Trắc nghiệm chuẩn đoán hình ảnh xương khớp

Năm thi: 2023
Môn học: Chuẩn đoán hình ảnh
Trường: Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Người ra đề: PGS. TS. BS Trần Quang Bình
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 90 phút
Số lượng câu hỏi: 55
Đối tượng thi: Sinh viên
Năm thi: 2023
Môn học: Chuẩn đoán hình ảnh
Trường: Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Người ra đề: PGS. TS. BS Trần Quang Bình
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 90 phút
Số lượng câu hỏi: 55
Đối tượng thi: Sinh viên

Mục Lục

Trắc nghiệm Chuẩn đoán hình ảnh xương khớp là một trong những đề thi chuyên môn thuộc Chuẩn đoán hình ảnh, tập trung vào việc nhận biết và phân tích các hình ảnh y khoa liên quan đến hệ thống xương khớp. Đề thi này thường được sử dụng tại các trường đại học y khoa như Trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, dành cho sinh viên chuyên ngành y học, đặc biệt là những sinh viên đang theo học về lĩnh vực chấn thương chỉnh hình và cơ xương khớp. Để giải được đề thi này, sinh viên cần có kiến thức vững chắc về các kỹ thuật như X-quang, CT scan, MRI, giúp phát hiện các tổn thương và bệnh lý xương khớp. Đề thi được biên soạn dưới sự hướng dẫn của PGS. TS. BS Trần Quang Bình, một chuyên gia trong lĩnh vực chuẩn đoán hình ảnh xương khớp. Đề thi phù hợp cho sinh viên năm thứ 4, khi đã có kiến thức nền về giải phẫu học và bệnh học cơ bản. Hãy cùng dethitracnghiem.vn khám phá và thử sức với đề thi này ngay để đánh giá và nâng cao kiến thức của bạn trong lĩnh vực chẩn đoán hình ảnh!

Bài tập trắc nghiệm chuẩn đoán hình ảnh xương khớp (có đáp án)

Câu 1: Giới hạn của ổ tiêu xương rõ khi:
A. Có tình trạng nhiễm khuẩn mạn.
B. Có phản ứng của màng xương chung quanh.
C. Có phản ứng của mô xương đặc.
D. Có phản ứng tự vệ của mô xương đặc chung quanh.
E. Có tổ chức bị xâm lấn chung quanh.

Câu 2: Ta thấy được màng xương trong trường hợp:
A. Lao xương.
B. U xương lành tính.
C. Viêm xương.
D. U xương ác tính.
E. Có tác nhân gây phản ứng ở màng xương.

Câu 3: Viêm xương tủy xương (VXTX) khởi đầu bằng hình ảnh:
A. Đặc xương.
B. Tiêu xương.
C. Loãng xương.
D. Phản ứng màng xương.
E. Hoại tử xương.

Câu 4: Viêm xương tủy xương thường gặp:
A. Ở người trẻ tuổi.
B. Ở bệnh nhân bị suy kiệt.
C. Ở bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch.
D. Tất cả đều đúng.
E. A và B đúng.

Câu 5: Viêm xương tủy xương thường gặp:
A. Nam hơn nữ.
B. Nữ hơn nam.
C. Nữ bằng nam.
D. Nam gấp đôi nữ.
E. Nữ gấp đôi nam.

Câu 6: Viêm xương tủy xương bắt đầu ở:
A. Điểm đầu xương.
B. Dưới sụn liên hợp.
C. Đầu xương.
D. Sụn liên hợp.
E. Mô xốp đầu xương dưới sụn liên hợp.

Câu 7: VXTX theo quy luật:
A. Gần khớp khuỷu xa đầu gối.
B. Gần khớp khuỷu gần khớp gối.
C. Gần khớp gối xa khớp vai.
D. Gần khớp gối xa khớp khuỷu.
E. Gần khớp háng xa khớp gối.

Câu 8: VXTX khởi đầu là tình trạng rối loạn tuần hoàn xương do:
A. Tắc các mạch nuôi xương.
B. Tắc các bạch mạch trong xương.
C. Tắc động mạch nuôi xương.
D. Tắc tĩnh mạch trong xương.
E. Huyết khối ở tĩnh mạch.

Câu 9: Hình ảnh X quang của VXTX có thể thấy vào thời điểm:
A. 3 ngày sau khi nhiễm khuẩn.
B. 3 tuần sau khi nhiễm khuẩn.
C. 5 tuần sau khi nhiễm khuẩn.
D. 3 tháng sau khi nhiễm khuẩn.
E. Rất chậm sau khi nhiễm khuẩn.

Câu 10: Hình ảnh sớm của X quang trong VXTX là:
A. Tiêu xương lan tỏa ở thân xương.
B. Tiêu xương lan tỏa ở đầu xương.
C. Loãng xương lan tỏa ở thân xương dài.
D. Loãng xương lan tỏa ở đầu xương.
E. Loãng xương lan tỏa ở hành xương gần sụn liên hợp.

Câu 11: Các hình ảnh của VXTX thường có xu hướng:
A. Phối hợp giữa phá hủy và xây dựng.
B. Phá hủy ở giai đoạn đầu, xây dựng ở giai đoạn sau.
C. Phá hủy xương ở mọi giai đoạn.
D. Hỗn hợp giữa các hình ảnh.
E. Phá hủy ở giai đoạn cấp, xây dựng ở giai đoạn mạn.

Câu 12: Hình ảnh “cỗ quan tài” biểu tượng cho:
A. Ổ tiêu xương có hoại tử xương.
B. Ổ hoại tử xương lan rộng trong ống tủy.
C. Ổ hoại tử xương không đồng đều.
D. Ổ hoại tử xương có chứa mảnh xương chết.
E. Ổ hoại tử xương có chứa mảnh xương mục.

Câu 13: Áp xe Brodie là một thể viêm xương:
A. Thường gặp.
B. Ở ngoại vi.
C. Ở đầu xương.
D. Khu trú.
E. Điển hình.

Câu 14: Người ta thường nói VXTX là mô hình của các hình ảnh cơ bản của xương vì:
A. Vừa phá huỷ vừa xây dựng
B. Có đủ các dấu hiệu bệnh lý cơ bản của xương
C. Có ổ áp xe và mảnh xương chết
D. Có hoại tử tạo nên cây gỗ mục
E. Có phản ứng màng xương dữ dội.

Câu 15: Hình ảnh quan trọng để phân biệt giữa VXTX và lao xương là:
A. Có ổ áp xe nóng hay áp xe lạnh
B. Có tổn thương ở thân xương hay không
C. Có tổn thương ở khớp hay không
D. Có hình ảnh “cỗ quan tài” hay không
E. Có phản ứng màng xương hay không.

Câu 16: Đặc điểm của viêm xương do lao là:
A. Có ổ áp xe và mảnh xương chết.
B. Thường có mảnh xương mục.
C. Ít có tổn thương khớp.
D. Đặc xương là chính.
E. Hủy xương là chính.

Câu 17: Dấu hiệu sớm của lao xương trên hình ảnh X quang là:
A. Gặm mòn xương.
B. Hẹp khe khớp.
C. Loãng xương ở đầu xương.
D. Loãng xương dưới sụn khớp.
E. Loãng xương dưới sụn liên hợp.

Câu 18: Trong giai đoạn tiến triển của lao xương ta thường gặp:
A. Các ổ gặm xương ở bờ xương đặc.
B. Các ổ gặm xương ở bờ sụn khớp.
C. Hẹp khe khớp tổn thương.
D. Trật khớp tổn thương.
E. Cứng khớp và dính khớp.

Câu 19: Ta không thấy được các hình ảnh của lao xương trên phim X quang khi:
A. Tổn thương ở phần sụn.
B. Tổn thương ở phần xương xốp.
C. Tổn thương ở bao hoạt dịch.
D. Tổn thương ở phần mềm.
E. Tổn thương ở dây chằng.

Câu 20: Phương pháp hình ảnh nhạy nhất trong chẩn đoán lao khớp là:
A. Chụp nhiều phim với nhiều tư thế khác nhau.
B. Chụp ổ khớp cản quang.
C. Siêu âm khớp.
D. Chụp cắt lớp vi tính.
E. Chụp cộng hưởng từ.

Câu 21: Hình ảnh trong giai đoạn sớm của lao khớp gối là:
A. Loãng xương không đều ở đầu xương.
B. Gặm mòn sụn khớp.
C. Bóng mờ ở phần mềm của cơ tứ đầu.
D. Bóng mờ ở phần mềm mặt ngoài xương chày.
E. Bóng mờ ở phần mềm mặt trong xương chày.

Câu 22: Lao khớp vai có hình ảnh đặc hiệu là:
A. Tiêu chõm, trật khớp.
B. Hình khuyết gặm mòn ở chõm.
C. Thân xương có hình cái rìu.
D. Chõm xương có hình cái rìu.
E. Chõm xương có hình nhát rìu.

Câu 23: Lao của khớp cùng chậu dễ nhầm với:
A. Viêm đa khớp dạng thấp.
B. Viêm cột sống dính khớp.
C. Thoái hóa khớp cùng chậu.
D. Viêm khớp nhiễm khuẩn.
E. Viêm khớp thể đặc xương.

Câu 24: Lao cột sống có đặc điểm:
A. Gây gù, vẹo cột sống.
B. Gặm mòn các đĩa sụn.
C. Xẹp các thân đốt.
D. Gặm mòn các thân đốt.
E. Tất cả đều đúng.

Câu 25: Chẩn đoán phân biệt giữa viêm và lao xương nhờ:
A. Tính chất phá hủy có ở sụn hay không,
B. Tính chất phá hủy có ở khớp hay không,
C. Tính chất phá hủy hoặc xây dựng,
D. Tính chất phản ứng của màng xương,
E. Tất cả đều sai.

Câu 26: Chẩn đoán phân biệt giữa lao xương và thoái hóa khớp nhờ:
A. Đặc xương dưới sụn.
B. Loãng xương dưới sụn.
C. Hẹp khe khớp.
D. Có gai xương hay không.
E. Tất cả đều sai.

Câu 27: Phương pháp chẩn đoán hình ảnh tốt nhất đối với lao xương là:
A. Chụp Cắt lớp siêu âm.
B. Chụp Cắt lớp vi tính.
C. Chụp Cắt lớp cộng hưởng từ.
D. Chụp mạch máu số hóa xóa nền.
E. Chụp nhấp nháy đồng vị.

Câu 28: Đa số các u xương lành tính phát sinh và phát triển trong thời kỳ:
A. Bào thai.
B. Thiếu nhi.
C. Thiếu niên.
D. Đang phát triển xương.
E. Trưởng thành.

Câu 29: Đặc điểm chung của u xương lành tính là:
A. Bờ đều, rõ, phát triển nhanh.
B. Bờ đều, rõ, phát triển chậm, không di căn.
C. Giới hạn rõ ràng, cấu trúc đồng nhất, phát triển nhanh.
D. Giới hạn rõ ràng, cấu trúc không đồng nhất, phát triển chậm.
E. Giới hạn rõ ràng, phát triển từ từ, không xâm lấn.

Câu 30: Đặc điểm chung của u xương ác tính là:
A. Giới hạn không rõ, có cấu trúc đồng nhất, có tính xâm nhập, di căn.
B. Giới hạn ít rõ, có cấu trúc không đồng nhất, có tính xâm lấn, di căn.
C. Bờ không rõ, không có cấu trúc đồng nhất, phản ứng màng xương mạnh.
D. Bờ có giới hạn rõ, phản ứng màng xương thẳng góc với trục, có xâm lấn, di căn.
E. Bờ không rõ, có cấu trúc không đồng nhất, phản ứng màng xương thẳng góc với trục.

Câu 31: Điểm quan trọng hàng đầu để phân biệt giữa u xương lành tính và ác tính là:
A. Tính xâm lấn vào mô kế cận.
B. Tính di căn đi xa.
C. Phát triển nhanh hay chậm.
D. Bờ đều hay không đều, rõ hay không rõ.
E. Cấu trúc đồng nhất hay không.

Câu 32: U xương thường gặp ở:
A. Mô xương đặc.
B. Hộp sọ.
C. Xương mặt.
D. Tất cả đều đúng.
E. Tất cả đều sai.

Câu 33: U xương dạng xương thường gặp ở:
A. Mô xương đặc.
B. Mô xương xốp.
C. Xương dài của chi dưới.
D. Xương dài của chi trên.
E. Đầu xương.

Câu 34: U sụn là một cấu trúc bất thường dưới dạng:
A. Tiêu xương.
B. Đặc xương.
C. Hoại tử xương từng mảng lấm tấm.
D. Cấu trúc không cản quang bên trong có những nốt vôi hóa lấm tấm.
E. Tiêu xương với những nốt vôi hoá lấm tấm.

Câu 35: Chẩn đoán di căn xương tốt nhất hiện nay là:
A. Cộng hưởng từ.
B. Cắt lớp vi tính.
C. Chụp đồng vị phóng xạ.
D. Chụp mạch xương.
E. Siêu âm mô màu.

Câu 36: U xương lành tính thường gặp ở:
A. Tuổi trẻ.
B. Tuổi già.
C. Tuổi đang phát triển.
D. Tuổi trưởng thành.
E. Mọi lứa tuổi.

Câu 37: U xương ác tính thường gặp ở:
A. Tuổi trẻ.
B. Tuổi già.
C. Tuổi đang phát triển.
D. Tuổi trưởng thành.
E. Mọi lứa tuổi.

Câu 38: Nhuyễn xương là một quá trình:
A. Xương bị mềm do thiếu mô xương.
B. Xương bị mềm do thiếu calci.
C. Xương bị thiếu khoáng chất.
D. Xương bị thừa khoáng chất.
E. Xương vừa thiếu khoáng chất vừa thừa mô xương.

Câu 39: Vị trí thường gặp của lao xương là:
A. Gần đầu gối, xa khớp khuỷu.
B. Gần sụn liên hợp.
C. Gần sụn khớp.
D. Tất cả đều đúng.
E. Tất cả đều sai.

Câu 40: Đoạn cột sống hay có tổn thương lao nhất:
A. Cổ.
B. Ngực.
C. Lưng.
D. Thắt lưng.
E. Cùng cụt.

Câu 41: Ta có thể thấy khe khớp hẹp trong trường hợp:
A. Thoái hoá khớp.
B. Lao khớp.
C. Viêm khớp dạng thấp.
D. Tất cả đều đúng.
E. Tất cả đều sai.

Câu 42: Hẹp khe khớp trong lao thường:
A. Có bờ nham nhở.
B. Có bờ đều.
C. Có bờ rõ.
D. Có bờ đặc xương.
E. Có đặc xương dưới sụn.

Câu 43: Hình ảnh đám cỏ cháy là biểu hiện của:
A. Sarcom xương.
B. Phản ứng thẳng góc của màng xương.
C. Sarcom màng xương.
D. Đám mờ ở mô mềm.
E. Phản ứng thẳng góc của màng xương, xâm lấn mô mềm.

Câu 44: Hình ảnh cây gỗ mục là biểu hiện của:
A. Tổn thương cấp tính.
B. Tổn thương mạn tính.
C. Tổn thương di căn.
D. Tổn thương lao.
E. U huỷ cốt bào.

Câu 45: Hình ảnh cây gỗ mục là biểu hiện của:
A. Viêm xương và khớp.
B. Viêm xương và tuỷ.
C. Viêm xương và màng xương.
D. Viêm xương tuỷ có mảnh xương chết.
E. Viêm xương tuỷ không có mảnh xương chết.

Câu 46: Phương pháp phát hiện các ổ áp xe nóng và lạnh tốt nhất là:
A. X quang thường quy.
B. X quang mạch máu.
C. Siêu âm mô màu.
D. CLVT.
E. Cộng hưởng từ.

Câu 47: Di căn xương ở nam chủ yếu do K nguyên phát từ:
A. Hệ tiêu hoá.
B. Hệ hô hấp.
C. Tiết niệu.
D. Sinh dục.
E. Hệ thần kinh.

Câu 48: Di căn xương ở nữ chủ yếu do K nguyên phát từ:
A. Hệ tiêu hoá.
B. Hệ hô hấp.
C. Sinh dục.
D. Tiết niệu.
E. Thần kinh.

Câu 49: Hình ảnh đột lỗ gặp trong bệnh:
A. U tuỷ sống.
B. Hans Schuller Christian.
C. U tuỷ.
D. Bệnh về máu.
E. U đa tuỷ.

Câu 50: Khuyết xương hình bản đồ chỉ gặp trong bệnh:
A. U đa tuỷ.
B. Hans Schuller Christian.
C. U tuỷ sống.
D. U tuỷ.
E. Bệnh máu.

Câu 51: Hình ảnh sọ diềm bàn chải hoặc tia mặt trời, có nghĩa:
A. Leucemie.
B. Thalassemie.
C. Sarcom sọ.
D. Kahler.
E. U huỷ cốt bào.

Câu 52: Khi có gãy xương bệnh lý, ta cần nghĩ đến nguyên nhân thường gặp:
A. Viêm xương.
B. Ung thư xương.
C. Lao xương.
D. Giang mai xương.
E. Di căn xương.

Câu 53: Khi có trật khớp bệnh lý, có thể là bệnh cảnh của:
A. Viêm khớp dạng thấp.
B. Viêm khớp nhiễm khuẩn.
C. Viêm sụn khớp và bao hoạt dịch.
D. Thoái hoá khớp.
E. Viêm khớp thiếu niên.

Câu 54: Mô xương đặc được hiểu trên hình ảnh X quang là:
A. Mô có cản quang.
B. Mô có chứa calci.
C. Mô có chứa các chất vô cơ.
D. Mô có màu trắng.
E. Mô tương phản rõ rệt.

Câu 55: Màng xương thấy trên hình ảnh Siêu âm:
A. Có hồi âm.
B. Có cấu trúc tăng âm.
C. Là một giải tăng âm màu trắng.
D. Tất cả đều đúng.
E. Tất cả đều sai.

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)