Trắc Nghiệm Chứng Chỉ Hành Nghề Xây Dựng – Đề 7

Năm thi: 2023
Môn học: Trắc Nghiệm Chứng Chỉ Hành Nghề Xây Dựng
Trường: Tổng hợp
Người ra đề: Tổng hợp
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi Qua Môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 45 phút
Số lượng câu hỏi: 30 câu
Đối tượng thi: Sinh viên ngành Kiến trúc
Năm thi: 2023
Môn học: Trắc Nghiệm Chứng Chỉ Hành Nghề Xây Dựng
Trường: Tổng hợp
Người ra đề: Tổng hợp
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi Qua Môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 45 phút
Số lượng câu hỏi: 30 câu
Đối tượng thi: Sinh viên ngành Kiến trúc

Mục Lục

Trắc Nghiệm Chứng Chỉ Hành Nghề Xây Dựng là một trong những đề thi quan trọng giúp đánh giá kiến thức và năng lực của các kỹ sư, kiến trúc sư trước khi được cấp Chứng chỉ hành nghề xây dựng trong lĩnh vực xây dựng. Đề thi này thường được triển khai bởi nhiều trường đại học và cơ quan quản lý chuyên ngành như Bộ Xây dựng hoặc các trường đào tạo chuyên về xây dựng, với sự giám sát của các giảng viên uy tín. Các kiến thức cần thiết để làm tốt bài thi bao gồm các quy định pháp luật trong xây dựng, quy trình thi công, quản lý dự án, an toàn lao động, và các quy định về Chứng chỉ hành nghề xây dựng.

Bài thi này thường dành cho những cá nhân đang làm việc trong ngành xây dựng, từ sinh viên năm cuối ngành xây dựng, kiến trúc, đến các kỹ sư đã có kinh nghiệm nhưng cần Chứng chỉ hành nghề xây dựng để tiếp tục hành nghề. Hãy cùng dethitracnghiem.vn tìm hiểu thêm về đề thi này và tham gia kiểm tra ngay lập tức!

Trắc Nghiệm Chứng Chỉ Hành Nghề Xây Dựng – Đề 7

1. Theo tiêu chuẩn (TCVN 9156:2012), khi đo vẽ và thành lập bản đồ địa chất công trình phục vụ công tác xây dựng, các đơn vị đất đá được phân chia thành những đơn vị nào trong các phương án sau:
A. Thành hệ, phức hệ địa chất nguồn gốc, kiểu thạch học, kiểu địa chất công trình
B. Điệp thạch học, Phức hệ thạch học, kiểu thạch học, kiểu địa chất công trình
C. Thành hệ, Phức hệ thạch học, kiểu thạch học, kiểu địa chất công trình
D. Phức hệ địa chất, phức hệ thạch học, kiểu thạch học, kiểu địa chất công trình

2. Theo tiêu chuẩn phân vùng địa chất công trình được áp dụng trong tiêu chuẩn (TCVN 9156:2012), người ta chia thành mấy đơn vị phân vùng và tên các đơn vị:
A. 3 đơn vị phân vùng gồm: vùng, khu, khoảnh
B. 5 đơn vị phân vùng gồm: miền, vùng, phụ vùng, khu, khoảnh
C. 4 đơn vị phân vùng gồm: miền, vùng, khu, khoảnh
D. 6 đơn vị phân vùng gồm: miền, phụ miền, vùng, phụ vùng, khu, khoảnh

3. Mật độ điểm nghiên cứu (số điểm quan sát và công trình thăm dò trên 1 km²) khi đo vẽ thành lập bản đồ địa chất công trình (ĐCCT) phụ thuộc những yếu tố nào trong các phương án dưới đây:
A. Tỷ lệ đo vẽ ĐCCT, mức độ xuất lộ, nguồn tài liệu lưu trữ thu thập được
B. Tỷ lệ đo vẽ (ĐCCT) và tầm quan trọng của công trình
C. Mức độ phức tạp về điều kiện ĐCCT, nguồn tài liệu lưu trữ thu thập được và mức độ xuất lộ
D. Tỷ lệ đo vẽ ĐCCT, mức độ phức tạp về điều kiện ĐCCT và chất lượng lộ của điểm quan sát

4. Thí nghiệm ép nước để nghiên cứu tính thấm của đất đá thực hiện với áp lực tiêu chuẩn và thời gian kéo dài sau khi đạt lưu lượng ổn định là trường hợp nào trong các phương án dưới đây:
A. 15 m cột nước và tiến hành cho tới khi lưu lượng ổn định trong thời gian 30 phút
B. 10 m cột nước và tiến hành cho tới khi lưu lượng ổn định trong thời gian 15 phút
C. 10 m cột nước và tiến hành cho tới khi lưu lượng ổn định trong thời gian 30 phút
D. 20 m cột nước và tiến hành cho tới khi lưu lượng ổn định trong thời gian 30 phút

5. Những đơn vị đất đá phân chia nào quy định được thể hiện trên bản đồ địa chất công trình tỷ lệ 1:2000 và 1:1000 trong các phương án dưới đây:
A. Phức hệ thạch học và kiểu thạch học
B. Điệp thạch học và kiểu địa chất công trình
C. Điệp thạch học và phức hệ thạch học
D. Phức hệ thạch học, kiểu thạch học và kiểu địa chất công trình

6. Ma sát âm xuất hiện xung quanh cọc ma sát trong trường hợp nào dưới đây:
A. Đất đá xung quanh cọc có tốc độ lún nhỏ hơn tốc độ lún của mũi cọc
B. Tốc độ lún của đất xung quanh cọc lớn hơn tốc độ lún của mũi cọc
C. Tốc độ lún của đất xung quanh cọc tương đương tốc độ lún của mũi cọc
D. Đất xung quanh cọc không lún mà chỉ có đất ở mũi cọc lún

7. Trong thí nghiệm ép nước theo phương pháp Lugeon, đơn vị Lugeon được hiểu như thế nào:
A. Lưu lượng tiêu hao trong 1 phút, trên 1 m đoạn ép, dưới áp lực 100 m cột nước
B. Lưu lượng tiêu hao trong 1 phút, trên 1 m chiều dài đoạn ép, dưới áp lực 10 m cột nước
C. Lưu lượng nước tiêu hao trong 1 phút, trên 1 m chiều dài đoạn ép, dưới áp lực 50 m cột nước
D. Lưu lượng nước tiêu hao trong 1 phút, trên chiều dài đoạn ép trong lỗ khoan thí nghiệm, dưới áp lực 100 m cột nước

8. Hiện tượng carst chỉ có thể phát triển khi phải hội đủ những điều kiện nào:
A. Đá phải có tính hòa tan; nước phải có tính hòa tan và đá phải nứt nẻ
B. Đá phải có tính hòa tan; nước phải có tính hòa tan
C. Đá phải nứt nẻ, có tính thấm nước, nước có khả năng vận động
D. Phương án b và c

9. Hiện tượng carst phát triển theo những quy luật nào:
A. Phát triển giảm dần theo chiều sâu
B. Phát triển mạnh hơn ở khu vực đường phân thủy và yếu hơn ở gần thung lũng sông
C. Phát triển mạnh hơn ở gần thung lũng sông và yếu hơn ở khu vực đường phân thủy
D. Phương án a và c

Câu 10: Nếu gọi γc là khối lượng thể tích đơn vị đất khô và γ là khối lượng thể tích đơn vị, thì độ chặt của đất (hệ số đầm chặt) được hiểu là:
A. Tỷ số giữa γc thí nghiệm ở hiện trường và γc max của cùng loại đất thí nghiệm trong phòng
B. Tỷ số giữa γ thí nghiệm ở hiện trường và γc max của cùng loại đất thí nghiệm trong phòng
C. Tỷ số giữa γ thí nghiệm ở hiện trường và γmax của cùng loại đất thí nghiệm trong phòng
D. Tỷ số giữa γc thí nghiệm ở hiện trường và γmax của cùng loại đất thí nghiệm phòng

Câu 11: Những chỉ tiêu nào cho phép đánh giá trực tiếp mức độ nén lún và biến dạng của đất:
A. Áp lực tiền cố kết (Pc), chỉ số nén (Cc)
B. Hệ số cố kết (Cv), Hệ số nén lún (a)
C. Hệ số nén lún (a), chỉ số nén (Cc) và mô đun biến dạng (E)
D. Hệ số quá cố kết (OCR), mô đun biến dạng (E)

Câu 12: Trong các biểu đồ quan hệ lập từ kết quả thí nghiệm nén tĩnh cọc, biểu đồ quan hệ nào được sử dụng để trực tiếp xác định sức chịu tải giới hạn của cọc:
A. Biểu đồ quan hệ chuyển vị – tải trọng – thời gian
B. Biểu đồ quan hệ tải trọng – chuyển vị
C. Biểu đồ quan hệ chuyển vị – thời gian của các cấp gia tải
D. Biểu đồ quan hệ tải trọng – thời gian

Câu 13: Độ ẩm giới hạn chảy có thể được xác định bằng những phương pháp nào:
A. Lăn đất thành que đường kính 3mm và bề mặt bắt đầu bị rạn nứt và đưa đi xác định độ ẩm
B. Xác định bằng quả dọi thăng bằng, sau đó mang đi xác định độ ẩm
C. Xác định theo phương pháp Casagrande, sau đó mang đi xác định độ ẩm
D. Phương án b và c, nhưng kết quả được sử dụng khác nhau

Câu 14: Độ ẩm giới hạn dẻo được xác định bằng phương pháp nào:
A. Phương pháp Casagrande, sau đó mang đất đi xác định độ ẩm
B. Xác định bằng quả dọi thăng bằng, sau đó mang đất đi xác định độ ẩm
C. Lăn đất thành que đường kính 3mm và bề mặt bắt đầu bị rạn nứt và đưa đi xác định độ ẩm
D. Theo phương pháp quả dọi thăng bằng và Casagrade, sau đó mang đi xác định độ ẩm

Câu 15: Hiểu thế nào là khối lượng thể tích tự nhiên của đất:
A. Là khối lượng của một đơn vị thể tích đất ở trạng thái khô gió
B. Là khối lượng của một đơn vị thể tích đất chỉ có phần hạt rắn
C. Là khối lượng của một đơn vị thể tích đất có kết cấu và độ ẩm tự nhiên
D. Là khối lượng của một đơn vị thể tích đất có độ ẩm tự nhiên

Câu 16: Hiểu thế nào là khối lượng thể tích của cốt đất (Khối lượng thể tích khô):
A. Là khối lượng của một đơn vị thể tích đất ở trạng thái khô gió
B. Là khối lượng của một đơn vị thể tích đất chỉ có phần hạt rắn
C. Là khối lượng của một đơn vị thể tích đất có kết cấu và độ ẩm tự nhiên
D. Là khối lượng của một đơn vị thể tích đất khô, có kết cấu tự nhiên

Câu 17: Trong phòng thí nghiệm, phương pháp xác định khối lượng thể tích bằng dao vòng thường được sử dụng cho loại đất nào:
A. Đất cát lẫn sỏi sạn nhỏ
B. Đất loại sét dễ cắt gọt bằng dao, dễ lấy vào dao vòng mà không làm sứt mẻ mẫu
C. Đất loại sét lẫn nhiều hạt nhỏ hơn 5mm, khi cho vào dao vòng dễ vỡ vụn nhưng đất có thể giữ nguyên được ở dạng cục
D. Đất than bùn, đất có nhiều tàn tích thực vật

Câu 18: Trong phòng thí nghiệm, phương pháp xác định khối lượng thể tích bằng bọc sáp thường được sử dụng cho loại đất nào:
A. Đất loại sét lẫn nhiều hạt nhỏ hơn 5mm, khi cho vào dao vòng dễ vỡ vụn nhưng đất có thể giữ nguyên được ở dạng cục
B. Đất loại sét dễ cắt gọt bằng dao, dễ lấy vào dao vòng mà không làm sứt mẻ mẫu
C. Đất than bùn, đất có nhiều tàn tích thực vật
D. Đất cát lẫn sỏi sạn nhỏ

Câu 19: Hiểu thế nào là khối lượng riêng của đất:
A. Là khối lượng của một đơn vị thể tích hạt đất xếp chặt vào nhau
B. Là khối lượng của một đơn vị thể tích đất khô
C. Là khối lượng của một đơn vị thể tích phần hạt cứng, khô tuyệt đối, xếp chặt sít không có lỗ hổng
D. Là khối lượng của một đơn vị thể tích đất không nguyên dạng

Câu 20: Khối lượng riêng của đất được xác định bằng phương pháp bình tỷ trọng, tiến hành đồng thời với hai thí nghiệm và lấy giá trị trung bình khi chênh lệch giữa hai kết quả không quá:
A. 0,01 g/cm3
B. 0,03 g/cm3
C. 0,02 g/cm3
D. 0,05 g/cm3

21. Hiểu thế nào là độ ẩm của đất:
A. Là tỷ số giữa khối lượng nước trong đất và khối lượng mẫu đất có kết cấu phá hủy
B. Là tỷ số giữa khối lượng nước trong đất và khối lượng khô của đất
C. Là tỷ số giữa khối lượng nước trong đất và khối lượng mẫu đất ở trạng thái nguyên trạng
D. Là tỷ số giữa khối lượng nước trong đất kể cả nước liên kết mặt ngoài và khối lượng khô của đất

22. Độ ẩm của đất được xác định bằng phương pháp sấy khô và tiến hành đồng thời trên hai mẫu thử trong cùng điều kiện, lấy kết quả trung bình khi giữa hai lần thí nghiệm chênh lệch nhau không quá:
A. 2 %
B. 1 %
C. 3 %
D. 4 %

23. Lượng mất nước đơn vị hay còn gọi là tỷ lưu lượng hấp thu nước đơn vị được xác định như thế nào:
A. Là lưu lượng tiêu hao trong 1 phút trên 1 m chiều dài đoạn ép dưới áp lực 10 m cột nước
B. Là lưu lượng nước tiêu hao trong 1 phút, trên 1 m chiều dài đoạn ép dưới áp lực 1 m cột nước
C. Là lưu lượng nước tiêu hao trong 1 phút, trên chiều dài đoạn ép dưới áp lực 1 m cột nước
D. Là lưu lượng tiêu hao trong 1 phút trên 1 m chiều dài đoạn ép dưới áp lực 100 m cột nước

24. Khi tiến hành thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn (SPT), người ta đóng 3 hiệp, mỗi hiệp sâu 15 cm, giá trị xuyên tiêu chuẩn được xác định như thế nào:
A. Bằng tổng số búa của cả 3 hiệp xuyên
B. Bằng tổng số búa của hai hiệp đầu tiên
C. Bằng tổng số búa của hai hiệp sau cùng
D. Bằng số búa của hiệp xuyên cuối cùng

25. Tài liệu thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn (SPT) cho phép giải quyết được những nhiệm vụ gì trong khảo sát địa chất công trình:
A. Mô tả đất đá và phân chia địa tầng
B. Đánh giá độ chặt của đất rời và khả năng hóa lỏng của nó, đánh giá trạng thái của đất loại sét
C. Xác định được một số chỉ tiêu cơ lý của đất nền và thiết kế móng nông cũng như xác định sức chịu tải của móng cọc
D. Cả ba phương án a, b, c

26. Thí nghiệm hiện trường bằng tải trọng tĩnh ép dọc trục cọc (Thí nghiệm nén tĩnh cọc) nhằm xác định chỉ tiêu gì:
A. Cường độ của đất nền ở mũi và thân cọc
B. Khả năng chịu lực của bản thân cọc
C. Tải trọng lớn nhất của cọc chịu được thời điểm phá hoại được xác định theo giới hạn quy ước
D. Sức kháng đầu mũi của cọc

27. Số lượng cọc thí nghiệm nén tĩnh phụ thuộc mức độ quan trọng của công trình, mức độ phức tạp của điều kiện đất nền, loại cọc và chất lượng thi công, thường được lấy bằng:
A. 0,5 % tổng số cọc của công trình nhưng không được ít hơn 2 cọc
B. 1 % tổng số cọc của công trình nhưng không được ít hơn 2 cọc
C. 2 % tổng số cọc của công trình nhưng không được ít hơn 2 cọc
D. 1,5 % tổng số cọc của công trình nhưng không được ít hơn 2 cọc

28. Khi thiết kế thí nghiệm nén tĩnh cọc để kiểm tra, tải trọng thí nghiệm lớn nhất để thí nghiệm có thể lấy theo các trường hợp sau:
A. Từ 100 % đến 150 % tải trọng thiết kế của cọc
B. Từ 150 đến 250 % tải trọng thiết kế của cọc
C. Từ 100 đến 200 % tải trọng thiết kế của cọc
D. Từ 150 đến 200 % tải trọng thiết kế của cọc

29. Hiểu thế nào là sức kháng mũi côn (qc) của xuyên tĩnh:
A. Là tổng lực tác dụng để đưa toàn bộ cần xuyên và mũi xuyên đi vào trong đất
B. Là lực tác dụng đưa mũi xuyên đi vào trong đất
C. Là lực tác dụng lên phần ống đo ma sát ở phần phía trên mũi xuyên
D. Là lực tác dụng đưa mũi côn vào đất (Qc) chia cho diện tích đáy mũi côn (Ac)

30. Hiểu thế nào là ma sát thành đơn vị (fs) của xuyên tĩnh:
A. Là lực tác dụng lên phần ống đo ma sát (Qs) chia cho diện tích bề mặt ống đo ma sát (Qs)
B. Là lực tác dụng lên toàn bộ bề mặt cần xuyên khi cần xuyên đi vào trong đất
C. Là lực tác dụng lên phần ống đo ma sát ở phần phía trên mũi xuyên
D. Là lực tác dụng để đưa toàn bộ phần mũi xuyên đi vào trong đất

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút GIỐNG HÌNH DƯỚI và chờ 1 lát để lấy mã: