Trắc Nghiệm Công Nghệ Sản Xuất Dược Phẩm – Đề 14

Năm thi: 2023
Môn học: Công nghệ sản xuất dược phẩm
Trường: PGS.TS Trần Thị Mai
Người ra đề: Đại học Dược Hà Nội
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 30 phút
Số lượng câu hỏi: 20 câu
Đối tượng thi: Sinh viên công nghệ sản xuất dược phẩm
Năm thi: 2023
Môn học: Công nghệ sản xuất dược phẩm
Trường: PGS.TS Trần Thị Mai
Người ra đề: Đại học Dược Hà Nội
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 30 phút
Số lượng câu hỏi: 20 câu
Đối tượng thi: Sinh viên công nghệ sản xuất dược phẩm

Mục Lục

Trắc nghiệm Công Nghệ Sản Xuất Dược Phẩm – Đề 14 là một đề thi thuộc môn Công Nghệ Sản Xuất Dược Phẩm, được giảng dạy tại các trường đại học đào tạo ngành Dược, như Đại học Dược Hà Nội. Đề thi này do PGS.TS Trần Thị Mai, một chuyên gia uy tín trong lĩnh vực công nghệ dược phẩm, biên soạn vào năm 2023.

Sinh viên cần nắm vững các kiến thức về quy trình sản xuất dược phẩm, tiêu chuẩn GMP (Good Manufacturing Practice), cũng như các phương pháp kiểm soát chất lượng và an toàn trong quá trình sản xuất. Đề thi này thường dành cho sinh viên năm cuối ngành Dược học, nhằm kiểm tra khả năng áp dụng các kiến thức lý thuyết vào các bài toán thực tế trong sản xuất và quản lý chất lượng dược phẩm. Hãy cùng khám phá đề thi này và tham gia kiểm tra ngay hôm nay!

Trắc Nghiệm Công Nghệ Sản Xuất Dược Phẩm – Đề 14 (có đáp án)

Câu 1: Hãy cho biết thời gian rã theo quy định của thuốc đạn được điều chế với tá dược Polyetylen glycol:
A. Không quá 15 phút
B. Không quá 30 phút
C. Không quá 45 phút
D. Không quá 60 phút

Câu 2: Hãy cho biết điều chế thuốc đặt bằng phương pháp đun chảy đổ khuôn KHÔNG cần lưu ý đến hệ số thay thế khi:
A. Hoạt chất có tỉ trọng lớn hơn tá dược
B. Hoạt chất có tỉ trọng nhỏ hơn tá dược
C. Tỉ trọng của hoạt chất và tá dược khác nhau
D. Tỉ trọng của hoạt chất và tá dược tương đương nhau

Câu 3: Hãy cho biết khi hoạt chất có tỉ trọng nặng, dễ lắng, cần sử dụng tá dược thuốc đạn nào:
A. Witepsol H
B. Witepsol W
C. Witepsol E
D. Witepsol S

Câu 4: Hãy chọn thiết bị nghiền tán quy mô phòng thí nghiệm có cơ chế cắt chẻ:
A. Cối chày
B. Thuyền tán
C. Rây
D. Thuyền tán và rây

Câu 5: Hãy cho biết thuốc bột chứa caffein và natri bromid cần thêm chất nào?
A. Natri hydrocarbonat
B. Đường
C. Canci carbonat
D. Talc

Câu 6: Hãy chọn phương pháp tạo cốm hòa tan hay được sử dụng:
A. Ép đùn và làm tròn
B. Tạo hạt tầng sôi
C. Phun sấy
D. Xát hạt khô

Câu 7: Hãy cho biết thể tích của viên nang cứng số 1 là:
A. 0,15 ml
B. 0,28 ml
C. 0,48 ml
D. 0,57 ml

Câu 8: Hãy cho biết khi đóng nang mềm chứa dược chất rắn nên sử dụng chất gây thấm là:
A. Lecithin
B. Tween 80
C. Natri lauryl sulphat
D. PEG 400

Câu 9: Hãy cho biết tính chất nào KHÔNG ĐÚNG với gelatin:
A. An toàn, tiêu hóa được
B. Dịch Gelatin 40% không bị chảy lỏng ở nhiệt độ cao
C. Có thể tạo màng mỏng 100 micromet
D. Có nguồn gốc từ da hoặc xương

Câu 10: Hãy cho biết ưu điểm nào không đúng của viên nang cứng:
A. Hình dạng dễ nuốt
B. Sinh khả dụng cao hơn viên nén
C. Rẻ hơn viên nén
D. Bảo vệ dược chất chống ánh sáng

Câu 11: 2 phần để cho vào ở 2 giai đoạn khác nhau:
A. Tá dược độn
B. Tá dược dính
C. Tá dược rã
D. Tá dược trơn – bóng

Câu 12: Có thể sử dụng ở 2 dạng: rắn hoặc lỏng
A. Tá dược độn
B. Tá dược dính
C. Tá dược rã
D. Tá dược trơn – bóng

Câu 13: Tá dược sử dụng trong viên ngậm:
A. Lecithin
B. Gelatin
C. Avicel 101
D. Avicel 102

Câu 14: Viên nén nào có tác dụng nhanh, dược chất đưa trực tiếp vào hệ tuần hoàn:
A. Viên nén ngậm
B. Viên nhai
C. Viên nén phân tán
D. Viên nén đặt dưới lưỡi

Câu 15: Viên nén nào phù hợp cho trẻ em:
A. Viên nén ngậm
B. Viên nhai
C. Viên nén phân tán
D. Viên nén đặt dưới lưỡi

Câu 16: Hãy cho biết viên nén nào phải được bao tan trong ruột:
A. Omeprazol
B. Esomeprazol
C. Amoxicillin
D. Pantoprazol

Câu 17: Ý nào sau đây đúng về con đường (cách thức) thuốc thấm qua da?
A. Có thể thấm xuyên qua khoảng giữa các tế bào nhưng chủ yếu là thấm theo các bộ phận phụ
B. Chủ yếu là thấm xuyên qua khoảng giữa các tế bào và hoàn toàn không thấm qua các bộ phận phụ
C. Chỉ thấm trực tiếp xuyên qua vách các tế bào
D. Có thể thấm theo các bộ phận phụ trên da nhưng chủ yếu là thấm xuyên qua khoảng giữa các tế bào

Câu 18: Điều nào sau đây đúng về tính chất của Lanolin?
A. Có khả năng nhũ hóa mạnh, Lanolin ngậm nước nhũ hóa kém hơn lanolin khan
B. Có khả năng nhũ hóa mạnh, Lanolin ngậm nước nhũ hóa mạnh hơn lanolin khan
C. Có khả năng nhũ hóa mạnh, lanolin ngậm nước là một tá dược nhũ tương khan
D. Có khả năng nhũ hóa kém, lanolin ngậm nước là một tá dược nhũ tương khan

Câu 19: Tá dược điều chế thuốc mềm nào sau đây tan được trong cồn 95%?
A. Dầu lạc và dầu thầu dầu
B. Dầu thầu dầu
C. Dầu vừng và dầu lạc
D. Dầu cá và dầu thầu dầu

Câu 20: Tá dược nào sau đây thuộc nhóm tá dược thân dầu dùng trong điều chế thuốc mềm:
A. Gel alginat và dầu mỡ sáp
B. Lanolin và silicon
C. Carbopol và Lanolin
D. PEG 400

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)