Trắc Nghiệm Công nghệ Chế Tạo Máy – Đề 4

Năm thi: 2023
Môn học: Công nghệ chế tạo máy
Trường: Đại học Giao thông Vận tải (UTC)
Người ra đề: TS. Nguyễn Thanh Phong
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 30 phút
Số lượng câu hỏi: 25 câu
Đối tượng thi: Sinh viên công nghệ chế tạo máy
Năm thi: 2023
Môn học: Công nghệ chế tạo máy
Trường: Đại học Giao thông Vận tải (UTC)
Người ra đề: TS. Nguyễn Thanh Phong
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 30 phút
Số lượng câu hỏi: 25 câu
Đối tượng thi: Sinh viên công nghệ chế tạo máy

Mục Lục

Trắc nghiệm Công nghệ Chế tạo máy – Đề 4 là bài kiểm tra quan trọng trong môn Công nghệ Chế tạo máy được thiết kế cho sinh viên ngành Kỹ thuật Cơ khí tại Trường Đại học Giao thông Vận tải (UTC). Được biên soạn bởi TS. Nguyễn Thanh Phong, giảng viên có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực chế tạo và phát triển máy móc, đề thi này giúp đánh giá năng lực của sinh viên trong việc nắm vững các quy trình chế tạo chi tiết máy, phương pháp gia công cơ khí chính xác, và ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất.

Đề thi này yêu cầu sinh viên năm thứ ba phải có hiểu biết sâu về kỹ thuật cơ khí, kỹ năng phân tích, và tư duy sáng tạo để giải quyết các bài toán thực tế trong công nghiệp. Hãy cùng tìm hiểu đề thi này và tham gia kiểm tra ngay hôm nay nhé!

Trắc Nghiệm Công nghệ Chế Tạo Máy – Đề 4 (có đáp án)

Câu 1: Để đánh giá độ chính xác gia công người ta sử dụng:
A. Cường độ hỏng
B. Xác suất làm việc không hỏng.
C. Dung sai
D. Độ tin cậy

Câu 2: Chỉ tiêu nào sau đây dùng để đánh giá về độ chính xác gia công?
A. Sai số về kích thước
B. Độ sóng.
C. Độ nhám
D. Cả 3 ý trên

Câu 3: Chỉ tiêu nào sau đây dùng để đánh giá về độ chính xác gia công?
A. Sai số hệ thống
B. Độ sóng.
C. Tính chất cơ lý lớp bề mặt
D. Cả 3 ý trên

Câu 4: Chỉ tiêu nào sau đây không dùng để đánh giá về độ chính xác gia công của một chi tiết đơn lẻ?
A. Sai số về kích thước
B. Độ sóng.
C. Tính chất cơ lý lớp bề mặt
D. Sai số hệ thống

Câu 5: Chỉ tiêu nào sau đây không dùng để đánh giá về độ chính xác gia công của một loạt chi tiết?
A. Sai số hệ thống
B. Sai số ngẫu nhiên
C. Tính chất cơ lý lớp bề mặt
D. Cả 3 ý trên

Câu 6: Độ chính xác kích thước là:
A. Độ chính xác về kích thước thẳng hoặc kích thước góc
B. Sự xoay đi một góc nào đó giữa 2 bề mặt
C. Mức độ phù hợp lớn nhất về hình dạng hình học
D. Chu kỳ không bằng phẳng của bề mặt chi tiết máy

Câu 7: Độ sóng của bề mặt là:
A. Độ chính xác về kích thước thẳng hoặc kích thước góc
B. Sự xoay đi một góc nào đó giữa 2 bề mặt
C. Mức độ phù hợp lớn nhất về hình dạng hình học
D. Chu kỳ không bằng phẳng của bề mặt chi tiết máy

Câu 8: Độ chính xác hình dạng hình học đại quan là:
A. Độ chính xác về kích thước thẳng hoặc kích thước góc
B. Sự xoay đi một góc nào đó giữa 2 bề mặt
C. Mức độ phù hợp lớn nhất về hình dạng hình học
D. Chu kỳ không bằng phẳng của bề mặt chi tiết máy

Câu 9: Độ chính xác về vị trí tương quan là:
A. Độ chính xác về kích thước thẳng hoặc kích thước góc
B. Sự xoay đi một góc nào đó giữa 2 bề mặt
C. Mức độ phù hợp lớn nhất về hình dạng hình học
D. Chu kỳ không bằng phẳng của bề mặt chi tiết máy

Câu 10: Nguyên nhân gây ra sai số hệ thống không đổi là:
A. Sai số lý thuyết của phương pháp cắt
B. Lượng dư không đều
C. Sự thay đổi của ứng suất
D. Tính chất vật liệu không đều

Câu 11: Nguyên nhân gây ra sai số ngẫu nhiên không đổi là:
A. Sai số lý thuyết của phương pháp cắt
B. Dụng cụ cắt bị mòn theo thời gian
C. Sai số chế tạo đồ gá
D. Tính chất vật liệu không đều

Câu 12: Phương pháp cắt thử từng kích thước riêng biệt là sự lựa chọn trong dạng sản xuất:
A. Đơn chiếc
B. Hàng khối
C. Cả 2 đều sai
D. Cả 2 đều đúng

Câu 13: Phương pháp tự động đạt kích thước là sự lựa chọn trong dạng sản xuất:
A. Đơn chiếc
B. Hàng khối
C. Cả 2 đều sai
D. Cả 2 đều đúng

Câu 14: Nhân tố nào sau đây ảnh hưởng đến sai số gá đặt chi tiết:
A. Chọn chuẩn
B. Kẹp chặt
C. Chế tạo sai đồ gá
D. Cả 3 đều đúng

Câu 15: Các nguyên nhân gây ra sai số gia công:
A. Biến dạng đàn hồi của hệ thống công nghệ
B. Độ chính xác của máy, dụng cụ, đồ gá
C. Biến dạng nhiệt của hệ thống công nghệ
D. Cả 3 đều đúng

Câu 16: Yếu tố nào không gây ra nhiệt cắt:
A. Ma sát giữa mặt trước dao và phoi.
B. Công do kim loại biến dạng.
C. Rung động.
D. Ma sát giữa mặt sau dao và chi tiết.

Câu 17: Phương pháp gá đặt mà dao được điều chỉnh tương quan cố định so với máy là:
A. Rà gá
B. Tự động đạt kích thước.
C. Cả 2 cùng đúng.
D. Cả 2 cùng sai

Câu 18: Người ta chia chuẩn ra làm:
A. 2 loại
B. 4 loại
C. 5 loại
D. 6 loại

Câu 19: Chuẩn chỉ tồn tại trên bản vẽ là chuẩn:
A. Chuẩn thiết kế
B. Chuẩn định vị
C. Chuẩn lắp ráp
D. Chuẩn đo lường.

Câu 20: Chuẩn thiết kế được chia làm:
A. 3 loại
B. 2 loại
C. 4 loại
D. 5 loại

Câu 21: Chuẩn công nghệ được chia làm các loại: gia công, lắp ráp, điều chỉnh, đo lường.
A. Chuẩn định vị, chuẩn gia công, chuẩn đo lường
B. Chuẩn gia công, Chuẩn định vị, chuẩn đo lường
C. Chuẩn gia công, chuẩn lắp ráp, chuẩn kiểm tra
D. Chuẩn kiểm tra, chuẩn đo lường, chuẩn điều chỉnh.

Câu 22: Chuẩn gia công tinh được chia làm:
A. 2 loại
B. 3 loại
C. 4 loại
D. 5 loại

Câu 23: Chuẩn là bề mặt có thật trên đồ gá hoặc máy là:
A. Chuẩn gia công
B. Chuẩn đo lường
C. Chuẩn điều chỉnh
D. Chuẩn lắp ráp.

Câu 24: Chuẩn mà ta dùng để kiểm tra kích thước bề mặt gia công là:
A. Chuẩn định vị
B. Chuẩn đo lường
C. Chuẩn lắp ráp
D. Chuẩn điều chỉnh.

Câu 25: Chuẩn mà ta dùng để đo các kích thước bề mặt gia công là:
A. Câu a và c
B. Chuẩn kiểm tra
C. Chuẩn đo lường
D. Chuẩn điều chỉnh

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút GIỐNG HÌNH DƯỚI và chờ 1 lát để lấy mã: