Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm môn Đường lối

Năm thi: 2023
Môn học: Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Trường: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Người ra đề: PGS.TS Nguyễn Trọng Hoài
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 45 phút
Số lượng câu hỏi: 30 câu
Đối tượng thi: Sinh viên năm 2 và 3
Năm thi: 2023
Môn học: Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Trường: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Người ra đề: PGS.TS Nguyễn Trọng Hoài
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 45 phút
Số lượng câu hỏi: 30 câu
Đối tượng thi: Sinh viên năm 2 và 3
Làm bài thi

Mục Lục

Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm môn Đường lối là một tài liệu quan trọng dành cho sinh viên đang theo học môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây là bộ môn thuộc chương trình giảng dạy của nhiều trường đại học, đặc biệt dành cho các sinh viên ngành Khoa học Chính trị, Quan hệ Quốc tế, hoặc các ngành học liên quan đến quản lý và chính trị.

Tài liệu này bao gồm những kiến thức cốt lõi về sự hình thành, phát triển và thực thi các đường lối cách mạng của Đảng trong từng giai đoạn lịch sử, giúp sinh viên hệ thống hóa và kiểm tra lại mức độ nắm vững kiến thức của mình. Bộ câu hỏi được biên soạn bởi những giảng viên giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực này, như giảng viên thuộc Khoa Lý luận Chính trị của các trường đại học hàng đầu. Đề thi phù hợp cho sinh viên năm 2 hoặc năm 3, những người đã hoàn thành các học phần nhập môn triết học và lịch sử Đảng.

Hãy cùng Dethitracnghiem.vn khám phá chi tiết hơn về ngân hàng câu hỏi này và tham gia kiểm tra kiến thức ngay hôm nay!

Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm môn Đường lối có đáp án

Câu 1: Mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa thực dân ngày càng gay gắt. Phong trào đấu tranh xâm lược diễn ra mạnh mẽ ở các nước thuộc địa. Tất cả các câu trên đều đúng.
A. Đúng
B. Sai

Câu 2: Mâu thuẫn vừa cơ bản vừa chủ yếu trong xã hội Việt Nam dưới thời Thực dân Pháp thống trị là:
A. Nhân dân, chủ yếu là nông dân với địa chủ
B. Công nhân với tư bản
C. Toàn thể nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp
D. Công nhân, nông dân với địa chủ và thực dân Pháp

Câu 3: Chủ trương “dùng biện pháp bạo động để đánh đuổi thực dân Pháp khôi phục nền độc lập cho dân tộc”, đại diện của xu hướng bạo động này là:
A. Phan Bội Châu
B. Phan Chu Trinh
C. Bùi Quang Chiêu
D. Nguyễn Ái Quốc

Câu 4: Chủ trương “vận động cải cách văn hóa, xã hội; động viên lòng yêu nước trong nhân dân; đả kích bọn vua quan phong kiến thối nát, đề xướng tư tưởng dân chủ tư sản; thực hiện khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh, mở mang dân quyền; phản đối đấu tranh vũ trang và cầu viện nước ngoài”, đại biểu xu hướng cải cách này là:
A. Phan Bội Châu
B. Phan Chu Trinh
C. Nguyễn Ái Quốc
D. Trần Phú

Câu 5: Sự kiện nào được Nguyễn Ái Quốc đánh giá “như tiếng sét đã đánh thức nhân dân châu Á tỉnh giấc mơ hàng thế kỷ”?
A. Cuộc Cách mạng Tháng 10 năm 1917 ở Nga giành thắng lợi.
B. Sự thành lập của Quốc tế cộng sản.
C. Sự ra đời của Hội Quốc tế Nông Dân.
D. Cách mạng Tân Hợi

Câu 6: Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III) được thành lập khi nào?
A. 7/1971.
B. 3/1918.
C. 3/1919.
D. 8/1920

Câu 7: Tính chất của xã hội Việt Nam dưới sự thống trị của thực dân Pháp:
A. Xã hội thuộc địa.
B. Xã hội nửa phong kiến.
C. Xã hội có giai cấp.
D. Thuộc địa, nửa phong kiến

Câu 8: Nhiệm vụ chủ yếu của cách mạng Việt Nam trong thời kỳ 1930-1954:
A. Đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập tự do cho dân tộc.
B. Xóa bỏ chế độ phong kiến, giành quyền dân chủ cho nhân dân.
C. Chống đế quốc, giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu.
D. Tất cả đáp án đều đúng.

Câu 9: Nguyễn Ái Quốc đã đánh giá: “Ông là tiêu biểu cho chủ nghĩa quốc gia”. Ông là ai?
A. Phan Bội Châu.
B. Phan Chu Trinh.
C. Vua Hàm Nghi.
D. Nguyễn Thái Học.

Câu 10: Tân Việt cách mạng Đảng ra đời khi nào?
A. 3/1926.
B. 5/1927.
C. 7/1928.
D. 12/1929.

Câu 11: Những giai cấp bị trị ở Việt Nam dưới chế độ thuộc địa của Pháp là:
A. Công nhân và nông dân.
B. Công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc.
C. Công nhân, nông dân, tiểu tư sản.
D. Công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc, địa chủ vừa và nhỏ.

Câu 12: Đông Dương Cộng sản Liên đoàn gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam khi nào?
A. 22/2/1930.
B. 24/2/1931.
C. 24/2/1930.
D. 20/2/1931.

Câu 13: Sự kiện nào được Nguyễn Ái Quốc đánh giá “là một bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sử Cách mạng Việt Nam ta”?
A. Sự thành lập Đảng Cộng sản Pháp.
B. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.
C. Vụ mưu sát tên toàn quyền Méc- Lanh của Phạm Hồng Thái.
D. Sự thành lập hội VN Cách mạng thanh niên.

Câu 14: Đại biểu các tổ chức cộng sản nào đã tham dự hội nghị thành lập Đảng đầu tiên năm 1930?
A. Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng.
B. Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn.
C. An Nam Cộng sản Đảng và Đông Dương Cộng sản Liên đoàn.
D. Đông Dương Cộng sản Đảng và Đông Dương Cộng sản Liên đoàn.

Câu 15: Hội VN cách mạng thanh niên thực hiện chủ trương “vô sản hóa” khi nào?
A. Năm 1926.
B. Năm 1927.
C. Năm 1928.
D. Năm 1929.

Câu 16: Trong tác phẩm Đường Kách Mệnh, Nguyễn Ái Quốc đã đề cập giai cấp nào là chủ, gốc, và cái cốt của cách mạng?
A. Liên kết công – nông.
B. Giai cấp vô sản.
C. Giai cấp công nhân.
D. Giai cấp địa chủ.

Câu 17: Chọn đáp án đúng nhất:
A. Cách mạng VN là cuộc cách mạng “tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”.
B. Đảng Cộng sản VN là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác- Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước của nhân dân VN.
C. Sự kiện Đảng Cộng sản VN ra đời là 1 bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sử Cách mạng VN ta.
D. Các đáp án trên đều đúng.

Câu 18: Tác phẩm nào của Nguyễn Ái Quốc đã vạch rõ âm mưu và thủ đoạn của chủ nghĩa đế quốc che dấu tội ác dưới cái vỏ bọc “khai hóa văn minh”?
A. Bản án chế độ thực dân Pháp.
B. Đường kách mệnh.
C. Nhật ký trong tù.
D. Các đáp án đều trên đúng.

Câu 19: Nhiệm vụ hàng đầu của Đảng ta đặt ra trong thực tiễn lịch sử Việt Nam dưới sự thống trị của Pháp là?
A. Xóa bỏ chế độ phong kiến giảm tô, giảm tức.
B. Đánh đuổi thực dân Pháp.
C. Giải phóng dân tộc.
D. Cả B và C.

