Đề Trắc Nghiệm Ký Sinh Trùng Theo Chủ Đề là một trong những đề thi môn Ký Sinh Trùng Học được thiết kế giúp sinh viên hệ thống lại các kiến thức chuyên ngành liên quan đến sinh lý, vòng đời và tác động của ký sinh trùng đối với con người và động vật. Đề thi được biên soạn bởi các giảng viên của trường Đại học Y Dược TP.HCM, đặc biệt với sự đóng góp của ThS. Lê Thị Hồng Phượng, một chuyên gia hàng đầu về Ký Sinh Trùng. Bài thi này hướng đến sinh viên năm thứ 3 ngành Y Khoa, khi họ bắt đầu đào sâu vào các lĩnh vực liên quan đến bệnh truyền nhiễm và dịch tễ học. Các kiến thức trọng tâm bao gồm phân loại ký sinh trùng, cách chẩn đoán, phòng chống và điều trị các bệnh ký sinh trùng phổ biến.
Hãy cùng dethitracnghiem.vn tìm hiểu về đề thi này và tham gia làm kiểm tra ngay lập tức!
Đề Trắc Nghiệm Ký Sinh Trùng Theo Chủ Đề – Nấm & Giun Sán
1. Bệnh vi ấm Candida hầu hết là do:
A. Candida albicans
B. Candida tropicalis
C. Candida krusei
D. Candida stellatoidea
E. Candida zeylanoides
2. Người khoẻ mạnh khi xét nghiệm trực tiếp ta có thể tìm thấy vi nấm Candida ở:
A. Miệng
B. Ruột
C. Âm đạo
D. Phế quản
E. Miệng, ruột, âm đạo, các nếp xếp da quanh hậu môn và phế quản của một số người được thử.
3. Vi nấm Candida albicans sống:
A. Ngoại hoại sinh trong ruột người
B. Nội hoại sinh trong ruột nhiều loài động vật
C. Nội hoại sinh trong ruột nhiều loài chim
D. Nội hoại trong ruột người và nhiều loài động vật
E. Ngoại hoại sinh trong ruột người và nhiều loài động vật
4. Ở trạng thái nội hoại sinh, soi tươi các dịch sinh học từ niêm mạc có thể thấy vi nấm Candida ở dạng:
A. Nhiều tế bào hạt men và sợi giả
B. Nhiều tế bào hạt men nảy chồi
C. Ít tế bào hạt men, hiếm khi thấy dạng nảy chồi
D. Nhiều tế bào hạt men nảy chồi, bào tử bao dày
E. Nhiều tế bào hạt men, hiếm khi thấy dạng nảy chồi
5. Đặc trưng của vi nấm Candida ở trạng thái ký sinh là:
A. Số lượng vi nấm tăng lên rất nhiều
B. Có sợi tơ nấm giả
C. Số lượng vi nấm không thay đổi so với trạng thái sống hoại sinh
D. Số lượng vi nấm tăng lên rất nhiều và có sợi tơ nấm giả
E. Có nhiều bào tử đốt.
6. Người bị bệnh vi nấm Candida albicans do lây nhiễm qua:
A. Da
B. Tiêu hoá
C. Hô hấp
D. Sinh dục
E. Phát sinh từ vi nấm Candida nội sinh
7. Yếu tố sinh lý thuận lợi để vi nấm Candida gây bệnh là:
A. Có thai
B. Trẻ nhỏ bú mẹ
C. Phụ nữ tiền mãn kinh
D. Nữ giới tuổi dậy thì
E. Béo phì
8. Yếu tố nào sau đây không phải là yếu tố bệnh lý thuận lợi cho vi nấm Candida gây bệnh:
A. Đái tháo đường
B. Béo phì
C. Bệnh nấm da
D. Suy dinh dưỡng
E. Các bệnh ung thư đang điều trị thuốc ức chế miễn dịch
9. Những nghề nghiệp sau đây dễ bị bệnh viêm quanh móng – móng do Candida trừ:
A. Bán nước đá
B. Nhân viên kế toán trong các cửa hàng ăn uống
C. Bán cá
D. Bán nước giải khát
E. Làm bếp trong các cửa hàng ăn uống
10. Thuốc nào sau đây khi dùng điều trị sẽ làm thuận lợi cho vi nấm Candida phát triển và gây bệnh:
A. Kháng sinh phổ hẹp liệu trình ngắn ngày
B. Kháng histamin
C. Kháng sinh phổ rộng, liệu trình ngắn ngày
D. Kháng sinh phổ hẹp, liệu pháp corticoides, thuốc ức chế miễn dịch
E. Kháng sinh phổ rộng, liệu pháp corticoides, thuốc ức chế miễn dịch
11. Hội chứng ấu trùng chu du ở da do giun móc chó mèo hay gặp ở đối tượng nào sau đây:
A. Trẻ nhỏ hay chơi nơi đất cát ẩm
B. Người làm nghề bác sĩ thú y
C. Công nhân lâm trường
D. Người làm công tác xét nghiệm tại phòng xét nghiệm ký sinh trùng
E. Người tiếp xúc nhiều với đất: nông dân, trẻ nhỏ chơi với đất cát…
12. Đặc điểm triệu chứng bệnh do ấu trùng giun móc chó mèo:
A. Chỗ xâm nhập có vết sẩn đỏ ngứa, vài giờ hoặc 2 – 3 ngày sau xuất hiện đường gồ ngoằn ngoèo, ngứa, bệnh tự lành sau vài tuần đến vài tháng.
B. Chỗ xâm nhập có nốt ngứa, sau đó nổi u cục đỏ, lở loét chảy nhiều mủ, bệnh tự lành sau 2 tuần.
C. Chỗ xâm nhập chảy máu, sau đó thành u cục loét, bệnh tự lành.
D. Chỗ xâm nhập không có thương tổn gì rõ rệt chỉ hơi ngứa, sau đó tự hết.
E. Chỗ xâm nhập có nốt sần ngứa, sau 2 – 3 ngày xuất hiện đường gồ ngoằn ngoèo, ngứa. Bệnh không lành nếu không điều trị đặc hiệu.
13. Hiện tượng viêm da do ấu trùng giun móc chó mèo thường gặp nhất ở:
A. Bàn tay
B. Bàn chân
C. Đầu gối
D. Mông
E. Bộ phận cơ thể thường xuyên tiếp xúc với đất.
14. Chẩn đoán bệnh ấu trùng giun móc chó mèo chủ yếu dựa vào:
A. Lâm sàng và xét nghiệm phân
B. Dịch tễ có tiếp xúc với đất cát ô nhiễm phân chó mèo
C. Hình ảnh lâm sàng, dịch tễ và đáp ứng tốt với điều trị để củng cố chẩn đoán.
D. Lâm sàng, dịch tễ và xét nghiệm bạch cầu toan tính tăng
E. Lâm sàng, dịch tễ và xét nghiệm phân tìm trứng.
15. Thuốc điều trị bệnh ấu trùng giun móc chó mèo:
A. Metronidazole
B. Mebendazole
C. Thiabendazole
D. Hexachloro cyclohexan (HCH)
E. Thuốc kháng histamin tại chỗ.
16. Hình ảnh XQ phổi trong bệnh sán lá phổi dễ nhầm với bệnh nào sau đây:
A. Viêm phế quản
B. Giãn phế quản
C. Tràn dịch màng phổi
D. Lao hạch ở phổi
E. Ung thư phổi
17. Thuốc điều trị bệnh sán lá phổi là:
A. Metronidazol
B. Albendazol
C. Praziquantel
D. Niclosamide
E. Emetin
18. Để dự phòng bệnh sán lá phổi không nên ăn:
A. Gỏi tôm sống
B. Gỏi cá giếc
C. Lươn nướng
D. Ếch nướng
E. Nem thịt lợn
19. Chẩn đoán bệnh sán lá phổi bắt buộc phải tìm thấy trứng sán trong đàm.
A. Đúng
B. Sai
20. Kích thước của trứng sán lá ruột:
A. (130×75) m
B. (27×20) m
C. (35×55) m
D. (40×60) m
E. (60×90) m
21. Ngoài người, vật chủ chính của sán lá ruột có thể là:
A. Gà, vịt
B. Lợn
C. Trâu, bò
D. Chuột
E. Chó, mèo
22. Sán lá ruột trưởng thành ký sinh ở vị trí nào sau đây trong cơ thể người:
A. Dạ dày
B. Tá tràng
C. Hổng tràng
D. Manh tràng
E. Trực tràng
23. Vật chủ phụ thứ I của sán lá ruột:
A. Cá giếc
B. Tôm
C. Cua
D. Ốc
E. Lươn
24. Loài ốc nào sau đây là vật chủ phụ thứ I của sán lá ruột:
A. Bythinia
B. Limnea
C. Bulimus
D. Planorbis
E. Melania
25. Trứng sán lá ruột sau khi bài xuất ra khỏi cơ thể người phát triển thành ấu trùng lông khi gặp môi trường thích hợp nào sau đây:
A. Đất xốp, nhiều khí O2
B. Đất cát, nhiều khí O2
C. Nước ngọt (sông, ao, hồ…)
D. Nước biển
E. Nước lợ (đầm, phá)
26. Thời gian từ khi ấu trùng lông của sán lá ruột xâm nhập vào ốc và hoàn tất sự phát triển trong cơ thể ốc là:
A. 1 tháng
B. 2 tháng
C. 3 tháng
D. 4 tháng
E. 5 tháng
27. Người nhiễm sán lá ruột do ăn các loại thực phẩm nào sau đây chưa nấu chín:
A. Các loại rau thuỷ sinh ngó sen, rau muống, củ ấu…
B. Gỏi cá giếc
C. Tôm sống
D. Cua nướng
E. Nem thịt lợn
28. Thời gian từ khi nhiễm nang ấu trùng sán lá ruột đến khi phát triển con trưởng thành:
A. 1 tháng
B. 2 tháng
C. 3 tháng
D. 4 tháng
E. 5 tháng
29. Trong cơ thể người, ngoài ruột non sán lá ruột có thể lạc chổ đến các vị trí khác như: da, phổi, tim, mắt, não… tạo nên các nang sán:
A. Đúng
B. Sai
30. Khi nhiễm với số lượng ít sán lá ruột bệnh nhân có triệu chứng:
A. Mệt mõi, thiếu máu nhẹ, đôi khi đau bụng tiêu chảy
B. Mệt mõi, thiếu máu nặng, phù, đau bụng dữ dội
C. Sụt cân, phù, thiếu máu, đi cầu phân nhầy máu
D. Sụt cân, phù, thiếu máu, tiêu chảy ồ ạt
E. Sụt cân, phù, thiếu máu, đau hạ sườn phải, sốt.

Xin chào mình là Hoàng Thạch Hảo là một giáo viên giảng dậy online, hiện tại minh đang là CEO của trang website Dethitracnghiem.org, với kinh nghiệm trên 10 năm trong ngành giảng dạy và đạo tạo, mình đã chia sẻ rất nhiều kiến thức hay bổ ích cho các bạn trẻ đang là học sinh, sinh viên và cả các thầy cô.