Trắc nghiệm Cơ học đất – Đề 6

Năm thi: 2023
Môn học: Cơ học đất
Trường: Đại học Xây dựng Hà Nội
Người ra đề: PGS.TS Nguyễn Văn Tư
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 45 phút
Số lượng câu hỏi: 25 câu
Đối tượng thi: Sinh viên
Năm thi: 2023
Môn học: Cơ học đất
Trường: Đại học Xây dựng Hà Nội
Người ra đề: PGS.TS Nguyễn Văn Tư
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 45 phút
Số lượng câu hỏi: 25 câu
Đối tượng thi: Sinh viên

Mục Lục

Trắc nghiệm cơ học đất – Đề 6 là một trong những đề thi môn Cơ học đất đã được tổng hợp nhằm hỗ trợ sinh viên nâng cao kiến thức về đặc tính và hành vi của đất dưới tác động của tải trọng. Đề thi này đặc biệt phù hợp cho sinh viên ngành Kỹ thuật xây dựng tại các trường đại học lớn như Đại học Xây dựng Hà Nội (NUCE), nơi môn Cơ học đất là một phần quan trọng trong chương trình đào tạo.

Giảng viên PGS.TS Nguyễn Văn Tư, chuyên gia hàng đầu về Cơ học đất tại NUCE, đã ra đề này nhằm kiểm tra sự hiểu biết của sinh viên về các nguyên tắc cơ bản như ứng suất trong đất, độ lún, và độ bền của đất. Đề thi này dành cho sinh viên năm thứ 3 thuộc ngành Kỹ thuật xây dựng. Hãy cùng dethitracnghiem.vn khám phá đề thi và tham gia làm kiểm tra ngay dưới đây nhé!

Kiểm tra trắc nghiệm Cơ học đất online – Đề 6

Câu 1: Bài toán Plamant là bài toán dùng để tính ứng suất tại một điểm bất kỳ trong nền đất chịu tác dụng của dạng tải trọng nào:
A. Tải tập trung tác dụng trên mặt đất
B. Tải tập dụng tác dụng trong lòng đất
C. Tải trọng phân bố theo đường thẳng
D. Cả 3 đáp án trên

Câu 2: Những dạng tải trọng nào sau đây thuộc bài toán không gian khi xác định ứng suất trong nền đất:
A. Tải trọng dưới đáy móng băng
B. Tải trọng dưới đáy móng đơn
C. Tải trọng dưới nền đường
D. Cả ba yếu tố trên

Câu 3: Những dạng tải trọng nào sau đây thuộc bài toán phẳng khi xác định ứng suất trong nền đất:
A. Tải trọng dưới đáy móng băng
B. Tải trọng dưới đáy móng đơn
C. Tải trọng dưới nền đường
D. A và C

Câu 4: Ứng suất hữu hiệu σ′ bằng bao nhiêu tại thời điểm khi tải trọng phân bố có độ lớn p(kN/m2) vừa tác dụng lên nền đất dính bão hòa nước:
A. Bằng không
B. Bằng độ lớn tải trọng p
C. Rất lớn
D. Cả ba ý trên

Câu 5: Áp lực nước lỗ rỗng thặng dư bằng bao nhiêu tại thời điểm khi tải trọng phân bố có độ lớn p(kN/m2) vừa tác dụng lên nền đất dính bão hòa nước:
A. Bằng không
B. Bằng độ lớn tải trọng p
C. Rất lớn
D. Cả ba ý trên

Câu 6: Ứng suất hữu hiệu σ′ bằng bao nhiêu tại thời điểm khi kết thúc quá trình cố kết của nền đất dính bão hòa nước dưới tác dụng của tải trọng ngoài có độ lớn p(kN/m2):
A. Bằng không
B. Bằng độ lớn tải trọng p
C. Rất lớn
D. Cả ba ý trên

Câu 7: Áp lực nước lỗ rông thặng dư bằng bao nhiêu tại thời điểm khi kết thúc quá trình cố kết của nền đất dính bão hòa nước dưới tác dụng của tải trọng ngoài có độ lớn p(kN/m2):
A. Bằng không
B. Bằng độ lớn tải trọng p
C. Rất lớn
D. Cả ba ý trên

Câu 8: Khi tính ứng suất có hiệu σ′z cho đất ở bên dưới mực nước ngầm ta dùng trọng lượng riêng:
A. Trọng lượng riêng tự nhiên
B. Trọng lượng riêng đẩy nổi
C. Trọng lượng riêng bão hòa
D. Trọng lượng riêng khô

Câu 9: Khi mực nước ngầm trong đất giảm thì ứng suất có hiệu σ′z trong đất có đặc điểm:
A. Tăng lên.
B. Giảm xuống
C. Không đổi.
D. Cả A, B và C đều sai

Câu 10: Khi mực nước ngầm trong đất tăng thì ứng suất có hiệu σ′z trong đất có đặc điểm:
A. Tăng lên
B. Giảm xuống
C. Không đổi
D. Cả A, B và C đều sai.

Câu 11: Cho một tải trọng hình băng phân bố đều trên mặt đất với bề rộng b = 2m, tải trọng p = 240kN/m2 như hình vẽ. Hãy xác định giá trị gần đúng nhất ứng suất σz tại điểm A(x = 1m; z = 1m) do tải trọng gây ra:
A. 170,4 kN/m2
B. 115,1kN/m2
C. 126,5 kN/m2
D. 73,9 kN/m2

Câu 12: Cho một tải trọng hình băng phân bố đều trên mặt đất với bề rộng b = 2m, tải trọng p = 240kN/m2 như hình vẽ. Xác định giá trị gần đúng nhất ứng suất có hiệu σx tại điểm A(x = 1m; z = 1m) do tải trọng gây ra:
A. 39,05 kN/m2
B. 65,30 kN/m2
C. 36,16 kN/m2
D. 54,02 kN/m2

Câu 13: Một tải trọng hình băng phân bố đều trên mặt đất với bề rộng b = 2m, tải trọng p = 240kN/m2 như hình vẽ. Hãy xác định giá trị gần đúng nhất ứng suất τxz tại điểm A(x = 1m; z = 1m) do tải trọng gây ra:
A. 72,50 kN/m2
B. 31,06 kN/m2
C. 61,10 kN/m2
D. 45,20 kN/m2

Câu 14: Cho một tải trọng hình băng phân bố đều trên mặt đất với bề rộng b = 2m, tải trọng p = 240kN/m2 như hình vẽ. Hãy xác định giá trị gần đúng nhất ứng suất σz tại điểm A(x = 0.5m; z = 1m) do tải trọng gây ra:
A. 176,3kN/m2
B. 111,1 kN/m2
C. 157,2 kN/m2
D. 136,5 kN/m2

Câu 15: Cho một tải trọng hình băng phân bố đều trên mặt đất với bề rộng b = 2m, tải trọng p = 240kN/m2 như hình vẽ. Hãy xác định giá trị gần đúng nhất ứng suất có hiệu σx tại điểm A(x = 0.5m; z = 1m) do tải trọng gây ra:
A. 77,6 kN/m2
B. 30,2 kN/m2
C. 44,7 kN/m2
D. 63,2 kN/m2

Câu 16: Cho một tải trọng hình băng phân bố đều trên mặt đất với bề rộng b = 2m, tải trọng p = 240kN/m2 như hình vẽ. Hãy xác định giá trị gần đúng nhất ứng suất τxz tại điểm A(x = 0.5m; z = 1m) do tải trọng gây ra:
A. 89,8 kN/m2
B. 67,0 kN/m2
C. 57,8 kN/m2
D. 37,6 kN/m2

Câu 17: Cho hai tải trọng hình băng như trên hình vẽ, với p1 = 140kN/m2; p2 = 250kN/m2. Hãy xác định giá trị gần đúng nhất ứng suất σz tại điểm A có tọa độ như trên hình vẽ:
A. 122,7 kN/m2
B. 112,5 kN/m2
C. 132,7 kN/m2
D. 128,5 kN/m2

Câu 18: Cho hai tải trọng hình băng như trên hình vẽ, với p1 = 140kN/m2; p2 = 250kN/m2. Hãy xác định giá trị gần đúng nhất Ứng suất σx tại điểm A có tọa độ như trên hình vẽ:
A. 69,0 kN/m2
B. 60,5 kN/m2
C. 73,0 kN/m2
D. 70,5 kN/m2

Câu 19: Cho hai tải trọng hình băng như trên hình vẽ, với p1 = 140kN/m2; p2 = 250kN/m2. Hãy xác định giá trị gần đúng nhất ứng suất τxz tại điểm A có tọa độ như trên hình vẽ:
A. 53,0 kN/m2
B. 48,7 kN/m2
C. 50,7 kN/m2
D. 40,0 kN/m2

Câu 20: Cho tải trọng hình băng phân bố hình thang như hình vẽ với p1 = 200kN/m2; p2 = 350kN/m2. Hãy xác định giá trị gần đúng nhất ứng suất σz tại điểm A có tọa độ như trên hình vẽ:
A. 115,5 kN/m2
B. 114,5 kN/m2
C. 112,5 kN/m2
D. 124,5 kN/m2

Câu 21: Cho tải trọng hình băng phân bố hình thang như hình vẽ với p1 = 200kN/m2; p2 = 350kN/m2. Hãy xác định giá trị gần đúng nhất ứng suất σx tại điểm A có tọa độ như trên hình vẽ:
A. 54,2 kN/m2
B. 65,2 kN/m2
C. 64,2 kN/m2
D. 62,2 kN/m2

Câu 22: Cho tải trọng hình băng phân bố hình thang như hình vẽ với p1 = 200kN/m2; p2 = 350kN/m2. Hãy xác định giá trị gần đúng nhất ứng suất τxz tại điểm A có tọa độ như trên hình vẽ:
A. A. 67,4 kN/m2
B. 66,4 kN/m2
C. 68,4kN/m2
D. 57,4 kN/m2

Câu 23: Độ lún của đất dính bão hòa nước kéo dài theo thời gian khi chịu tải trọng là do:
A. Đất dính có hệ số rỗng nhỏ
B. Đất dính là đất yếu
C. Hệ số thấm của đất dính rất nhỏ
D. Cả 3 đáp án trên đều sai

Câu 24: Độ lún của công trình xây dựng trên nền đất hạt thô bão hòa nước xảy ra rất nhanh là do:
A. Hệ số rỗng của đất rất lớn
B. Hệ số thấm của đất rất lớn
C. Hệ số rỗng của đất rất nhỏ
D. Cả 3 đáp án trên đều sai

Câu 25: Điều kiện xuất hiện dòng thấm trong đất hạt thô:
A. Khi có sự chênh áp lực
B. Khi có sự chênh lệch cột nước
C. Khi có sự thay đổi gradient thủy lực
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)