Trắc nghiệm bệnh lý học – đề 1

Năm thi: 2023
Môn học: Bệnh lý học
Trường: Đại học Y Hà Nội
Người ra đề: PGS.TS. Nguyễn Văn Minh
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 45 phút
Số lượng câu hỏi: 25
Đối tượng thi: Sinh viên
Năm thi: 2023
Môn học: Bệnh lý học
Trường: Đại học Y Hà Nội
Người ra đề: PGS.TS. Nguyễn Văn Minh
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 45 phút
Số lượng câu hỏi: 25
Đối tượng thi: Sinh viên

Mục Lục

Trắc nghiệm Bệnh lý học – đề 1 là một trong những đề thi thuộc môn Bệnh lý học, được biên soạn nhằm kiểm tra kiến thức của sinh viên y khoa về các cơ chế, nguyên nhân và biểu hiện của các bệnh lý thường gặp. Đề thi này thường được sử dụng tại các trường đại học y dược như Trường Đại học Y Hà Nội. Đề thi được soạn bởi PGS.TS. Nguyễn Văn Minh, một giảng viên có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy và nghiên cứu Bệnh lý học tại Đại học Y Hà Nội, năm 2023. Đối tượng của đề thi là sinh viên năm thứ ba thuộc các ngành Y đa khoa, Răng hàm mặt, và Dược học. Để làm tốt đề thi này, sinh viên cần có kiến thức vững vàng về các nguyên lý cơ bản của bệnh lý, các phản ứng viêm, và sự thay đổi bệnh lý ở mức độ tế bào và mô. Hãy cùng dethitracnghiem.vn tìm hiểu về đề thi này và tham gia làm kiểm tra ngay lập tức!

Đề thi trắc nghiệm bệnh lý học – đề 1 (có đáp án)

Câu 1: Giun đũa ký sinh ở:
A. Dạ dày
B. Tá tràng
C. Ruột non
D. Ruột già

Câu 2: Giun đũa gây triệu chứng:
A. Chán ăn, tiêu chảy, đau bụng vùng hạ vị
B. Buồn nôn, nôn, ăn chậm tiêu, đau bụng quanh rốn
C. Táo bón, ăn khó tiêu, đau vùng thượng vị
D. Tiêu chảy xem kẽ táo bón, đau vùng hạ sườn phải.

Câu 3: Triệu chứng nào dưới đây là biểu hiện của giun đũa?
A. Ăn chậm tiêu
B. Đau bụng lâm râm quanh rốn
C. Có thể đi cầu ra giun
D. Tất cả đều đúng

Câu 4: Điều trị giun đũa bằng Mebendazol (Vermox) với liều như sau:
A. 50 mg x 1 lần/ngày x 1 ngày
B. 100 mg x 2 lần/ngày x 3 ngày
C. 200 mg x 4 lần/ngày x 6 ngày
D. 400 mg x 8 lần/ngày x 12 ngày

Câu 5: Điều trị giun đũa bằng Piperazin với liều như sau:
A. 3 gram/ngày x 3 ngày/liều đối với người lớn
B. 0,2 gram/ngày x 3 ngày/liều đối với người lớn
C. 3 gram/ngày x 3 ngày/liều đối với trẻ em
D. Tất cả đều đúng

Câu 6: Điều trị giun đũa ở người lớn bằng Piperazin với liều như sau:
A. 1 gram/ngày x 1 ngày/liều
B. 2 gram/ngày x 2 ngày/liều
C. 3 gram/ngày x 3 ngày/liều
D. 4 gram/ngày x 4 ngày/liều

Câu 7: Điều trị giun đũa ở trẻ em bằng Piperazin với liều như sau:
A. 0,1 gram/tuổi/ngày x 2 ngày/liều
B. 0,2 gram/tuổi/ngày x 3 ngày/liều
C. 0,3 gram/tuổi/ngày x 4 ngày/liều
D. 0,4 gram/tuổi/ngày x 5 ngày/liều

Câu 8: Bệnh giun móc ký sinh ở:
A. Dạ dày
B. Tá tràng
C. Ruột non
D. Ruột già

Câu 9: Biểu hiện của Giun móc?
A. Tiết nội độc tố và ngoại độc tố, chất ức chế cơ, thần kinh
B. Hút máu đồng thời tiết ra chất chống đông máu, chất ức chế cơ quan tạo máu
C. Tiết độc tố đồng thời tiết ra chất gây táo bón, chất ức chế hô hấp
D. Hút chất dinh dưỡng đồng thời tiết ra chất gây tiêu chảy, chất ức chế hệ thần kinh

Câu 10: Mebendazol điều trị giun móc với liều sau:
A. Viên 50 mg x 1 lần/ngày x 1 ngày
B. Viên 100 mg x 2 lần/ngày x 3 ngày
C. Viên 200 mg x 4 lần/ngày x 6 ngày
D. Viên 400 mg x 6 lần/ngày x 9 ngày

Câu 11: Thấp tim là một dạng của bệnh:
A. Viêm cột sống
B. Thấp khớp cấp
C. Viêm đa khớp
D. Dính khớp

Câu 12: Tác nhân gây bệnh thấp tim:
A. Liên cầu
B. Tụ cầu
C. Phế cầu
D. Song cầu

Câu 13: Thấp tim và thấp khớp cấp thường xảy ra sau khi bị:
A. Viêm tai giữa
B. Viêm kết mạc
C. Viêm xoang
D. Viêm mũi họng

Câu 14: Tetrachloetylen điều trị giun móc:
A. Tetrachloetylen 1 ml, cứ 5 phút uống 0,25 ml
B. Tetrachloetylen 2 ml, cứ 10 phút uống 0,5 ml
C. Tetrachloetylen 3 ml, cứ 15 phút uống 1 ml
D. Tetrachloetylen 4 ml, cứ 20 phút uống 1,5 ml

Câu 15: Tác nhân gây bệnh thấp tim biểu hiện nào dưới đây:
A. Siêu vi trùng
B. Ký sinh trùng
C. Vi trùng
D. Nấm

Câu 16: Tác nhân gây bệnh thấp tim trong nhóm nào:
A. Liên cầu khuẩn tán huyết nhóm A
B. Liên cầu khuẩn tán huyết nhóm B
C. Liên cầu khuẩn tán huyết nhóm C
D. Liên cầu khuẩn tán huyết nhóm D

Câu 17: Giun kim ký sinh ở:
A. Thực quản
B. Dạ dày
C. Tá tràng
D. Ruột non

Câu 18: Ruột thừa là một đoạn ruột:
A. Dài 2 – 3 cm, nằm ở góc hồi manh tràng
B. Dài 3 – 4 cm, nằm ở góc hồi manh tràng
C. Dài 4 – 5 cm, nằm ở góc hồi manh tràng
D. Dài 5 – 6 cm, nằm ở góc hồi manh tràng

Câu 19: Thấp tim và thấp khớp cấp thường xảy ra sau viêm mũi họng:
A. ½ – 1 tuần
B. 1 – 2 tuần
C. 2 – 4 tuần
D. 4 – 8 tuần

Câu 20: Đặc điểm của Ruột thừa:
A. Nằm ở góc hồi manh tràng
B. Nằm ở góc đại tràng sigma
C. Nằm ở góc đại tràng Phải
D. Nằm ở góc đại tràng Trái

Câu 21: Thấp tim và thấp khớp cấp thường xảy ra sau viêm mũi họng vào khoảng thời gian:
A. 1 – 2 giờ
B. 1 – 2 ngày
C. 1 – 2 tuần
D. 1 – 2 tháng

Câu 22: Biểu hiện của Viêm ruột thừa:
A. Là một cấp cứu hiếm nhất gặp trong các bệnh ngoại khoa
B. Là một cấp cứu thường gặp nhất trong các bệnh ngoại khoa
C. Là một cấp cứu hiếm nhất gặp trong các bệnh nội khoa
D. Là một cấp cứu thường gặp nhất trong các bệnh nội khoa

Câu 23: Triệu chứng lâm sàng của viêm ruột thừa lúc đầu:
A. Đau bụng vùng thượng vị
B. Đau bụng vùng hạ vị
C. Đau bụng vùng hố chậu phải
D. Đau bụng vùng hố chậu trái

Câu 24: Triệu chứng lâm sàng của viêm ruột thừa lúc sau:
A. Đau bụng vùng thượng vị
B. Đau bụng vùng hạ vị
C. Đau bụng vùng hố chậu phải
D. Đau bụng vùng hố chậu trái

Câu 25: Bệnh nhân thấp tim có tình trạng sốt:
A. 37,5 – 38o C
B. 38 – 39o C
C. 39 – 40o C
D. 40 – 41o C

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)