Ngân hàng trắc nghiệm Tai Mũi Họng là một công cụ học tập hữu ích, tổng hợp nhiều câu hỏi trắc nghiệm đa dạng liên quan đến môn Tai Mũi Họng từ các trường đại học Y khoa uy tín như Đại học Y Dược Huế. Bộ đề này giúp sinh viên ngành Y ôn luyện các kiến thức quan trọng về bệnh học, chẩn đoán và điều trị các bệnh liên quan đến tai, mũi, họng. Đề thi phù hợp với sinh viên năm 4 và những người đang chuẩn bị cho các kỳ thi lâm sàng quan trọng. Đặc biệt, ngân hàng câu hỏi có sự đóng góp của các giảng viên chuyên môn như PGS.TS Phan Trọng An, đảm bảo độ chính xác và tính cập nhật cao của các kiến thức y khoa.
Hãy cùng Itracnghiem.vn khám phá ngân hàng trắc nghiệm này và kiểm tra kiến thức của bạn ngay hôm nay!
Ngân hàng trắc nghiệm Tai Mũi Họng
1/ Nêu một lý do không chính đáng gây chấn thương vành tai:
A. Vành tai chìa ra ngoài đầu
B. Vành tai không có vật che chắn bảo vệ
C. Vành tai to, mềm yếu bởi cấu tạo da, cân và sụn…
D. Vành tai là một bộ phận “lộ thiên” bên ngoài không được phủ lên, mặc vào như bít tất, áo quần, mủ đội…
E. Vì vành tai bảo vệ cho sọ não bên ngoài nên vành tai bao giờ cũng bị chấn thương trước khi chấn thương sọ não
2/ Khi bị chấn thương Tai ngoài người Thầy thuốc Tai Mũi Họng lo ngại nhất biến chứng gì?
A. Giảm sức nghe
B. Nhiễm trùng lan rộng vào tai giữa, tai trong…
C. Nhiễm trùng sụn của vành tai ống tai (b/c tiêu sụn, dăn dúm vành tai)
D. Sẹo hẹp ống tai
E. Khâu phục hồi vết thương khó khăn
3/ Một nguyên tắc cơ bản quan trọng nhất khi khâu sụn vành tai phải nhớ:
A. Khâu phục hồi vành tai đúng bình diện giải phẫu
B. Khâu xong phải điều trị kháng sinh
C. Đảm bảo khâu phủ kín sụn
D. Sau khâu phải tiêm phòng uốn ván
E. Khâu sụn càng sớm càng tốt
4/ Trong các bộ phận sau bộ phận nào của tai hay bị chấn thương nhất:
A. Vành tai
B. Màng nhĩ
C. Ống tai ngoài
D. Tai giữa
E. Tai trong
5/ Tìm một triệu chứng ít gặp trong chấn thương tai giữa:
A. Chảy máu tai
B. Nghe kém
C. Ù tai tiếng trầm
D. Đau trong tai
E. Khịt khạc ra máu đỏ tươi
6/ Khi có chấn thương vùng xương gò má khám xét nào là quan trọng nhất:
A. Xét nghiệm máu chảy, máu đông
B. Xét nghiệm công thức máu, nhóm máu…
C. Siêu âm vùng tổn thương
D. Chụp CT Scan vùng tổn thương
E. Khám nội soi mũi xoang
7/ Tìm một lý do quan trọng nhất để giải thích cần can thiệp sớm cho gãy xương chính mũi:
A. Thường gây chảy máu dữ dội
B. Dễ nhiễm trùng
C. Dễ gây sẹo xấu
D. Can liền rất sớm
E. Nếu bị uốn ván thì rất nặng nề vì gần sọ não
8/ Một sang chấn mạnh đập vào vùng thanh quản, tuy không gây vết thương ngoài da nhưng có thể làm bệnh nhân chết ngay tức khắc do nguyên nhân sau:
A. Chảy máu động mạch lớn
B. Khó thở do phù nề
C. Do đau
D. Phản ứng do chấn động thanh quản
E. Do đứt cơ thanh quản
9/ Bộ phận nào bị chấn thương sau đây không thuộc chấn thương tai trong:
A. Vòng bán khuyên ngoài
B. Mê nhĩ
C. Dây thần kinh thính giác (dây VIII)
D. Khớp xương đe-đạp
E. Cửa sổ tròn
10/ Tìm một triệu chứng ít gặp trong chấn thương tai giữa:
A. Chảy máu tai
B. Nghe kém
C. Ù tai tiếng trầm
D. Đau trong tai
E. Khịt khạc ra máu đỏ tươi
11/ Nguyên nhân nào sau đây dễ gây vỡ xương đá nhất:
A. Chấn thương vùng chẩm-thái dương
B. Chấn thương trực tiếp vào ống tai
C. Chấn thương vùng lồi cầu xương hàm dưới
D. Chấn thương vào đỉnh đầu
E. Chấn thương mạnh vùng xương gò má
12/ Phương tiện cận lâm sàng nào cho phép chẩn đoán chính xác chấn thương thanh quản:
A. Soi thanh quản gián tiếp
B. Xquang cổ nghiêng, phổi thẳng
C. CTscan
D. Nội soi mềm
E. Siêu âm vùng cổ
13/ Trước một trường hợp cấp cứu, nguyên tắc xử trí được ưu tiên là:
A. Tính mạng, chức năng, thẩm mỹ
B. Tính mạng, thẩm mỹ, chức năng
C. Chức năng, tính mạng, thẩm mỹ
D. Chức năng, thẩm mỹ, tính mạng
E. Thẩm mỹ, tính mạng, chức năng
14/ Đường vỡ nào trong chấn thương xương đá thường gây liệt mặt:
A. Đường vỡ ngang
B. Đường vỡ dọc
C. Đường vỡ chéo
D. Đường vỡ trước
E. Đường vỡ sau
15/ Đường vỡ dọc trong chấn thương xương đá, sang chấn thường tác động vào vị trí:
A. Vùng thái dương
B. Vùng đỉnh
C. Vùng chẩm
D. Vùng thái dương-đỉnh
E. Vùng thái dương-chẩm
16/ Đường vỡ chéo trong chấn thương xương đá, sang chấn thường tác động vào vị trí:
A. Vùng thái dương
B. Vùng đỉnh
C. Vùng chẩm
D. Vùng thái dương-đỉnh
E. Vùng thái dương-chẩm
17/ Đường vỡ nào trong chấn thương xương đá ít khi gây liệt mặt:
A. Đường vỡ ngang
B. Đường vỡ dọc
C. Đường vỡ chéo
D. Đường vỡ trước
E. Đường vỡ sau
18/ Trên phim CT scan mũi xoang, luôn luôn thấy xoang hàm bị vỡ trong kiểu gãy nào sau đây của xương hàm trên.
A. Gãy Lefort 1.
B. Gãy Lefort 2.
C. Gãy Lefort 3.
D. Gãy cành lên xương hàm trên.
E. Gãy Guérin.
19/ Xoang nào sau đây khi bị chấn thương có thể làm cho nhãn cầu lõm vào trong, hạ xuống thấp và gây kẹt cơ trực dưới?
A. Xoang trán.
B. Xoang hàm.
C. Xoang sàng trước.
D. Xoang sàng sau.
E. Xoang bướm.
20/ Những khó thở nào sau dây chưa nhất thiết phải mở khí quản:
A. Khó thở do dị vật đường thở
B. Khó thở do uốn ván
C. Khó thở do tràn dịch màng phổi
D. Khó thở do chấn thương thanh quản
E. Khó thở do bạch hầu thanh quản
21/ Phải mở khí quản trước khi chuyển lên tuyến trên cho những bệnh nhân có dị vật khí quản di động để phòng ngừa:
A. Viêm khí quản xuất tiết
B. Dị vật mắc kẹt lại khi lên buồng thanh thất
C. Dị vật đi sâu vào các phế quản phân thùy
D. Tràn khí trung thất
E. Xẹp phổi
22/ Một bệnh nhân sau mở khí quản, chưa cần chú ý theo dõi:
A. Chảy máu
B. Tràn khí
C. Khó thở do tắc ống canul
D. Nhiễm trùng vết mổ
E. Tiếng nói có bị khàn hay không?
23/ Tìm một đặc điểm không đúng về lý do cấp cứu dị vật đường thở:
A. Dị vật bịt kín đường thông khí gây ngạt thở
B. Dị vật sắc nhọn gây chấn thương lan rộng
C. Dị vật gây nhiễm trùng hô hấp dưới
D. Dị vật có thể mắc kẹt băng thanh thất Morgannie
E. Dị vật gây tràn khí trung thất nguy hiểm
24/ Tìm một nguyên nhân không xảy ra khó thở thanh quản:
A. Viêm thanh quản phù nề hạ thanh môn
B. Viêm sụn thanh thiệt
C. Hạt xơ thanh đai
D. Khối u băng thanh thất
E. Bạch hầu thanh quản
25/ Triệu chứng nào sau đây là nổi bật nhất của viêm thanh quản cấp ở trẻ em:
A. Nuốt đau
B. Khó thở
C. Ho kích thích
D. Khàn tiếng
E. Sốt cao, co giật
26/ Dấu hiệu nào sau đây không thuộc khó thở thanh quản:
A. Khó thở chậm, khó thở thì hít vào
B. Môi đầu chi tím
C. Khó thở thì thở ra
D. Khi hít vào có tiếng rít
E. Co kéo các cơ hô hấp: thượng đòn, liên sườn
27/ Nguyên nhân nào sau đây gây khó thở trong viêm thanh quản do bạch hầu:
A. Co thắt thanh quản do kích thích
B. Do giả mạc bạch hầu bít tắc thanh môn
C. Do độc tố của bạch hầu
D. Do liệt cơ mở và co thắt cơ khép của thanh quản
E. Phù nề thanh quản do viêm nhiễm
28/ Tiêu chuẩn nào quan trọng nhất để chẩn đoán “viêm thanh quản phù nề hạ thanh môn” gây khó thở thanh quản:
A. Cơn khó thở xảy ra đột ngột ban đêm
B. Khó thở thanh quản điển hình, không có tiền sử hóc dị vật
C. Trẻ có cơ địa viêm VA mạn tính
D. Niêm mạc hạ thanh môn phù nề, niêm mạc thanh quản đỏ rực tương phản với hai dây thanh bình thường
E. Cơn khó thở hay tái phát
29/ Trong đêm một cháu bé đang ngủ tự nhiên thức dậy ho khan, dữ dội, khó thở với tiếng rít. Cách đây vài hôm cháu có cảm mạo, nghẹt mũi.. bạn hướng tới chẩn đoán?
A. Viêm phổi
B. Dị vật đường thở
C. Ho gà
D. Mềm sụn thanh quản
E. Viêm thanh quản phù nề hạ thanh môn
30/ Tìm tình huống đúng nhất cần mở khí quản cấp cứu
A. Khó thở thanh quản cấp 1
B. Khó thở thanh quản cấp 2
C. Theo dõi dị vật đường thở
D. Theo dõi viêm thanh quản cấp ở trẻ em
E. Theo dõi co thắt thanh quản do uốn ván

Xin chào mình là Hoàng Thạch Hảo là một giáo viên giảng dậy online, hiện tại minh đang là CEO của trang website Dethitracnghiem.org, với kinh nghiệm trên 10 năm trong ngành giảng dạy và đạo tạo, mình đã chia sẻ rất nhiều kiến thức hay bổ ích cho các bạn trẻ đang là học sinh, sinh viên và cả các thầy cô.