Trắc nghiệm Cơ học đất – Đề 5

Năm thi: 2023
Môn học: Cơ học đất
Trường: Đại học Xây dựng Hà Nội
Người ra đề: PGS.TS Nguyễn Văn Tư
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 45 phút
Số lượng câu hỏi: 25 câu
Đối tượng thi: Sinh viên
Năm thi: 2023
Môn học: Cơ học đất
Trường: Đại học Xây dựng Hà Nội
Người ra đề: PGS.TS Nguyễn Văn Tư
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 45 phút
Số lượng câu hỏi: 25 câu
Đối tượng thi: Sinh viên

Mục Lục

Trắc nghiệm cơ học đất – Đề 5 là một trong những đề thi môn Cơ học đất đã được tổng hợp nhằm hỗ trợ sinh viên nâng cao kiến thức về đặc tính và hành vi của đất dưới tác động của tải trọng. Đề thi này đặc biệt phù hợp cho sinh viên ngành Kỹ thuật xây dựng tại các trường đại học lớn như Đại học Xây dựng Hà Nội (NUCE), nơi môn Cơ học đất là một phần quan trọng trong chương trình đào tạo.

Giảng viên PGS.TS Nguyễn Văn Tư, chuyên gia hàng đầu về Cơ học đất tại NUCE, đã ra đề này nhằm kiểm tra sự hiểu biết của sinh viên về các nguyên tắc cơ bản như ứng suất trong đất, độ lún, và độ bền của đất. Đề thi này dành cho sinh viên năm thứ 3 thuộc ngành Kỹ thuật xây dựng. Hãy cùng dethitracnghiem.vn khám phá đề thi và tham gia làm kiểm tra ngay dưới đây nhé!

Kiểm tra trắc nghiệm Cơ học đất online – Đề 5

Câu 1: Một mẫu đất sét mềm, bão hòa nước có độ ẩm W = 45%, tỷ trọng hạt Gs = 2,68. Hãy xác định hệ số rỗng:
A. 0,828
B. 0,635
C. 1,110
D. 1,206

Câu 2: Một mẫu đất sét mềm, bão hòa nước có độ ẩm W = 45%, tỷ trọng hạt Gs = 2,68. Hãy xác định trọng lượng riêng bão hòa:
A. 17,62 kN/m3
B. 18,8 kN/m3
C. 20,0 kN/m3
D. 19,8 kN/m3

Câu 3: Cho một mẫu đất có hệ số rỗng e = 0,65. Độ ẩm W = 14%. Tỷ trọng hạt Gs = 2,7. Hãy xác định độ bão hòa:
A. 0,828
B. 0,58
C. 1,110
D. 0,406

Câu 4: Cho một mẫu đất có hệ số rỗng e = 0,65. Độ ẩm W = 14%. Tỷ trọng hạt Gs = 2,7. Hãy xác định trọng lượng riêng bão hòa:
A. 17,62 kN/m3
B. 18,8 kN/m3
C. 16,36 kN/m3
D. 20,30 kN/m3

Câu 5: Cho một mẫu đất có hệ số rỗng e = 0,65. Độ ẩm W = 14%. Tỷ trọng hạt Gs = 2,7. Hãy xác định độ ẩm khi mẫu đất bão hòa nước Sr = 1,0:
A. 29,30%
B. 24,07%
C. 15,5%
D. 25,45%

Câu 6: Cho một mẫu đất có hệ số rỗng e = 0,65. Độ ẩm W = 14%. Tỷ trọng hạt Gs = 2,7. Hãy xác định trọng lượng riêng khi độ bão hòa Sr = 0,7:
A. 19,12 kN/m3
B. 18,8 kN/m3
C. 16,36 kN/m3
D. 19,8 kN/m3

Câu 7: Đất cát có độ rỗng 40%; và tỷ trọng hạt Gs = 2,69. Hãy xác định khối lượng riêng khô:
A. 1,62g/cm3
B. 1,68g/cm3
C. 1,61g/cm3
D. 1,51g/cm3

Câu 8: Đất cát có độ rỗng 40%; và tỷ trọng hạt Gs = 2,69. Hãy xác định khối lượng riêng bão hòa:
A. 2,0g/cm3
B. 2,91g/cm3
C. 1,81g/cm3
D. 1,75g/cm3

Câu 9: Đất cát có độ rỗng 40%; và tỷ trọng hạt Gs = 2,69. Hãy xác định khối lượng riêng tự nhiên tại độ ẩm 15%:
A. 1,55g/cm3
B. 1,85g/cm3
C. 1,95g/cm3
D. 1,75g/cm3

Câu 10: Cho một mẫu đất cát dưới mực nước ngầm có tỷ trọng hạt Gs = 2,71; hệ số rỗng e = 0,79. Hãy xác định trọng lượng riêng tự nhiên:
A. 19,05 kN/m3
B. 19,55 kN/m3
C. 19,15 kN/m3
D. 19,35 kN/m3

Câu 11: Cho một mẫu đất cát dưới mực nước ngầm có tỷ trọng hạt Gs = 2,71; hệ số rỗng e = 0,79. Hãy xác định trọng lượng riêng đẩy nổi:
A. 10,05 kN/m3
B. 9,55 kN/m3
C. 9,05 kN/m3
D. 8,35 kN/m3

Câu 12: Một lớp đất sét pha có một nửa ở trên mực nước ngầm và một nửa ở dưới mực nước ngầm. Các chỉ tiêu của đất trên mực nước ngầm như sau: trọng lượng riêng tự nhiên γ = 17,5kN/m3 , tỷ trọng hạt Gs = 2,71, độ ẩm W = 34%. Hãy xác định các chỉ tiêu của phần đất dưới mực nước ngầm sau độ ẩm tự nhiên:
A. 29,30%
B. 39,67%
C. 15,5%
D. 25,45%

Câu 13: Một lớp đất sét pha có một nửa ở trên mực nước ngầm và một nửa ở dưới mực nước ngầm. Các chỉ tiêu của đất trên mực nước ngầm như sau: trọng lượng riêng tự nhiên γ = 17,5kN/m3, tỷ trọng hạt Gs = 2,71, độ ẩm W = 34%. Hãy xác định các chỉ tiêu của phần đất dưới mực nước ngầm sau trọng lượng riêng đẩy nổi:
A. 9,05 kN/m3
B. 8,24 kN/m3
C. 9,15 kN/m3
D. 9,35 kN/m3

Câu 14: Một lớp đất sét pha có một nửa ở trên mực nước ngầm và một nửa ở dưới mực nước ngầm. Các chỉ tiêu của đất trên mực nước ngầm như sau: trọng lượng riêng tự nhiên γ = 17,5kN/m3, tỷ trọng hạt Gs = 2,71, độ ẩm W = 34%. Hãy xác định các chỉ tiêu của phần đất dưới mực nước ngầm sau trọng lượng riêng bão hòa:
A. 19,05 kN/m3
B. 18,24 kN/m3
C. 19,15 kN/m3
D. 19,35 kN/m3

Câu 15: Ứng suất σz do trọng lượng bản thân gây ra theo chiều sâu có đặc điểm gì:
A. Tăng dần
B. Giảm dần
C. Không thay đổi
D. Cả A, B và C đều sai.

Câu 16: Ứng suất σz do tải trọng ngoài gây ra trên một trục theo chiều sâu có đặc điểm gì:
A. Không thay đổi
B. Tăng dần
C. Giảm dần
D. Cả A, B và C đều sai

Câu 17: Quan hệ giữa ứng suất tổng σ, ứng suất có hiệu σ′ và áp lực nước lỗ rỗng u trong nền đất tuân theo quan hệ nào:
A. u = σ′ + σ
B. σ = σ′ + u
C. σ′ = σ + u
D. u = σ′ − σ

Câu 18: Hệ số áp lực ngang trong đất rời có thể được xác định theo công thức:
A. K0 = 1 − sin φ
B. K0 = 0,19 + 0,23 log IP
C. K0 = 1 + sin φ
D. K0 = 0,19 − 0,23 log IP

Câu 19: Kệ số áp lực ngang trong đất dính có thể được xác định theo công thức:
A. K0 = 1 − sin φ
B. Ko = 0,19 − 0,23 log IP
C. K0 = 1 + sin φ
D. Ko = 0,19 + 0,23 log IP

Câu 20: Khi tính ứng suất tổng σz cho đất ở bên dưới mực nước ngầm ta dùng trọng lượng riêng:
A. Trọng lượng riêng tự nhiên
B. Trọng lượng riêng đẩy nổi
C. Trọng lượng riêng bão hòa
D. Trọng lượng riêng khô

Câu 21: Khi tính ứng suất có hiệu σ′z cho đất ở bên trên mực nước ngầm ta dùng trọng lượng riêng:
A. Trọng lượng riêng tự nhiên
B. Trọng lượng riêng đẩy nổi
C. Trọng lượng riêng bão hòa
D. Trọng lượng riêng khô

Câu 22: Các giả thiết được sử dụng khi thiết lập bài toán Boussinesq:
A. Nền đất là bán không gian đàn hồi
B. Nền đồng nhất, đẳng hướng
C. Mặt đất phẳng và nằm ngang
D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 23: Khi tính ứng suất tại một điểm bất kỳ trong nền đất chịu tác dụng của tải trọng tập trung đặt trên mặt đất ta dùng công thức nào:
A. Mindlin
B. Boussinesq
C. Tezaghi
D. Plamant

Câu 24: Khi tính ứng suất tại một điểm bất kỳ trong nền đất chịu tác dụng của tải trọng tập trung đặt trong nền đất ta dùng công thức:
A. Mindlin
B. Boussinesq
C. Terrzaghi
D. Coulomb

Câu 25: Bài toán Plamant được xây dựng trên cơ sở bài toán nào:
A. Mindlin
B. Boussinesq
C. Terrzaghi
D. Coulomb

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)