Trắc nghiệm Cơ học đất – Đề 2

Năm thi: 2023
Môn học: Cơ học đất
Trường: Đại học Xây dựng Hà Nội
Người ra đề: PGS.TS Nguyễn Văn Tư
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 45 phút
Số lượng câu hỏi: 25 câu
Đối tượng thi: Sinh viên
Năm thi: 2023
Môn học: Cơ học đất
Trường: Đại học Xây dựng Hà Nội
Người ra đề: PGS.TS Nguyễn Văn Tư
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 45 phút
Số lượng câu hỏi: 25 câu
Đối tượng thi: Sinh viên

Mục Lục

Trắc nghiệm cơ học đất – Đề 2 là một trong những đề thi môn Cơ học đất đã được tổng hợp nhằm hỗ trợ sinh viên nâng cao kiến thức về đặc tính và hành vi của đất dưới tác động của tải trọng. Đề thi này đặc biệt phù hợp cho sinh viên ngành Kỹ thuật xây dựng tại các trường đại học lớn như Đại học Xây dựng Hà Nội (NUCE), nơi môn Cơ học đất là một phần quan trọng trong chương trình đào tạo.

Giảng viên PGS.TS Nguyễn Văn Tư, chuyên gia hàng đầu về Cơ học đất tại NUCE, đã ra đề này nhằm kiểm tra sự hiểu biết của sinh viên về các nguyên tắc cơ bản như ứng suất trong đất, độ lún, và độ bền của đất. Đề thi này dành cho sinh viên năm thứ 3 thuộc ngành Kỹ thuật xây dựng. Hãy cùng dethitracnghiem.vn khám phá đề thi và tham gia làm kiểm tra ngay dưới đây nhé!

Kiểm tra trắc nghiệm Cơ học đất online – Đề 2

Câu 1: Dựa vào chỉ số nào sau đây để xác định tên đất dính:
A. Hệ số rỗng
B. Chỉ số dẻo
C. Độ ẩm giới hạn nhão
D. Độ sệt

Câu 2: Dựa vào chỉ số nào sau đây để xác định trạng thái của đất dính:
A. Hệ số rỗng
B. Chỉ số dẻo
C. Độ ẩm giới hạn nhão
D. Độ sệt

Câu 3: Trong các loại đất sau, đất nào thuộc loại đất dính:
A. Đất cát pha.
B. Đất cát bột.
C. Đất cát thô.
D. Đất cát sỏi

Câu 4: Đất sét pha có độ sệt IL= 0,45 thuộc trạng thái nào:
A. Cứng
B. Dẻo mềm
C. Dẻo cứng
D. Nửa cứng.

Câu 5: Đất dính có chỉ số dẻo IP = 15% có tên là gì:
A. Sét
B. Cát pha
C. Sét pha
D. Cát hạt vừa.

Câu 6: Trạng thái nào sau đây của đất thuộc trạng thái của đất rời:
A. Cứng
B. Chặt vừa
C. Nhão
D. Dẻo

Câu 7: Tính chất đầm chặt của đất phụ thuộc vào những yếu tố nào:
A. Cấp phối hạt
B. Độ ẩm
C. Công đầm chặt
D. Cả ba yếu tố trên

Câu 8: Kích thước,và hình dạng hạt đất ảnh hưởng đáng kể đến tính chất cơ lý của:
A. Đất rời
B. Đất dính
C. Đất rời và đất dính
D. Cả 3 đáp án trên đều sai

Câu 9: Đất sét có đặc tính gì:
A. Dẻo
B. Dính
C. Rời rạc
D. A và B

Câu 10: Để xác định giới hạn nhão (WL) của đất dính ta dùng thí nghiệm nào sau đây:
A. Chỏm cầu Casagrande
B. Về giun đất
C. Chùy xuyên Vaxiliev
D. A và C.

Câu 11: Giới hạn nhão khi thí nghiệm bằng dụng cụ Casagrande là độ ẩm tương ứng với số lần quay bằng:
A. 20 lần
B. 25 lần
C. 30 lần
D. 35 lần

Câu 12: Để xác định giới hạn dẻo (WP) ta dùng thí nghiệm nào sau đây:
A. Casagrande
B. Vê giun đất.
C. Chùy xuyên Vaxiliev
D. Cả ba ý trên

Câu 13: Các độ ẩm giới hạn của đất dính được dùng để làm gì:
A. Xác định tên của đất
B. Xác định trạng thái của đất dính
C. Xác định tên đất rời
D. A và B

Câu 14: Đất cuội sỏi, đất cát có đặc tính:
A. Không dính
B. Không dẻo
C. Rời rạc
D. Cả ba ý trên

Câu 15: Để xác định trọng lượng riêng của một loại đất người ta dùng phương pháp nào sau đây:
A. Phương pháp dao vòng
B. Phương pháp bọc Parafin
C. Phương pháp nón cát
D. Cả ba ý trên

Câu 16: Để xác định trọng lượng riêng của đất dính hạt mịn người ta nên dùng phương pháp nào sau đây:
A. Phương pháp dao vòng
B. Phương pháp bọc Parafin
C. Phương pháp nón cát
D. Cả ba ý trên

Câu 17: Để xác định trọng lượng riêng của đất dính có lẫn hạt sỏi sạn, người ta nên dùng phương pháp nào sau đây:
A. Phương pháp dao vòng
B. Phương pháp bọc Parafin
C. Phương pháp nón cát
D. Cả ba ý trên

Câu 18: Để xác định trọng lượng riêng của đất rời người ta nên dùng phương pháp nào sau đây:
A. Phương pháp dao vòng
B. Phương pháp bọc Parafin
C. Phương pháp nón cát
D. Cả ba ý trên

Câu 19: Kết quả đầm chặt được xem là đạt yêu cầu khi:
A. Đỉnh đường Proctor nằm dưới đường bão hòa Sr=0,8
B. Đỉnh đường Proctor nằm trên đường bão hòa Sr=0,8
C. Đỉnh đường Proctor nằm trên đường bão hòa Sr=1
D. Đỉnh đường Proctor nằm giữa 2 đường đường bão hòa Sr=0,8 và Sr=1

Câu 20: Để xác định độ ẩm giới hạn nhão từ thí nghiệm Casagrande, người ta phải thực hiện ít nhất với bao nhiêu độ ẩm khác nhau:
A. Một
B. Ba
C. Năm
D. Bẩy

Câu 21: Khi xác định độ ẩm giới hạn dẻo bằng phương pháp vê giun đất, thì các dây đất như thế nào thì đất được coi là có độ ẩm giới hạn dẻo:
A. Dây đất có đường kính ≈ 3mm, và không có vết nứt
B. Dây đất có đường kính ≈ 3mm, và có vết nứt với khoảng cách khoảng 10mm
C. Dây đất có đường kính > 3mm, và có vết nứt
D. Cả ba ý trên

Câu 22: Chỉ tiêu vật lý nào sau đây có thể xác định trực tiếp từ thí nghiệm:
A. Trọng lượng riêng đẩy nổi
B. Hệ số rỗng
C. Độ ẩm
D. Cả ba ý trên

Câu 23: Chỉ tiêu vật lý nào sau đây có thể xác định trực tiếp từ thí nghiệm:
A. Trọng lượng riêng tự nhiên
B. Tỷ trọng hạt
C. Độ ẩm
D. Cả ba ý trên

Câu 24: Tại sao khi gia tăng độ ẩm thì thể tích của đất dính tăng lên:
A. Do khi tăng độ ẩm làm tăng lượng nước trong lỗ rỗng
B. Do khi gia tăng độ ẩm thì dẫn đến gia tăng chiều dày lớp nước liên kết bề mặt làm đẩy các hạt đất ra xa nhau
C. Do sự tăng thể tích nước có trong đất
D. Cả ba ý trên

Câu 25: Thành phần khoáng vật ảnh hưởng đáng kể đến tính chất cơ lý của loại đất nào:
A. Đất rời
B. Đất dính
C. Đất rời và đất dính
D. Cả ba ý trên

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)