Câu 20: Từ cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản đã chuyển từ tự do cạnh tranh sang giai đoạn nào?
A. Xã hội chủ nghĩa.
B. Chủ nghĩa tư bản độc quyền.
C. Phát xít.
D. Chủ nghĩa đế quốc.

Câu 21: Chủ nghĩa Mác-Lênin chỉ rõ, muốn giành được thắng lợi trong cuộc đấu tranh thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình, giai cấp công nhân cần làm gì?
A. Xóa bỏ tư bản.
B. Lập ra Đảng Cộng sản.
C. Xóa bỏ phát xít.
D. Cả 3 đều sai.

Câu 22: Đối với các dân tộc thuộc địa, Cách mạng Tháng Mười Nga đã nêu lên tấm gương sáng gì?
A. Giải phóng dân tộc bị áp bức.
B. Chống tư bản.
C. Chống phát xít.
D. Giải phóng nông dân.

Câu 23: Bộ phận nào của tầng lớp tiểu tư sản Việt Nam chịu ảnh hưởng của tư tưởng tiến bộ, có tinh thần cách mạng cao, thức thời và nhạy cảm với thời cuộc?
A. Học sinh, trí thức.
B. Thợ thủ công, viên chức.
C. Những người làm nghề tự do.
D. Học sinh, viên chức.

Câu 24: Chính sách thống trị của thực dân Pháp đã tác động mạnh mẽ đến xã hội Việt Nam trên lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa- xã hội làm nảy sinh mâu thuẫn vừa cơ bản, vừa chủ yếu và ngày càng gay gắt trong xã hội Việt Nam, đó là mâu thuẫn gì?
A. Nông dân – địa chủ.
B. Tư sản – công nhân.
C. Công nhân – nông dân.
D. Nhân dân Việt Nam – thực dân Pháp.

Câu 25: Trước bối cảnh lịch sử Việt Nam dưới bộ máy thống trị của thực dân Pháp đã đặt ra cho nhân dân Việt Nam nhiệm vụ hàng đầu là?
A. Chống phát xít.
B. Chống đế quốc.
C. Giải phóng dân tộc.
D. Cả B và C.

Câu 26: Trước sự xâm lược của thực dân Pháp, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc theo khuynh hướng phong kiến. Trong đó, Cuộc khởi nghĩa Yên Thế diễn ra ở đâu?
A. Hà Giang.
B. Bắc Giang.
C. Nghệ An.
D. Huế.

Câu 27: Bộ phận nào của tầng lớp tiểu tư sản Việt Nam chịu ảnh hưởng của tư tưởng tiến bộ, có tinh thần cách mạng cao, thức thời và nhạy cảm với thời cuộc?
A. Học sinh, trí thức.
B. Thợ thủ công, viên chức.
C. Những người làm nghề tự do.
D. Học sinh, viên chức.

Câu 28: Chính sách thống trị của thực dân Pháp đã tác động mạnh mẽ đến xã hội Việt Nam trên lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội làm nảy sinh mâu thuẫn vừa cơ bản, vừa chủ yếu và ngày càng gay gắt trong xã hội Việt Nam, đó là mâu thuẫn gì?
A. Nông dân – địa chủ.
B. Tư sản – công nhân.
C. Công nhân – nông dân.
D. Nhân dân Việt Nam – thực dân Pháp.

Câu 29: Trước bối cảnh lịch sử Việt Nam dưới bộ máy thống trị của thực dân Pháp đã đặt ra cho nhân dân Việt Nam nhiệm vụ hàng đầu là?
A. Chống phát xít.
B. Chống đế quốc.
C. Giải phóng dân tộc.
D. Cả B và C.

Câu 30: Trước sự xâm lược của thực dân Pháp, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc theo khuynh hướng phong kiến. Trong đó, Cuộc khởi nghĩa Yên Thế diễn ra ở đâu?
A. Hà Giang.
B. Bắc Giang.
C. Nghệ An.
D. Huế.

Related Posts

×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút GIỐNG HÌNH DƯỚI và chờ 1 lát để lấy mã: