Tổng hợp 300 Câu hỏi trắc nghiệm giáo dục quốc phòng – Phần 1

Năm thi: 2023
Môn học: Giáo dục quốc phòng
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM
Người ra đề: Nguyễn Văn Đạo
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 45 phút
Số lượng câu hỏi: 30 câu
Đối tượng thi: Sinh viên năm 1 và 2
Năm thi: 2023
Môn học: Giáo dục quốc phòng
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM
Người ra đề: Nguyễn Văn Đạo
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 45 phút
Số lượng câu hỏi: 30 câu
Đối tượng thi: Sinh viên năm 1 và 2

Mục Lục

300 câu hỏi trắc nghiệm giáo dục quốc phòng là tài liệu quan trọng dành cho môn học Giáo dục quốc phòng tại các trường đại học và cao đẳng ở Việt Nam. Bộ câu hỏi này tổng hợp các kiến thức trọng tâm liên quan đến an ninh quốc gia, kỹ năng quân sự cơ bản, cũng như lịch sử bảo vệ Tổ quốc, giúp sinh viên rèn luyện và củng cố hiểu biết về trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với đất nước.

Đề thi này thường được giảng viên chuyên môn tại các trường đại học biên soạn, như thầy Nguyễn Văn Đạo – một giảng viên xuất sắc trong lĩnh vực Giáo dục quốc phòng tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM. Với nội dung được xây dựng khoa học, 300 câu hỏi này phù hợp cho sinh viên thuộc tất cả các ngành học, đặc biệt là các bạn sinh viên năm nhất và năm hai khi bắt đầu làm quen với môn học này.

Hãy cùng Dethitracnghiem.vn khám phá ngay bộ câu hỏi thú vị này và kiểm tra khả năng của bạn nhé!

Tổng hợp 300 Câu hỏi trắc nghiệm giáo dục quốc phòng – Phần 1

Câu 1: Đối tượng nghiên cứu của môn học Giáo dục quốc phòng – An ninh (QP-AN):
A. Đường lối quân sự của Đảng, công tác Quốc phòng – An ninh và kỹ năng quân sự cần thiết.
B. Quan điểm đường lối quân sự của Đảng, nội dung biện pháp công tác QP-AN.
C. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác QP-AN.
D. Câu A, B, C đều đúng.

Câu 2: Những quan điểm cơ bản có tính chất lý luận của Đảng về đường lối quân sự gồm:
A. Học thuyết Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh, quân đội và bảo vệ Tổ quốc.
B. Xây dựng nền giáo dục quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân.
C. Chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân.
D. Câu A, B, C đều đúng.

Câu 3: Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về nhiệm vụ, nội dung công tác quốc phòng an ninh của Đảng hiện nay:
A. Xây dựng lực lượng quốc phòng, lực lượng chiến tranh.
B. Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên.
C. Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
D. Xây dựng tiềm lực và thế trận chiến tranh nhân dân.

Câu 4: Giáo dục quốc phòng – an ninh là môn học bao gồm những kiến thức khoa học:
A. Xã hội, nhân văn, khoa học cơ bản và kỹ thuật quân sự.
B. Xã hội, nhân văn, khoa học công nghệ và khoa học quân sự.
C. Xã hội, nhân văn, khoa học tự nhiên và khoa học kỹ thuật quân sự.
D. Xã hội nhân văn và kỹ thuật công nghệ.

Câu 5: Thực hiện tốt giáo dục quốc phòng – an ninh cho sinh viên là góp phần:
A. Nêu cao tinh thần trách nhiệm ý thức tham gia bảo vệ Tổ quốc trong mọi tình huống.
B. Xây dựng tình yêu quê hương đất nước sẵn sàng tham gia lực lượng vũ trang nhân dân.
C. Đào tạo cán bộ có ý thức tổ chức kỷ luật và tình yêu quê hương đất nước.
D. Đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật có ý thức, năng lực cao cùng tham gia bảo vệ Tổ quốc.

Câu 6: Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về chiến tranh:
A. Chiến tranh là hiện tượng chính trị xã hội có lịch sử.
B. Chiến tranh là những cuộc xung đột tự phát ngẫu nhiên.
C. Chiến tranh là một hiện tượng xã hội mang tính vĩnh viễn.
D. Chiến tranh là những xung đột do mâu thuẫn không mang tính xã hội.

Câu 7: Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về chiến tranh:
A. Chiến tranh bắt nguồn ngay từ khi xuất hiện loài người.
B. Chiến tranh bắt nguồn từ khi xuất hiện chế độ tư hữu, có giai cấp và nhà nước.
C. Chiến tranh bắt nguồn từ sự phát triển tất yếu khách quan của loài người.
D. Chiến tranh bắt nguồn từ khi xuất hiện các hình thức tôn giáo.

Câu 8: Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin thì bản chất của chiến tranh:
A. Là kế tục mục tiêu kinh tế bằng thủ đoạn bạo lực.
B. Là thủ đoạn để đạt được mục tiêu chính trị của một giai cấp.
C. Là kế tục chính trị bằng thủ đoạn bạo lực.
D. Là thủ đoạn chính trị của một giai cấp.

Câu 9: Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định thái độ của chúng ta đối với chiến tranh là:
A. Phản đối tất cả các cuộc chiến tranh.
B. Ủng hộ các cuộc chiến tranh chống áp bức, nô dịch.
C. Phản đối các cuộc chiến tranh phản cách mạng.
D. Ủng hộ chiến tranh chính nghĩa, phản đối chiến tranh phi nghĩa.

Câu 10: Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về quan hệ giữa chiến tranh với chính trị:
A. Chính trị là con đường, là phương tiện của chiến tranh.
B. Chính trị một thời đoạn, một bộ phận của chiến tranh.
C. Chính trị chi phối và quyết định toàn bộ tiến trình và kết cục của chiến tranh.
D. Chính trị không thể sử dụng kết quả sau chiến tranh để đề ra nhiệm vụ, mục tiêu mới cho giai cấp.

Câu 11: Lênin xác định nguyên tắc đoàn kết quân dân trong xây dựng quân đội:
A. Sự đoàn kết gắn bó nhất trí Hồng quân với nhân dân lao động
B. Sự nhất trí quân dân và các lực lượng tiến bộ trên toàn thế giới
C. Sự đoàn kết thống nhất quân đội với nhân dân
D. Sự nhất trí quân dân và lực lượng vũ trang.

Câu 12: Một trong những nguyên tắc cơ bản xây dựng Hồng quân của Lênin là:
A. Xây dựng quân đội có kỷ luật, có tính chiến đấu cao
B. Xây dựng quân đội chính quy
C. Xây dựng quân đội hiện đại
D. Xây dựng quân đội hùng mạnh cả về số lượng và chất lượng.

Câu 13: Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định sự ra đời của quân đội là:
A. Là một tất yếu có tính quy luật trong đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc ở Việt Nam
B. Là một hiện tượng ngẫu nhiên trong quá trình cách mạng Việt Nam
C. Là một sự kế thừa trong lịch sử chống giặc ngoại xâm
D. Là một hiện tượng tự phát do đòi hỏi của chiến tranh cách mạng.

Câu 14: Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Quân đội Nhân dân Việt Nam:
A. Mang bản chất nông dân
B. Mang bản chất giai cấp công – nông do Đảng lãnh đạo
C. Mang bản chất giai cấp công nhân
D. Mang bản chất nhân dân lao động Việt Nam.

Câu 15: Trong các nguyên tắc xây dựng quân đội của Lênin, nguyên tắc nào quan trọng nhất?
A. Đảng cộng sản lãnh đạo quân đội
B. Đoàn kết, thống nhất quân đội với nhân dân
C. Xây dựng quân đội chính quy, hiện đại
D. Phát triển hài hòa các quân binh chủng.

Câu 16: Quân đội ta mang bản chất giai cấp công nhân đồng thời có:
A. Tính quần chúng sâu sắc
B. Tính phong phú đa dạng
C. Tính nhân dân, tính dân tộc sâu sắc
D. Tính phổ biến, rộng rãi.

Câu 17: Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp, ngày tháng năm:
A. Ngày 19/12/1946
B. Ngày 22/12/1944
C. Ngày 19/5/1946
D. Ngày 19/5/1945.

Câu 18: Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Quân đội Nhân dân Việt Nam có những chức năng:
A. Chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu
B. Chiến đấu, lao động sản xuất, tuyên truyền
C. Chiến đấu, công tác, lao động sản xuất
D. Chiến đấu và tham gia giữ gìn hòa bình khu vực.

Câu 19: Một trong hai nhiệm vụ chính của quân đội ta mà Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định:
A. Tiến hành phổ biến chính sách của Đảng, Nhà nước cho nhân dân
B. Giúp nhân dân cải thiện đời sống
C. Thiết thực tham gia lao động sản xuất góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội
D. Làm nòng cốt phát triển kinh tế tại nơi đóng quân.

Câu 20: Một trong bốn nội dung về lý luận bảo vệ Tổ quốc XHCN của Lênin là:
A. Bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ thường xuyên
B. Bảo vệ Tổ quốc XHCN là một tất yếu khách quan
C. Bảo vệ Tổ quốc XHCN là cấp thiết trước mắt
D. Bảo vệ Tổ quốc XHCN là nhiệm vụ thường xuyên của toàn dân.

Câu 21: Theo quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin để bảo vệ Tổ quốc Xã hội chủ nghĩa phải:
A. Tăng cường quân thường trực gắn với phát triển kinh tế xã hội
B. Tăng cường thế trận gắn với thực hiện chính sách đãi ngộ
C. Tăng cường tiềm lực quốc phòng gắn với phát triển kinh tế xã hội
D. Tăng cường tiềm lực an ninh gắn với hợp tác quốc tế.

Câu 22: Một trong những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin về bảo vệ Tổ quốc XHCN:
A. Quần chúng nhân dân giữ vai trò quan trọng sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc XHCN
B. Đảng cộng sản lãnh đạo mọi mặt sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc XHCN
C. Lực lượng vũ trang lãnh đạo mọi mặt sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc XHCN
D. Nhà nước lãnh đạo sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc XHCN.

Câu 23: Vai trò lãnh đạo trong bảo vệ Tổ quốc Xã hội chủ nghĩa thuộc về:
A. Các đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội
B. Quần chúng nhân dân
C. Đảng cộng sản Việt Nam
D. Hệ thống chính trị.

Câu 24: Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định nghĩa vụ, trách nhiệm của công dân về bảo vệ Tổ quốc:
A. Là nghĩa vụ số một, là trách nhiệm đầu tiên của mọi công dân
B. Là sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc
C. Là nghĩa vụ thiêng liêng, là trách nhiệm của mọi công dân Việt Nam
D. Là nghĩa vụ của mọi công dân.

Câu 25: Một trong những nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về sức mạnh bảo vệ Tổ quốc XHCN:
A. Là sức mạnh của cả dân tộc, sức mạnh quốc phòng toàn dân
B. Là sức mạnh tổng hợp, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại
C. Là sức mạnh của toàn dân, lấy lực lượng vũ trang làm nòng cốt
D. Là sức mạnh của lực lượng vũ trang nhân dân, sức mạnh quốc phòng toàn dân.

Câu 26: Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định vai trò của Đảng trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc XHCN:
A. Đảng cộng sản Việt Nam chỉ đạo trực tiếp sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc
B. Đảng cộng sản Việt Nam là người đi tiên phong trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc
C. Đảng cộng sản Việt Nam là người kêu gọi mọi tầng lớp nhân dân đứng lên bảo vệ đất nước
D. Đảng cộng sản Việt Nam là người lãnh đạo sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Câu 27: Chiến tranh là kết quả phản ánh:
A. Phản ánh bản chất xã hội của chính trị
B. Phản ánh hiện thực khách quan của chính trị
C. Phản ánh những cố gắng cao nhất của chính trị
D. Tất cả đều đúng.

Câu 28: Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin chính trị là sự phản ánh tập trung của:
A. Kinh tế
B. Xã hội
C. Quốc phòng
D. Tất cả đều đúng.

Câu 29: Theo tư tưởng Hồ Chí Minh sức mạnh của bạo lực cách mạng được tạo bởi:
A. Sức mạnh của toàn dân, bằng cả lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang
B. Sức mạnh của toàn dân, bằng cả chính trị và kinh tế
C. Kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang
D. Cả A và C.

Câu 30: Trong những điều kiện xác định, yếu tố nào giữ vai trò quyết định đến sức mạnh chiến đấu của quân đội:
A. Quân số, tổ chức, cơ cấu biên chế
B. Chất lượng vũ khí trang bị kỹ thuật
C. Chính trị tinh thần
D. Trình độ huấn luyện và thể lực.

Related Posts

×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút GIỐNG HÌNH DƯỚI và chờ 1 lát để lấy mã: