Trắc nghiệm Bảo hiểm đại cương – đề 5 

Năm thi: 2023
Môn học: Bảo hiểm đại cương
Trường: Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH)
Người ra đề: PGS.TS. Lê Thị Thanh Hương
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 60 phút
Số lượng câu hỏi: 30
Đối tượng thi: Sinh viên
Năm thi: 2023
Môn học: Bảo hiểm đại cương
Trường: Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH)
Người ra đề: PGS.TS. Lê Thị Thanh Hương
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 60 phút
Số lượng câu hỏi: 30
Đối tượng thi: Sinh viên

Mục Lục

Trắc nghiệm Bảo hiểm đại cương – đề 5 là một đề thi thuộc môn Bảo hiểm đại cương, được thiết kế nhằm kiểm tra và củng cố kiến thức của sinh viên về các nguyên lý cơ bản của ngành bảo hiểm, bao gồm các loại hình bảo hiểm, quy trình thẩm định và thanh toán bảo hiểm, cũng như các quy định pháp luật liên quan. Đề thi này phù hợp cho sinh viên chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng, Kinh tế, và các ngành liên quan, đặc biệt là sinh viên năm thứ hai trở lên. Đề thi được xây dựng dựa trên các bài giảng và tài liệu học tập của nhiều trường đại học, tiêu biểu như trường Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH), dưới sự hướng dẫn của giảng viên PGS.TS. Lê Thị Thanh Hương, một chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo hiểm và quản lý rủi ro. Thông qua đề thi này, sinh viên sẽ được làm quen với các khái niệm cơ bản như rủi ro, quản lý rủi ro, và vai trò của bảo hiểm trong nền kinh tế, từ đó nâng cao khả năng vận dụng kiến thức vào các tình huống thực tế. Hãy cùng dethitracnghiem.vn khám phá đề thi này và tham gia làm kiểm tra ngay để kiểm tra hiểu biết của bạn về bảo hiểm!

Đề thi trắc nghiệm bảo hiểm đại cương – đề 5(có đáp án)

Câu 1: Tổng giá trị phân bổ trong công thức tính mức đóng góp tổn thất chung bằng giá trị của tàu và hàng khi về đến bến:
A. cộng với tất cả tổn thất riêng xảy ra trong hành trình tàu.
B. trừ đi giá trị tổn thất riêng xảy ra trước tổn thất chung.
C. cộng với giá trị tổn thất riêng xảy ra trước tổn thất chung.
D. trừ bớt giá trị tất cả tổn thất riêng bất luận xảy ra khi nào.

Câu 2: Giám định bảo hiểm với hàng hóa bảo hiểm nhằm mục đích:
A. khắc phục ngay những mất mát hư hỏng đối với hàng hóa bảo hiểm.
B. đánh giá, phân tích sự kiện xảy ra, xác định nguyên nhân, mức độ tổn thất.
C. kịp thời hạn chế tổn thất do tai nạn gây ra cho hàng hóa được bảo hiểm.
D. hoàn thiện thủ tục cho bộ hồ sơ khiếu nại đối với người bảo hiểm.

Câu 3: Trong bảo hiểm hàng hải, hàng không việc Tái bảo hiểm (Re-Insurance) được sử dụng rất phổ biến. Điều đó có nghĩa là việc công ty bảo hiểm:
A. làm lại thủ tục bảo hiểm cho lô hàng khai sai giá trị.
B. bảo hiểm cho lô hàng mà công ty khác đã bảo hiểm.
C. sẽ bảo hiểm một lô hàng tương tự với cùng điều kiện.
D. sau khi nhận bảo hiểm, họ sẽ bán một vài phần đi.

Câu 4: Hợp đồng bảo hiểm chuyên chở hàng hóa bằng đường biển là bản thỏa thuận về quyền lợi của người bảo hiểm và người được bảo hiểm. Người bảo hiểm (Insurer) cam kết sẽ bồi thường cho người được bảo hiểm (the Insured) những tổn thất về hàng hóa được bảo hiểm xảy ra do:
A. những rủi ro đặc biệt nghiêm trọng.
B. tàu bị chìm, đắm, cháy nổ, mắc cạn.
C. những rủi ro đã thỏa thuận gây ra.
D. hàng bị tổn thất trên biển, trên sông.

Câu 5: Trong bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu, người ta áp dụng quy tắc bảo hiểm theo rủi ro đầu tiên, chỉ bồi thường trong phạm vi số tiền bảo hiểm, điều đó có nghĩa là nếu giá trị thiệt hại nhỏ hơn số tiền bảo hiểm, thì:
A. mức bồi thường bằng giá trị thiệt hại.
B. mức bồi thường nhỏ hơn giá trị thiệt hại.
C. mức bồi thường bằng 2/3 rủi ro đầu tiên.
D. mức bồi thường lớn hơn giá trị thiệt hại.

Câu 6: Nguyên tắc nào được áp dụng khi trả tiền bảo hiểm nhân thọ?
A. Nguyên tắc bồi thường
B. Nguyên tắc khoán
C. Nguyên tắc bồi thường và nguyên tắc khoán
D. Nguyên tắc bình quân của hai nguyên tắc bồi thường và nguyên tắc khoán

Câu 7: Trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng phát sinh khi nào?
A. Một trong hai bên vi phạm nghĩa vụ của hợp đồng.
B. Phát sinh nghĩa vụ bồi thường theo luật pháp.
C. Vi phạm luật.
D. Thiệt hại được xác định do người khác gây ra.

Câu 8: Bên mua bảo hiểm đã đóng phí bảo hiểm nhân thọ từ hai năm trở lên, nhưng không thể đóng các khoản phí bảo hiểm tiếp theo thì sau thời hạn 60 ngày, kể từ ngày gia hạn đóng phí, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ hợp đồng và bên mua bảo hiểm:
A. Không có quyền đòi lại khoản phí bảo hiểm đã đóng
B. Nhận giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm
C. Nhận lại toàn bộ phí bảo hiểm đã đóng

Câu 9: Khoản tiền mà bên mua bảo hiểm đóng cho doanh nghiệp bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm là:
A. Số tiền bồi thường.
B. Phí bảo hiểm.
C. Số tiền bảo hiểm.
D. Giá trị bảo hiểm.

Câu 10: Khoảng thời gian khách hàng được doanh nghiệp bảo hiểm cho phép khách hàng chậm đóng phí bảo hiểm tính từ ngày đến hạn nộp phí bảo hiểm được gọi là:
A. Thời gian tự do xem xét hợp đồng
B. Thời gian gia hạn đóng phí
C. Thời gian miễn truy xét
D. Thời gian chờ để bắt đầu được hưởng quyền lợi bảo hiểm

Câu 11: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về bên mua bảo hiểm:
A. Bên mua bảo hiểm không được đồng thời là người thụ hưởng
B. Bên mua bảo hiểm có quyền lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động tại Việt Nam để mua bảo hiểm
C. Bên mua bảo hiểm có thể đồng thời là người được bảo hiểm
D. Bên mua bảo hiểm là tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng bảo hiểm với doanh nghiệp bảo hiểm và đóng phí bảo hiểm

Câu 12: Trong thời gian tự do xem xét, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Bên mua bảo hiểm có quyền từ chối không tiếp tục tham gia bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm hoàn trả phí bảo hiểm đã đóng, không có lãi, sau khi đã trừ đi chi phí khám sức khỏe (nếu có).
B. Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền từ chối không tiếp tục bảo hiểm cho người được bảo hiểm và hoàn trả phí bảo hiểm đã đóng.
C. Bên mua bảo hiểm có quyền từ chối không tiếp tục tham gia bảo hiểm nhưng chỉ được nhận lại một phần phí bảo hiểm đã đóng (sau khi trừ đi phần phí bảo hiểm cho những ngày đã được bảo hiểm).
D. B và C đúng.

Câu 13: Yếu tố nào dưới đây của người được bảo hiểm ảnh hưởng đến phí bảo hiểm:
A. Nghề nghiệp
B. Giới tính
C. Tuổi
D. Tất cả đều đúng

Câu 14: Theo Luật kinh doanh bảo hiểm, đáp án nào dưới đây đúng khi điền vào chỗ ____ trong câu sau:
A. Sự kiện khách quan
B. Sự kiện khách quan hoặc chủ quan
C. Sự kiện chủ quan
D. Sự kiện

Câu 15: Một lô hàng trị giá 2,000,000 USD (giá CFR) được bảo hiểm cho toàn bộ giá trị ước tính 10%, tỷ lệ phí là 0,5%. Xác định phí bảo hiểm cho lô hàng? (lấy tròn số)
A. 117,4
B. 115,7
C. 116,7
D. 118,7

Câu 16: Chọn phương án đúng về khái niệm bảo hiểm nhân thọ:
A. Bảo hiểm nhân thọ là bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống hoặc chết
B. Bảo hiểm nhân thọ là bảo hiểm tai nạn con người và bảo hiểm y tế
C. Bảo hiểm nhân thọ là bảo hiểm y tế và bảo hiểm chăm sóc sức khỏe
D. Tất cả đều đúng

Câu 17: Một người được bảo hiểm bởi nhiều hợp đồng bảo hiểm nhân thọ tại nhiều doanh nghiệp bảo hiểm khác nhau, trong trường hợp xảy ra sự kiện bảo hiểm sẽ:
A. Không được nhận quyền lợi bảo hiểm nào và nhận lại phí bảo hiểm đã đóng do vi phạm quy định về bảo hiểm trùng
B. Được hưởng quyền lợi bảo hiểm theo tất cả các hợp đồng bảo hiểm đã tham gia
C. Được hưởng quyền lợi bảo hiểm của một hợp đồng bảo hiểm tại mỗi doanh nghiệp bảo hiểm đã tham gia, cho dù người đó có thể có nhiều hơn một hợp đồng bảo hiểm tại một doanh nghiệp bảo hiểm
D. Chỉ được hưởng quyền lợi bảo hiểm có giá trị cao nhất trong số các quyền lợi bảo hiểm của các hợp đồng bảo hiểm đã tham gia

Câu 18: Ông A tham gia hợp đồng bảo hiểm tai nạn con người tại nhiều doanh nghiệp bảo hiểm; khi tai nạn xảy ra (thuộc phạm vi bảo hiểm), Ông A sẽ:
A. Không được nhận quyền lợi bảo hiểm từ tất cả các hợp đồng bảo hiểm
B. Nhận quyền lợi bảo hiểm từ tất cả các hợp đồng bảo hiểm
C. Nhận quyền lợi bảo hiểm từ hợp đồng bảo hiểm có số tiền bảo hiểm lớn nhất
D. Nhận quyền lợi bảo hiểm từ một trong số các hợp đồng bảo hiểm

Câu 19: Phát biểu nào dưới đây sai khi nói về Quyền lợi có thể được bảo hiểm:
A. Quyền sử dụng, quyền tài sản đối với đối tượng được bảo hiểm
B. Quyền sở hữu, quyền chiếm hữu đối với đối tượng được bảo hiểm
C. Quyền sở hữu, quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền tài sản; quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng đối với bên mua bảo hiểm
D. Quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng đối với đối tượng được bảo hiểm

Câu 20: Quyền lợi có thể được bảo hiểm là quyền sở hữu, quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền tài sản; quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng đối với:
A. Đại lý bảo hiểm
B. Đối tượng bảo hiểm
C. Bên mua bảo hiểm
D. Người thụ hưởng

Câu 21: Trong hợp đồng bảo hiểm con người, bên mua bảo hiểm KHÔNG THỂ mua bảo hiểm cho những người nào dưới đây:
A. Vợ, chồng, con, cha, mẹ của bên mua bảo hiểm
B. Anh, chị, em ruột, người có quan hệ nuôi dưỡng và cấp dưỡng
C. Bản thân bên mua bảo hiểm
D. Người hàng xóm

Câu 22: Anh A mua một sản phẩm bảo hiểm nhân thọ tặng cháu B là con người bạn thân nhân dịp sinh nhật, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ:
A. Chấp thuận bảo hiểm với điều kiện anh A đủ điều kiện tài chính đóng phí
B. Không chấp thuận bảo hiểm vì anh A không có quyền lợi có thể được bảo hiểm với cháu B
C. Chấp thuận bảo hiểm với điều kiện tăng phí
D. Chấp thuận bảo hiểm với điều kiện Người thụ hưởng phải có quyền lợi có thể được bảo hiểm với anh A

Câu 23: Bảo hiểm là phương pháp quản trị rủi ro nào sau đây:
A. Chuyển giao rủi ro
B. Chấp nhận rủi ro
C. Kiểm soát rủi ro
D. Né tránh rủi ro

Câu 24: Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về vai trò kinh tế của bảo hiểm:
A. Đóng vai trò trung gian trong việc huy động vốn cho nền kinh tế quốc dân
B. Góp phần ổn định tài chính của tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm
C. Cung cấp tiền vốn cho người gặp rủi ro thay cho vay ngân hàng
D. Góp phần ổn định ngân sách quốc gia

Câu 25: Trong Hợp đồng bảo hiểm con người, bên mua bảo hiểm có thể mua bảo hiểm cho đối tượng nào dưới đây?
A. Bất kỳ người nào
B. Người mà bên mua bảo hiểm có quyền lợi có thể được bảo hiểm
C. Vợ, chồng, con, cha, mẹ của bên mua bảo hiểm
D. B và C

Câu 26: Bà B tham gia một hợp đồng bảo hiểm nhân thọ sinh kỳ có thời hạn đến năm bà B 55 tuổi. Bà B vẫn còn sống đến ngày đáo hạn hợp đồng lúc 55 tuổi. Lúc này, bà B hoặc người thụ hưởng của bà B sẽ:
A. Nhận được tiền mặt trả định kỳ
B. Nhận được lương hưu
C. Nhận được số tiền bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm sinh kỳ này
D. Không nhận được gì

Câu 27: Theo Luật kinh doanh bảo hiểm, ngoài các nghiệp vụ bảo hiểm đặc thù do Chính phủ qui định, các nghiệp vụ bảo hiểm được chia thành:
A. Bảo hiểm ngắn hạn, bảo hiểm dài hạn
B. Bảo hiểm cá nhân, bảo hiểm nhóm
C. Bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe
D. Bảo hiểm con người, bảo hiểm tài sản và bảo hiểm trách nhiệm dân sự

Câu 28: Bảo hiểm bắt buộc chỉ áp dụng đối với một số loại nghiệp vụ bảo hiểm nhằm:
A. Bảo vệ lợi ích của người tham gia bảo hiểm
B. Bảo vệ lợi ích công cộng và an toàn xã hội
C. Bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp bảo hiểm.
D. A, B, C đúng

Câu 29: Theo Pháp luật bảo hiểm, bảo hiểm bắt buộc là loại hình bảo hiểm do pháp luật quy định về:
A. Điều kiện bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu.
B. Phí bảo hiểm và số tiền bảo hiểm tối thiểu.
C. Điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm và số tiền bảo hiểm tối thiểu
D. Điều kiện bảo hiểm, phí bảo hiểm.

Câu 30: Bảo hiểm hưu trí là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp _____ đạt đến độ tuổi xác định được doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm:
A. Bên mua bảo hiểm (không đồng thời là người được bảo hiểm)
B. Người được bảo hiểm
C. Người thụ hưởng (không đồng thời là người được bảo hiểm)
D. Cả A, C đều đúng

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)