Trắc Nghiệm Báo Cáo Tài Chính Hợp Nhất – Đề 1

Năm thi: 2023
Môn học: Báo cáo tài chính hợp nhất
Trường: Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU)
Người ra đề: PGS.TS Nguyễn Thị Hồng
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi Qua Môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 45 phút
Số lượng câu hỏi: 30 câu
Đối tượng thi: Sinh viên ngành kế toán – kiểm toán
Năm thi: 2023
Môn học: Báo cáo tài chính hợp nhất
Trường: Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU)
Người ra đề: PGS.TS Nguyễn Thị Hồng
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi Qua Môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 45 phút
Số lượng câu hỏi: 30 câu
Đối tượng thi: Sinh viên ngành kế toán – kiểm toán

Mục Lục

Trắc nghiệm Báo cáo tài chính hợp nhất là một trong những đề thi thuộc môn Báo cáo tài chính hợp nhất đã được tổng hợp từ chương trình đào tạo của các trường đại học chuyên ngành tài chính – kế toán. Đây là một đề thi quan trọng, giúp sinh viên nắm vững các kiến thức cơ bản về cách lập và phân tích báo cáo tài chính hợp nhất của các doanh nghiệp. Để giải quyết đề thi này, sinh viên cần có kiến thức về hợp nhất báo cáo từ công ty mẹ và công ty con, cách xử lý các khoản mục liên quan và hiểu rõ chuẩn mực kế toán. Đề thi này thường được ra bởi các giảng viên giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán tài chính, ví dụ như PGS.TS Nguyễn Thị Hồng từ trường Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU), và dành cho sinh viên năm 3 hoặc năm 4 thuộc chuyên ngành kế toán – kiểm toán. Đề thi được biên soạn nhằm kiểm tra năng lực tổng hợp và áp dụng các kiến thức lý thuyết vào thực tiễn.

Hãy cùng dethitracnghiem.vn tìm hiểu về đề thi này và tham gia làm kiểm tra ngay lập tức!

Trắc Nghiệm Báo Cáo Tài Chính Hợp Nhất – Đề 1

Câu 1. Phát biểu nào sau đây là sai:
a. Công ty mẹ phải hợp nhất tất cả các báo cáo tài chính của công ty con ngoại trừ công ty con được giữ để bán.
b. Tất cả các công ty mẹ đều phải lập báo cáo tài chính hợp nhất kể cả công ty mẹ bị kiểm soát một phần hoặc toàn bộ bởi công ty mẹ khác.
c. Trong giao dịch nội bộ là mua bán hàng hóa bên bán là công ty con thì cần điều chỉnh ảnh hưởng của lợi nhuận chưa thực hiện cho bên không nắm quyền kiểm soát.
d. Khi thực hiện điều chỉnh hàng hóa bán nội bộ đã bán hết ra ngoài thì chỉ cần điều chỉnh doanh thu nội bộ năm phát sinh.

Câu 2. Chi phí có liên quan đến hợp nhất kinh doanh sẽ được:
a. Ghi tăng giá trị khoản đầu tư
b. Ghi giảm thu nhập trong kỳ
c. Ghi giảm vốn chủ sở hữu
d. Ghi tăng chi phí trong kỳ

Câu 3. Phát biểu nào sau đây là sai:
a. Tỷ lệ quyền biểu quyết luôn luôn bằng tỷ lệ sở hữu.
b. Nếu nhà đầu tư nắm giữ ít hơn 20% quyền biểu quyết thì nhà đầu tư đó không có ảnh hưởng đáng kể.
c. Nhà đầu tư có quyền kiểm soát bên nhận đầu tư khi nắm giữ đa số quyền biểu quyết khi không có thỏa thuận nào khác.
d. Nhà đầu tư có thể có đa số quyền biểu quyết ngay cả khi nắm giữ ít hơn 50% vốn cổ phần của bên nhận đầu tư.

Câu 4. Phát biểu nào sau đây đúng nhất:
a. Khi lập báo cáo hợp nhất không cần xác định lợi ích cổ đông không nắm quyền kiểm soát nếu nhà đầu tư nắm giữ 100% cổ phiếu phổ thông của bên nhận đầu tư.
b. Tỷ lệ quyền biểu quyết luôn lớn hơn tỷ lệ lợi ích.
c. Quyền biểu quyết đối với đầu tư trực tiếp.
d. Khi lập báo cáo hợp nhất không cần xác định lợi ích cổ đông không nắm quyền kiểm soát nếu nhà đầu tư nắm giữ 100% quyền biểu quyết bên nhận đầu tư.

Câu 5. Yếu tố nào sau đây không thuộc thành phần của kiểm soát:
a. Tỷ lệ sở hữu
b. Quyền lực
c. Thu nhập có thể thay đổi
d. Khả năng tác động đến thu nhập có thể thay đổi

Câu 6. Theo IFRS 10, quyền kiểm soát của nhà đầu tư đối với đơn vị nhận đầu tư được định nghĩa là:
a. Có biểu hiện hoặc có quyền tác động đến chính sách tài chính và hoạt động của đơn vị nhận đầu tư để đạt được lợi ích trong tương lai
b. Khả năng chi phối chính sách hoạt động và chính sách tài chính của đơn vị nhận đầu tư để tận dụng nguồn lực của nhau và cùng phát triển
c. Có biểu hiện, hoặc có quyền, làm biến động thu nhập từ việc tham gia vào hoạt động trong đơn vị nhận đầu tư và có khả năng tác động đến thu nhập này thông qua quyền lực của mình đối với đơn vị nhận đầu tư
d. Quyền lực tạo ra khả năng chỉ đạo các hoạt động quan trọng của đơn vị nhận đầu tư để đạt được lợi ích trong tương lai

Câu 7. Đồng kiểm soát là:
a. Là quyền cùng chi phối các chính sách tài chính và chính sách hoạt động.
b. Là khi bên đầu tư nắm giữ từ 20% đến 50% giá trị vốn chủ sở hữu của bên nhận đầu tư.
c. Là quyền cùng chi phối các chính sách tài chính và chính sách hoạt động theo thỏa thuận bằng hợp đồng.
d. Là quyền chi phối các chính sách tài chính và chính sách hoạt động theo thỏa thuận bằng hợp đồng.

Câu 8. Quyền kiểm soát của nhà đầu tư đối với đơn vị nhận đầu tư được định nghĩa là:
a. Có biểu hiện hoặc có quyền tác động đến chính sách tài chính và hoạt động của đơn vị nhận đầu tư để đạt được lợi ích trong tương lai
b. Khả năng chi phối mọi hoạt động của đơn vị nhận đầu tư để tận dụng nguồn lực của nhau và cùng phát triển
c. Quyền lực tạo ra khả năng chỉ đạo các hoạt động quan trọng của đơn vị nhận đầu tư để đạt được lợi ích trong tương lai
d. Có biểu hiện, hoặc có quyền, làm biến động thu nhập từ việc tham gia vào hoạt động của đơn vị nhận đầu tư và có khả năng tác động đến thu nhập này thông qua quyền lực của mình đối với đơn vị nhận đầu tư

Câu 9. Ngày 01/01/20X1, công ty M mua 70% cổ phiếu phổ thông của công ty C (tương đương 7 triệu cổ phiếu) với giá trị 140.000 triệu đồng. Tại ngày mua, toàn bộ các tài sản và nợ phải trả của công ty C đều được ghi nhận theo giá trị hợp lý, ngoại trừ một lô hàng tồn kho có giá trị hợp lý cao hơn giá trị ghi sổ là 2.000 triệu đồng. Bỏ qua ảnh hưởng của thuế. Thông tin về công ty M tại ngày 01/01/20X1 như sau: (i)Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 80.000 triệu đồng; (ii)Lợi nhuận chưa phân phối: 40.000 triệu đồng. Thị giá của cổ phiếu tại ngày mua là 15.000đ/cổ phiếu. Lợi thế thương mại được xác định theo phương pháp toàn bộ (GTHL) là:
a. 38.500 triệu đồng
b. 63.000 triệu đồng
c. Số khác
d. 54.600 triệu đồng

Câu 10. Hình thức hợp nhất kinh doanh nào sau đây cần lập báo cáo tài chính hợp nhất vào mỗi năm sau ngày mua:
a. A+B=A+B
b. Tất cả đều đúng
c. A+B=A
d. A+B=C

Câu 11. Theo IFRS 3, thu nhập do mua rẻ (lợi thế thương mại âm) được ghi nhận như sau:
a. Ghi tăng thu nhập.
b. Ghi tăng lợi nhuận chưa thực hiện, khi thanh lý khoản đầu tư thì khoản lợi nhuận này được xem là đã thực hiện và sẽ được kết chuyển ghi tăng thu nhập.
c. Ghi tăng chi phí.
d. Ghi tăng doanh thu chưa thực hiện, sau đó phân bổ vào thu nhập trong thời gian tối đa 10 năm.

Câu 12. Phát biểu nào sau đây là là sai:
a. Theo IFRS 3, lợi thế thương mại được phân bổ đều hàng năm.
b. Lợi thế thương mại là phần chênh lệch dương giữa giá trị hợp lý của các khoản dùng để thanh toán cộng với giá trị phần lợi ích bên thiểu số trừ cho giá trị hợp lý của tài sản thuần tại ngày mua.
c. Tổn thất lợi thế thương mại được điều chỉnh vào chi phí trên báo cáo hợp nhất.
d. Không được phép hoàn nhập tổn thất lợi thế thương mại đã ghi nhận trước đây.

Câu 13. Phát biểu nào sau đây là là sai?
a. Lợi thế thương mại được phân bổ đều hàng năm theo IFRS 3.
b. Không được phép hoàn nhập tổn thất lợi thế thương mại đã ghi nhận trước đây.
c. Lợi thế thương mại là phần chênh lệch dương giữa giá trị hợp lý của các khoản dùng để thanh toán cộng với giá trị phần lợi ích bên thiểu số trừ cho giá trị hợp lý của tài sản thuần tại ngày mua.
d. Tổn thất lợi thế thương mại được điều chỉnh vào chi phí trên báo cáo hợp nhất.

Câu 14. Phát biểu nào sau đây là sai?
a. Tỉ lệ quyền biểu quyết luôn luôn bằng tỉ lệ sở hữu.
b. Nếu nhà đầu tư nắm giữ ít hơn 20% quyền biểu quyết thì nhà đầu tư đó không có ảnh hưởng đáng kể trong công ty đầu tư.
c. Nếu nhà đầu tư nắm giữ ít hơn 50% vốn cổ phần nhưng có nhiều hơn 50% tỉ lệ quyền biểu quyết thì khoản đầu tư được xem là đầu tư vào công ty con.
d. Tỉ lệ quyền biểu quyết là căn cứ xác định mức độ ảnh hưởng của bên đầu tư trong bên nhận đầu tư.

Câu 15. Giả sử các điều kiện ghi nhận của IFRS 3 được thỏa mãn, khoản nào sau đây không được ghi nhận tại thời điểm mua:
a. Tài sản vô hình trên sổ sách kế toán của bên bị mua, nhưng đối với bên mua không đủ điều kiện ghi nhận tài sản
b. Các tài sản có thể xác định được của bên bị mua
c. Các khoản nợ phải trả gánh chịu của bên bị mua
d. Giá trị lợi thế thương mại hoặc lợi thế thương mại âm

Câu 16. Phát biểu nào sau đây là đúng:
a. IFRS yêu cầu ghi nhận một khoản tài sản nếu lợi ích từ tài sản đó chắc chắn thu được từ giao dịch trong tương lai.
b. IFRS yêu cầu ghi nhận một khoản tài sản nếu lợi ích từ tài sản đó sẽ thu được từ giao dịch trong tương lai.
c. IFRS yêu cầu ghi nhận một khoản tài sản nếu lợi ích từ tài sản đó có khả năng thu được từ giao dịch trong tương lai.
d. IFRS yêu cầu ghi nhận một khoản tài sản nếu lợi ích từ tài sản đó gần như chắc chắn thu được từ giao dịch trong tương lai.

Câu 17. Ngày 01/01/X0, doanh nghiệp mua một lô hàng từ nhà cung cấp, trị giá 200 triệu đồng, chưa trả tiền. Tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày giao dịch là 23.000 VND/USD. Tỷ giá bán của ngân hàng thương mại công bố tại ngày 31/12/X0 là 24.000 VND/USD. Tỷ giá trung bình năm X0 là 23.500 VND/USD. Đến ngày 31/12/X0, khoản mục nợ phải trả người bán sẽ được phản ánh trong báo cáo tài chính là:
a. 4.800 triệu đồng
b. 4.600 triệu đồng
c. 4.700 triệu đồng
d. 4.900 triệu đồng

Câu 18. Đặc điểm nào sau đây là không đúng với báo cáo hợp nhất:
a. Lập trên cơ sở cộng ngang các khoản mục tài sản, nguồn vốn của công ty mẹ với công ty con
b. Lợi ích của các cổ đông không kiểm soát tại công ty con sẽ được phản ánh trong báo cáo hợp nhất
c. Lợi thế thương mại hoặc lợi thế thương mại âm phát sinh từ mua lại công ty con được phản ánh trong báo cáo hợp nhất
d. Số dư các khoản công nợ nội bộ giữa công ty mẹ và công ty con phải được loại trừ khi lập báo cáo hợp nhất

Câu 19. Công ty K nắm giữ 75% quyền biểu quyết tại công ty C. Vậy khoản đầu tư của công ty K được phân loại là:
a. Đầu tư vào liên doanh
b. Đầu tư vào công ty liên kết
c. Đầu tư vào công ty con
d. Đầu tư tài chính

Câu 20. Công ty A nắm giữ 40% quyền biểu quyết tại công ty B và không có bất cứ thỏa thuận nào khác giữa công ty A và các cổ đông còn lại. Vậy khoản đầu tư của công ty A được phân loại là:
a. Đầu tư vào công ty con
b. Đầu tư vào công ty liên kết
c. Đầu tư tài chính
d. Đầu tư vào liên doanh

Câu 21. Công ty G nắm giữ 60% quyền biểu quyết tại công ty D. Công ty D sẽ được phản ánh như thế nào trên báo cáo tài chính của công ty G?
a. Theo phương pháp vốn chủ sở hữu
b. Theo phương pháp giá gốc
c. Theo phương pháp hợp nhất
d. Theo phương pháp giá trị hợp lý

Câu 22. Trường hợp nào sau đây công ty mẹ không bắt buộc phải lập báo cáo hợp nhất:
a. Công ty mẹ là công ty con bị công ty mẹ khác nắm giữ 100% cổ phần
b. Công ty mẹ sở hữu công ty con chưa niêm yết
c. Công ty mẹ là công ty cổ phần
d. Công ty mẹ là công ty trách nhiệm hữu hạn

Câu 23. Khoản mục nào sau đây không cần được loại trừ khi lập báo cáo tài chính hợp nhất:
a. Lợi thế thương mại
b. Doanh thu và chi phí từ các giao dịch nội bộ giữa công ty mẹ và công ty con
c. Khoản phải thu, khoản phải trả giữa công ty mẹ và công ty con
d. Cổ tức nội bộ

Câu 24. Báo cáo tài chính hợp nhất phản ánh:
a. Báo cáo của một doanh nghiệp lớn, đứng đầu tập đoàn
b. Báo cáo của một tập đoàn hoạt động như một thực thể kinh tế duy nhất
c. Báo cáo của một doanh nghiệp bao gồm cả các đơn vị trực thuộc
d. Báo cáo của một tập đoàn bao gồm cả các đơn vị thành viên

Câu 25. Trên báo cáo tài chính hợp nhất, công ty con bị nắm giữ 60% cổ phiếu phổ thông được phản ánh bằng cách:
a. Hợp nhất toàn bộ công ty con
b. Hợp nhất phần sở hữu của công ty mẹ
c. Hợp nhất phần sở hữu của cổ đông không kiểm soát
d. Không hợp nhất công ty con

Câu 26. Công ty mẹ sở hữu 100% công ty con. Cổ tức nội bộ đã trả được loại trừ khỏi báo cáo hợp nhất theo phương pháp:
a. Phương pháp vốn chủ sở hữu
b. Phương pháp chi phí
c. Phương pháp giá trị hợp lý
d. Phương pháp giá gốc

Câu 27. Một tập đoàn có thể bao gồm:
a. Một công ty mẹ và các công ty con
b. Các công ty con
c. Một công ty mẹ và các công ty con hoạt động như một thực thể duy nhất
d. Một công ty mẹ

Câu 28. Lợi ích cổ đông không kiểm soát được phản ánh trên báo cáo tài chính hợp nhất như sau:
a. Là khoản mục riêng biệt trong phần vốn chủ sở hữu
b. Được ghi nhận trong khoản mục “lợi nhuận chưa phân phối”
c. Được ghi nhận vào chi phí tài chính
d. Là khoản mục riêng biệt trong nợ phải trả

Câu 29. Lợi ích cổ đông không kiểm soát được phản ánh trên báo cáo tài chính hợp nhất như sau:
a. Được ghi nhận như một khoản mục riêng biệt trong phần vốn chủ sở hữu.
b. Được ghi nhận trong khoản mục “lợi nhuận chưa phân phối”.
c. Được ghi nhận vào chi phí tài chính.
d. Được ghi nhận vào các khoản nợ phải trả.

Câu 30. Lợi thế thương mại phát sinh từ việc hợp nhất kinh doanh được phản ánh trên báo cáo tài chính hợp nhất:
a. Như một khoản mục riêng biệt
b. Được phân bổ đều trong thời gian tối đa 10 năm
c. Được ghi nhận vào chi phí ngay tại thời điểm mua
d. Được khấu hao dần vào chi phí tài chính

Tham khảo thêm tại đây:
Trắc Nghiệm Báo Cáo Tài Chính Hợp Nhất – Đề 1
Trắc Nghiệm Báo Cáo Tài Chính Hợp Nhất – Đề 2
Trắc Nghiệm Báo Cáo Tài Chính Hợp Nhất – Đề 3
Trắc Nghiệm Báo Cáo Tài Chính Hợp Nhất – Đề 4
Trắc Nghiệm Báo Cáo Tài Chính Hợp Nhất – Đề 5

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)