lệ lý thuyết ta sử dụng lệnh nào?
A. Analyze Descriptive Statistics → Crosstabs…
B. Analyze Nonparametric Tests → Legacy Dialogs → Chi-square…
C. Analyze → Compare Means → Mean
D. Analyze → Compare Means → One-Sample T Test…

Trong cơ sở dữ liệu có biến Tuổi lưu trữ tuổi của những người được điều tra. Khi cần so sánh tỷ lệ những người có Tuổi > 30 và Tuổi < 30 với tỷ lệ 50%, ta sử dụng lệnh nào?
A. Analyze → Descriptive Statistics → Crosstabs…
B. Analyze → Nonparametric Tests → Legacy Dialogs → Chi-square…
C. Analyze → Compare Means → Mean
D. Analyze → Nonparametric Tests → Legacy Dialogs → Binomial

Giá trị RR gần bằng OR khi nào?
A. Số lượng mắc bệnh nhóm có phơi nhiễm và số lượng mắc bệnh nhóm không phơi nhiễm khác nhau.
B. Số lượng mắc bệnh nhóm có phơi nhiễm và số lượng mắc bệnh nhóm không phơi nhiễm bằng nhau.
C. Số lượng mắc bệnh nhóm có phơi nhiễm và số lượng mắc bệnh nhóm không phơi nhiễm đều rất nhỏ.
D. Số lượng mắc bệnh nhóm có phơi nhiễm và số lượng mắc bệnh nhóm không phơi nhiễm rất lớn.

Tìm phát biểu sai về OR?
A. OR > 1: khả năng mắc bệnh cao hơn khả năng không mắc bệnh.
B. OR = 1: khả năng mắc bệnh tương đương với khả năng không mắc bệnh.
C. OR < 1: khả năng mắc bệnh thấp hơn khả năng không mắc bệnh.
D. OR < 0: Yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến tình trạng bệnh.

Tìm phát biểu sai? Có thể tính được giá trị:
A. OR đối với nghiên cứu bệnh chứng.
B. RR đối với nghiên cứu bệnh chứng.
C. OR đối với nghiên cứu theo thời gian.
D. OR, RR đối với nghiên cứu theo thời gian.

Tìm phát biểu sai?
A. Nếu OR càng lớn thì yếu tố nguy cơ càng có ảnh hưởng mạnh đến tình trạng bệnh.
B. Nếu OR bằng 1 thì yếu tố nguy cơ không ảnh hưởng đến tình trạng bệnh.
C. Nếu trong khoảng tin cậy 95% của OR không chứa 1 thì sự khác biệt giữa hai tỷ lệ có ý nghĩa thống kê.
D. Nếu trong khoảng tin cậy 95% của OR không chứa 1 thì sự khác biệt giữa hai tỷ lệ chưa có ý nghĩa thống kê.

Để xác định yếu tố Tiêm chủng có ảnh hưởng đến tình trạng mắc bệnh Quai bị hay không, người ta tính được OR = 0.3565, khoảng tin cậy 95% của OR = (0.3324 ; 0.8312). Hãy chọn kết luận đúng.
A. Yếu tố tiêm chủng có ảnh hưởng đến tình trạng mắc bệnh.
B. Sự khác biệt giữa hai tỷ lệ chưa có ý nghĩa thống kê.
C. Yếu tố tiêm chủng không ảnh hưởng đến tình trạng mắc bệnh.
D. Yếu tố tiêm chủng và tình trạng mắc bệnh là hai biến độc lập.

Để xác định yếu tố Hút thuốc có ảnh hưởng đến tình trạng mắc bệnh Ung thư phổi hay không, người ta tính được OR = 1.5565, khoảng tin cậy 95% của OR = (0.9324 ; 3.0312). Hãy chọn kết luận đúng.
A. Sự khác biệt giữa hai tỷ lệ có ý nghĩa thống kê.
B. Yếu tố hút thuốc chưa ảnh hưởng đến tình trạng mắc bệnh.
C. Yếu tố hút thuốc ảnh hưởng đến tình trạng mắc bệnh.
D. Yếu tố hút thuốc và tình trạng mắc bệnh là hai biến phụ thuộc.

Để xác định yếu tố Giới tính có ảnh hưởng đến tình trạng mắc bệnh Ung thư phổi hay không, người ta tính được OR = 2.8615, khoảng tin cậy 95% của OR = (1.9324 ; 6.0312). Hãy chọn đáp án đúng.
A. Yếu tố giới tính ảnh hưởng đến tình trạng mắc bệnh.
B. Sự khác biệt giữa hai tỷ lệ chưa có ý nghĩa thống kê.
C. Yếu tố giới tính không ảnh hưởng đến tình trạng mắc bệnh.
D. Yếu tố giới tính và tình trạng mắc bệnh là hai biến độc lập.

Kiểm định Khi bình phương không dùng để:
A. Kiểm định mối liên hệ giữa 2 biến định danh.
B. So sánh các tỷ lệ.
C. Kiểm định mối liên hệ giữa 2 biến thứ bậc.
D. Kiểm định mối tương quan giữa hai biến định lượng.

Kiểm định Khi bình phương không được áp dụng tốt khi:
A. Cỡ mẫu đủ lớn.
B. Với bảng 2×2 có giá trị mong đợi nhỏ hơn 5.
C. Kiểm định mối liên hệ giữa 2 biến thứ bậc.
D. So sánh tỷ lệ một mẫu với một tỷ lệ lý thuyết.

Để xác định độ mạnh/yếu của mối liên hệ giữa hai biến thứ bậc mà bằng quan sát có số hàng bằng số cột, nên sử dụng đại lượng nào khi kiểm định?
A. Chi-square
B. Kendall’s Tau-b
C. Kendall’s Tau-c
D. r (hệ số tương quan)

Kiểm định Khi bình phương dùng để?
A. Kiểm định mối liên hệ giữa 2 biến bất kỳ.
B. Kiểm định của mối liên hệ giữa 2 biến định danh hay thứ bậc.
C. Đo lường độ mạnh của hai biến định danh hay thứ bậc.
D. Kiểm định mối tương quan giữa hai biến định lượng.

Khi thực hiện kiểm định Chi-Square với độ tin cậy 95%, nếu Asymp.Sig > 0.05 thì?
A. Bác bỏ giả thuyết H0.
B. Chấp nhận giả thuyết H0.
C. Chưa thể chấp nhận giả thuyết H0.
D. Chấp nhận đổi thuyết H0.

Khi thực hiện kiểm định Chi-Square nếu khi bình phương quan sát nhỏ hơn khi bình phương lý thuyết thì?
A. Bác bỏ giả thuyết H0.
B. Chấp nhận giả thuyết H0.
C. Chưa thể chấp nhận giả thuyết H0.
D. Chấp nhận đổi thuyết H0.

Khi thực hiện kiểm định mối liên hệ giữa hai biến định tính với độ tin cậy 95%, nếu Asymp.Sig < 0.05 thì kết luận?
A. Chấp nhận H0, nghĩa là hai biến này độc lập.
B. Bác bỏ H0, nghĩa là hai biến này độc lập.
C. Chấp nhận H0, nghĩa là hai biến này phụ thuộc.
D. Bác bỏ H0, nghĩa là hai biến này phụ thuộc.

Khi thực hiện kiểm định mối liên hệ giữa hai biến định tính, nếu khi bình phương quan sát lớn hơn khi bình phương lý thuyết thì kết luận?
A. Chấp nhận H0, nghĩa là hai biến này độc lập.
B. Bác bỏ H0, nghĩa là hai biến này độc lập.
C. Chấp nhận H0, nghĩa là hai biến này phụ thuộc.
D. Bác bỏ H0, nghĩa là hai biến này phụ thuộc.

Muốn xét yếu tố Tình trạng hôn nhân có ảnh hưởng đến việc Hút thuốc hay không, sử dụng lệnh?
A. Custom Tables…
B. Means
C. Frequencies
D. Crosstabs

Muốn xét yếu tố Giới tính có ảnh hưởng đến việc mắc bệnh Đau đầu hay không, sử dụng lệnh?
A. Custom Tables…
B. Crosstabs
C. Frequencies
D. Means

Tìm phát biểu đúng?
A. Nếu OR càng lớn thì yếu tố nguy cơ càng không có ảnh hưởng đến tình trạng bệnh.
B. Nếu OR bằng 1 thì yếu tố nguy cơ có ảnh hưởng đến tình trạng bệnh.
C. Nếu trong khoảng tin cậy 95% của OR có chứa 1 thì sự khác biệt giữa hai tỷ lệ có ý nghĩa thống kê.
D. Nếu trong khoảng tin cậy 95% của OR có chứa 1 thì sự khác biệt giữa hai tỷ lệ chưa có ý nghĩa thống kê.

Khi tính tần số của biến chiều cao bằng lệnh Frequencies, muốn xác định tỷ lệ % của những người có chiều cao dưới 155cm, cần đọc kết quả ở cột:
A. Percent
B. Valid Percent
C. Cumulative Percent
D. Frequency

Tỉ lệ cộng dồn (Cumulative Percent) trong một số lệnh dùng để thống kê:
A. Tỉ lệ % xuất hiện cho một giá trị của biến.
B. Tỉ lệ % của các giá trị nhỏ hơn hoặc bằng so với một giá trị có trong một biến.
C. Tỷ lệ % khoảng giá trị bất kỳ có trong một biến.
D. Tổng tần số của các giá trị nhỏ hơn hoặc bằng một giá trị bất kỳ.

Để tính số lượng và tỷ lệ % của từng giá trị có trong biến Quê quán theo các giá trị có trong biến Xếp loại, dùng lệnh nào?
A. Frequencies
B. Custom Tables
C. Explore
D. Means

Để tính tham số đặc trưng của một biến, kiểu dữ liệu của biến đó là:
A. String
B. Numeric
C. Checkbox
D. Yes/No

Trong lệnh Custom Tables, muốn đưa biến vào phân tích ta dùng cách nào?
A. Đánh dấu các biến đưa vào phân tích sau đó click mũi tên đưa biến vào phân tích.
B. Giữ, kéo, thả các biến vào cột hoặc hàng để phân tích.
C. Nhấn vào các biến tự SPSS đưa vào ô phân tích.
D. Chọn các biến theo trật tự hàng, cột và nhấn OK.

Lệnh nào không dùng để tính tham số đặc trưng của một biến?
A. Explore
B. Means
C. Crosstabs
D. Descriptives

Nhiều người cho rằng số điếu hút trung bình một ngày của Nam giới sống độc thân là 10 điếu, một người thực hiện nghiên cứu 300 người nam, độc thân trong vòng 2 năm để đánh giá nhận định đó đúng hay sai. Người nghiên cứu này nên sử dụng?
D. Kiểm định trung bình quan sát với trung bình lý thuyết
A. Kiểm định đồng thời nhiều trung bình
B. Kiểm định trung bình quan sát của 2 nhóm độc lập
C. Kiểm định khi bình phương

Kiểm định trung bình quan sát của hai nhóm độc lập áp dụng với:
A. Hai biến định lượng
B. Hai biến danh nghĩa
C. Một biến định lượng và một biến định tính
D. Hai biến thứ bậc

 

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút GIỐNG HÌNH DƯỚI và chờ 1 lát để lấy mã: