Trắc nghiệm chuẩn đoán hình ảnh tim mạch

Năm thi: 2023
Môn học: Chuẩn đoán hình ảnh
Trường: Đại học Y Dược TP.HCM
Người ra đề: TS. BS. Nguyễn Hoàng Hải
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 60 phút
Số lượng câu hỏi: 40
Đối tượng thi: Sinh viên
Năm thi: 2023
Môn học: Chuẩn đoán hình ảnh
Trường: Đại học Y Dược TP.HCM
Người ra đề: TS. BS. Nguyễn Hoàng Hải
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 60 phút
Số lượng câu hỏi: 40
Đối tượng thi: Sinh viên

Mục Lục

Trắc nghiệm chuẩn đoán hình ảnh tim mạch là một phần quan trọng trong môn Chuẩn đoán hình ảnh, đặc biệt dành cho sinh viên ngành Y khoa. Bộ đề này thường được sử dụng tại các trường đại học y hàng đầu như Đại học Y Dược TP.HCM, giúp sinh viên ôn luyện về các kỹ thuật hình ảnh liên quan đến tim mạch như siêu âm tim, chụp cộng hưởng từ (MRI) và cắt lớp vi tính (CT). Đề thi do các giảng viên giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực chẩn đoán hình ảnh tim mạch, tiêu biểu như TS. BS. Nguyễn Hoàng Hải, biên soạn, giúp sinh viên năm 4-5 chuẩn bị tốt nhất cho các kỳ thi quan trọng năm 2023. Để làm tốt đề thi, sinh viên cần nắm vững kiến thức về giải phẫu tim mạch, phương pháp đọc và phân tích hình ảnh. Hãy cùng dethitracnghiem.vn khám phá và thử sức với đề thi này ngay để đánh giá và nâng cao kiến thức của bạn trong lĩnh vực chẩn đoán hình ảnh!

Câu hỏi trắc nghiệm chuẩn đoán hình ảnh tim mạch (có đáp án)

Câu 1: Đối với các buồng tim phương pháp chẩn đoán tiện lợi nhất là:
A. Chụp cắt lớp nhấp nháy đồng vị phóng xạ (PET, SPECT).
B. Chụp cắt lớp vi tính.
C. Chụp cộng hưởng từ.
D. Siêu âm Doppler màu.
E. Chụp buồng tim mạch máu số hóa xóa nền.

Câu 2: Trong kỹ thuật cổ điển tư thế chụp sau đây cho thấy nhiều buồng tim nhất:
A. Tư thế chếch sau phải.
B. Tư thế chếch trước phải.
C. Tư thế chếch trước trái.
D. Tư thế nghiêng.
E. Tư thế thẳng.

Câu 3: Đường kính lớn nhất của tim là:
A. Đường kính thẳng.
B. Đường kính ngang.
C. Đường kính dọc.
D. Đường kính chéo.
E. Đường kính đáy.

Câu 4: Các đường kính của tim có đặc điểm:
A. Thay đổi tùy theo giới.
B. Thay đổi tùy theo huyết áp.
C. Thay đổi tùy theo người.
D. Thay đổi tùy theo tuổi.
E. Thay đổi tùy theo tư thế.

Câu 5: Khi có tràn khí màng phổi lượng nhiều:
A. Bóng tim bị biến dạng.
B. Bóng tim bị đẩy.
C. Bóng tim thay đổi tương quan.
D. Bóng tim bị kéo.
E. Bóng tim không thay đổi tương quan.

Câu 6: Bóng tim nhỏ khi:
A. Khí thũng phổi.
B. Cơ hoành hạ thấp.
C. Lồng ngực dài.
D. Bóng tim có hình giọt nước.
E. Tất cả đều đúng.

Câu 7: Bóng tim to không bệnh lý trong trường hợp:
A. Cơ tim bị thiếu dưỡng.
B. Cơ tim bị nhiễm độc.
C. Cơ tim tăng hoạt mà không bị thiểu dưỡng.
D. Cơ tim giảm hoạt mà không bị thiểu dưỡng.
E. Tất cả đều không đúng.

Câu 8: Trong bệnh hen phế quản bóng tim có thể:
A. Nhỏ.
B. To toàn bộ.
C. Tim phải to.
D. Tim trái to.
E. Bình thường.

Câu 9: Ở bệnh nhân có u trung thất tim thường:
A. Thất trái to.
B. Thất phải to.
C. Bị thay đổi tùy theo vị trí u.
D. Không thay đổi bất kỳ vị trí nào của u.
E. Tất cả đều sai.

Câu 10: Bệnh nhân bị bệnh bạch hầu, bóng tim có thể:
A. To do tràn dịch màng tim.
B. To do bệnh lý cơ tim.
C. To do nhiễm độc cơ tim.
D. Nhỏ do bị teo cơ tim.
E. Tất cả đều đúng.

Câu 11: Tim to từng buồng khi ở giai đoạn đầu của:
A. Bệnh van tim.
B. Bệnh thiếu máu cơ tim.
C. Bệnh cơ tim phì đại.
D. Bệnh phổi nhiễm trùng.
E. Cường giáp.

Câu 12: Thất phải thấy rõ nhất trên tư thế:
A. Thẳng.
B. Nghiêng trái.
C. Nghiêng phải.
D. Chếch trước phải.
E. Chếch trước trái.

Câu 13: Quai động mạch chủ thấy rõ nhất trên tư thế:
A. Nghiêng trái.
B. Nghiêng phải.
C. Chếch trước trái.
D. Chếch trước phải.
E. Thẳng.

Câu 14: Thất trái thấy rõ nhất trên tư thế:
A. Thẳng.
B. Nghiêng trái.
C. Nghiêng phải.
D. Chếch trước phải.
E. Chếch trước trái.

Câu 15: Thất trái to thường gặp nhất trong trường hợp:
A. Hẹp van hai lá.
B. Hở van hai lá.
C. Hẹp van động mạch chủ.
D. Hở van động mạch chủ.
E. Hẹp hở van động mạch chủ.

Câu 16: Hình ảnh X quang của thất trái to là:
A. Tăng đường kính L.
B. Tăng đường kính H.
C. Tăng đường kính mD.
D. Tăng đường kính mG.
E. Tăng đường kính L + mG, mỏm tim chìm dưới cơ hoành.

Câu 17: Cung dưới trái hình tròn là biểu hiện của:
A. Dày giãn thất phải.
B. Dày giãn thất trái.
C. Dày thất phải.
D. Dày thất trái.
E. Phì đại thất phải.

Câu 18: Trong bệnh hẹp van hai lá có thể thường thấy:
A. Cung dưới trái nỗi.
B. Cung dưới phải nỗi.
C. Chèn đẩy thực quản ở 1/3 dưới.
D. Bờ trái có hình 4 cung và phổi hai bên sung huyết.
E. Tất cả đều sai.

Câu 19: Đường Kerley B là biểu hiện của:
A. Ứ trệ tuần hoàn ngoại vi.
B. Sung huyết động mạch phổi.
C. Phù tổ chức kẽ của các vách liên tiểu thùy.
D. Ứ trệ tuần hoàn phổi.
E. Suy tim phải.

Câu 20: Đám mờ hình “tủa bông” ở đáy phổi có thể thấy trong:
A. Bệnh hẹp động mạch phổi.
B. Bệnh van động mạch phổi.
C. Bệnh van hai lá.
D. Bệnh van ba lá.
E. Bệnh van động mạch chủ.

Câu 21: Bóng tim “hình hia” thường gặp nhất trong:
A. Hẹp động mạch phổi.
B. Tứ chứng Fallot.
C. Tam chứng Fallot.
D. Tim phải to.
E. Tim trái to.

Câu 22: Hình ảnh mờ cửa sổ chủ phổi gặp trong:
A. Bệnh lý tim phải.
B. Bệnh lý tim trái.
C. Bệnh lý động mạch chủ.
D. Giãn thân động mạch phổi.
E. Bệnh lý động mạch phổi.

Câu 23: Rối loạn tưới máu phổi thường thấy trong:
A. Hẹp động mạch phổi.
B. Hẹp van hai lá.
C. Bệnh tim bẩm sinh có shunt trái-phải.
D. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
E. Tất cả đều có thể.

Câu 24: Hình “nhát rìu” là do:
A. Cung giữa trái lõm.
B. Cung dưới trái nỗi.
C. Nút động mạch chủ nổi.
D. Nút động mạch chủ mất.
E. Tất cả đều sai.

Câu 25: Trong bệnh hẹp van hai lá sẽ dẫn đến:
A. Rối loạn tưới máu phổi.
B. Phân bố lại tưới máu phổi.
C. Ứ trệ tuần hoàn phổi.
D. Rối loạn tưới máu phổi tùy giai đoạn.
E. Giãn thân động mạch phổi.

Câu 26: Hình ảnh gợi ý tràn dịch màng ngoài tim trên phim X quang là:
A. Bóng tim to hình tam giác.
B. Bóng tim không đập.
C. Bóng tim to tương phản với không thay đổi mạch rốn phổi.
D. Bóng tim to tương xứng với thay đổi mạch rốn phổi.
E. Bóng tim bị biến dạng.

Câu 27: Trong bệnh lý tâm phế mạn ta thường thấy:
A. Tim trái to.
B. Tim phải to.
C. Tim to toàn bộ.
D. Động mạch phổi giãn và nhĩ trái to.
E. Động mạch chủ giãn và thất trái lớn.

Câu 28: Cơ chế ứ trệ tuần hoàn phổi trong hẹp van hai lá là tăng áp mạch phổi:
A. Hậu mao mạch hoặc hỗn hợp.
B. Tiền mao mạch.
C. Tăng tưới máu.
D. Tất cả đều đúng.
E. Tất cả đều sai.

Câu 29: Dấu hiệu gợi ý của hẹp eo động mạch chủ là:
A. Hình ngấn lõm ở quai động mạch chủ.
B. Thất trái to.
C. Hình khuyết bờ dưới xương sườn.
D. Tăng huyết áp chi trên và giảm huyết áp chi dưới trên lâm sàng.
E. Tất cả đều đúng.

Câu 30: Phình động mạch chủ có thể gặp ở:
A. Đoạn ngực lên.
B. Đoạn ngang.
C. Đoạn ngực xuống.
D. Đoạn bụng.
E. Tất cả các đoạn.

Câu 31: Phương pháp CĐHA tốt nhất hiện nay trong chẩn đoán phình động mạch chủ là:
A. Siêu âm đen-trắng.
B. Siêu âm Doppler màu.
C. Chụp mạch máu.
D. Chụp cắt lớp vi tính nhiều lát cắt.
E. Chụp cộng hưởng từ.

Câu 32: Ba hội chứng kinh điển của rối loạn tưới máu phổi gặp trong bệnh tim là:
A. Tăng tưới máu, giảm tưới máu, tăng cung lượng.
B. Tăng tưới máu, giảm tưới máu, tăng sức cản.
C. Tăng áp động mạch phổi tiền mao mạch, hậu mao mạch, tăng sức cản.
D. Tăng độ cản quang, giảm độ cản quang, rối loạn phân bố tưới máu.
E. Tăng độ cản quang, giảm độ cản quang, ứ trệ tuần hoàn.

Câu 33: Tăng lưu lượng máu qua phổi có thể thấy:
A. Phổi mờ, rốn phổi giãn, phân bố tưới máu bình thường.
B. Tăng khẩu kính các nhánh động mạch phổi, rốn phổi giãn, phân bố lại tưới máu.
C. Phổi sáng, rốn phổi giãn, phân bố lại tưới máu.
D. Ứ trệ ở đáy phổi.
E. Động mạch phổi giãn và nhĩ trái to.

Câu 34: Giảm lưu lượng máu qua phổi có thể thấy:
A. Rốn phổi nhỏ, mạch phổi thưa, phổi sáng.
B. Phổi bình thường, mạch phổi thưa.
C. Phân bố lại tưới máu.
D. Phổi có những đám sáng bất thường.
E. Phổi quá sáng, giãn phế nang.

Câu 35: Tăng lưu lượng máu qua phổi thường gặp trong các trường hợp sau:
A. Hở động mạch chủ, hở van hai lá.
B. Các bệnh tim có shunt trái-phải như còn ống động mạch, thông liên nhĩ, thông liên thất.
C. Hở động mạch phổi, tứ chứng Fallot.
D. Bệnh phổi nhiễm trùng, khối u tân sinh ở phổi.
E. Truyền dịch.

Câu 36: Giảm lưu lượng máu qua phổi thường gặp trong trường hợp sau:
A. Thông liên nhĩ.
B. Thông liên thất.
C. Hẹp động mạch chủ.
D. Hở van động mạch phổi.
E. Hẹp động mạch phổi.

Câu 37: Tăng áp lực tiền mao mạch phổi là:
A. Tăng áp động mạch phổi do bệnh phổi mạn tính.
B. Tăng áp động mạch phổi do hở van động mạch phổi.
C. Tăng áp động mạch phổi do hẹp van hai lá.
D. Tăng áp động mạch phổi do shunt trái-phải.
E. Tăng áp động mạch phổi do u chèn.

Câu 38: Tim hình “đầu voi” thường gợi ý giai đoạn muộn của bệnh:
A. Thông liên nhĩ.
B. Thông liên thất.
C. Hẹp động mạch phổi.
D. Còn ống động mạch.
E. Hẹp van hai lá.

Câu 39: Bờ trái có hình 4 cung có nghĩa là:
A. Nút động mạch chủ nổi rõ.
B. Thân động mạch phổi nổi rõ.
C. Rốn phổi giãn lớn.
D. Mỏm tim nâng cao.
E. Xuất hiện cung của tiểu nhĩ trái hoặc nhĩ trái và cung động mạch phổi nổi rõ.

Câu 40: Trong bệnh hẹp van hai lá buồng tim nào bị ảnh hưởng trước tiên:
A. Nhĩ phải.
B. Thất phải.
C. Nhĩ trái.
D. Thất trái.
E. Tất cả các buồng tim.

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)