Trắc nghiệm Đại cương Y học lao động – đề 9 là một trong những đề thi thuộc môn Đại cương Y học lao động, được thiết kế nhằm kiểm tra kiến thức của sinh viên về các nguyên tắc cơ bản trong y học lao động, bao gồm các yếu tố nguy cơ trong môi trường làm việc và biện pháp phòng ngừa bệnh nghề nghiệp. Đề thi này thường được sử dụng tại các trường đại học có đào tạo y tế công cộng như Trường Đại học Y tế Công cộng Hà Nội. Đề thi được biên soạn bởi PGS.TS. Trần Thị Minh Hằng, một giảng viên có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Y học lao động tại Đại học Y tế Công cộng Hà Nội, năm 2023. Đề thi này dành cho sinh viên năm thứ ba thuộc các ngành Y tế công cộng, Y đa khoa, và các chuyên ngành liên quan. Để làm tốt đề thi này, sinh viên cần nắm vững kiến thức về các yếu tố tác động đến sức khỏe người lao động, biện pháp an toàn lao động, và quản lý sức khỏe tại nơi làm việc. Hãy cùng dethitracnghiem.vn tìm hiểu về đề thi này và tham gia làm kiểm tra ngay lập tức!
Đề thi trắc nghiệm đại cương y học lao động – đề 9 (có đáp án)
Câu 1: Căn cứ vào yếu tố nào sau đây để phân biệt giữa nhiễm độc cấp và mãn tính:
A. Nồng độ của chất độc nhiễm vào cơ thể
B. Căn cứ vào triệu chứng lâm sàng
C. Yếu tố môi trường và trạng thái của cơ thể khác nhau
D. Nồng độ của chất độc trong môi trường.
Câu 2: Xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán ban đầu khi mới bị nhiễm độc kim loại nặng trong sản xuất:
A. Định lượng kim loại nặng trong máu và nước tiểu
B. Định lượng hoạt tính của các enzym
C. Định lượng kim loại nặng trong dịch sinh học
D. Định lượng kim loại trong sữa
Câu 3: Nguyên nhân chủ yếu gây nhiễm độc nghề nghiệp là:
A. Không tôn trọng các tiêu chuẩn quy tắc vệ sinh an toàn lao động
B. Không giám sát nồng độ chất độc trong môi trường sản xuất
C. Máy móc thiết bị lạc hậu
D. Không có hệ thống thông gió, hút hơi khí độc
Câu 4: Mục đích của khám sức khoẻ định kỳ cho công nhân (tìm một ý kiến sai):
A. Cung cấp thuốc điều trị và cho hưởng chế độ độc hại
B. Chuyển công tác những trường hợp mắc bệnh nặng
C. Giám định khả năng lao động để bố trí công tác thích hợp hơn
D. Thay đổi qui trình sản xuất
Câu 5: Trọng tâm của nhiệm vụ phòng chống nhiễm độc trong sản xuất: (tìm một ý kiến sai)
A. Phát hiện nhiễm độc cấp tính
B. Kiểm tra an toàn máy móc
C. Phát hiện nhiễm độc mãn tính
D. Kiểm tra dụng cụ bảo hộ lao động
Câu 6: Loại chất độc nào được đào thải qua đường da:
A. Thủy ngân và crôm
B. Đồng
C. Niken
D. Fluor
Câu 7: Hệ số Owenton-Mayer dùng để chỉ tính chất nào sau đây: (tìm một ý kiến sai)
A. Tính chất điện ly của chất độc trong cơ thể
B. Độ hòa tan của chất độc trong mỡ/ độ hòa tan của chất độc trong nước
C. Sự phân bố của chất độc trong cơ thể
D. Sự phân bố của chất độc trong máu
Câu 8: Chất độc được đào thải theo đường nào sau đây: (tìm một ý kiến sai)
A. Tiêu hoá
B. Hô hấp
C. Tuần hoàn
D. Tiết niệu
Câu 9: Các yếu tố quyết định tác hại của chất độc với cơ thể: (tìm một ý kiến sai)
A. Nồng độ và thời gian tác dụng của chất độc
B. Độ bay hơi chất độc
C. Độ hoà tan chất độc
D. Tính chất lý hoá của chất độc
Câu 10: Nồng độ tối đa cho phép của chất độc được định nghĩa:
A. Là nồng độ không gây ra nhiễm độc cấp
B. Là nồng độ không gây ra nhiễm độc cấp tính & khi tiếp xúc trong một thời gian dài cũng không gây ra nhiễm độc mãn tính
C. Là nồng độ không gây ra nhiễm độc mãn tính
D. Là nồng độ không gây nhiễm độc cấp tính
Câu 11: Yếu tố nào sau đây là nguyên nhân gây ra bệnh nghề nghiệp:
A. Nhiễm độc mãn tính
B. Nhiễm độc bán cấp tính
C. Nhiễm độc bán mãn tính
D. Thường xuyên tiếp xúc với chất độc
Câu 12: Đặc điểm chủ yếu của nhiễm độc cấp tính là:
A. Chất độc tích tụ trong cơ thể nhiều
B. Nồng độ chất độc tìm thấy trong cơ thể lớn
C. Tỷ lệ tử vong cao
D. Khó khăn trong việc chẩn đoán và điều trị
Câu 13: Để phát hiện nhiễm độc nghề nghiệp (trường hợp nhiễm độc cấp tính), cần phải lấy mẫu nghiệm ở bộ phận nào sau đây: (tìm một ý kiến sai)
A. Lấy bệnh phẩm trên da
B. Nước tiểu hoặc phân
C. Lấy mẫu máu
D. Chất nôn, dịch rửa dạ dày
Câu 14: Những biện pháp kỹ thuật để phòng chống nhiễm độc trong sản xuất là: (tìm một ý kiến sai)
A. Thay các chất độc bằng chất ít độc
B. Thiết kế hệ thống thông hút gió
C. Tự động hoá quá trình sản xuất
D. Xây dựng và kiện toàn chế độ an toàn lao động
Câu 15: Định lượng delta ALA niệu trong nhiễm độc chì thuộc nhóm “các xét nghiệm đánh giá tổn thương sinh học”:
A. Đúng
B. Sai
Câu 16: Trong trường hợp ở môi trường lao động có hai chất độc cùng tồn tại và chúng có tác động phối hợp lên cùng một cơ quan, thì nồng độ tối đa cho phép của chúng bằng 50% tổng số nồng độ của hai chất:
A. Đúng
B. Sai
Câu 17: Theo qui luật về độc tính do Visacscon đưa ra: các hợp chất hydrocacbon có độc tính giảm tỷ lệ nghịch với số nguyên tử cacbon có trong phân tử:
A. Đúng
B. Sai
Câu 18: Các chất độc khi vào cơ thể sẽ chuyển hoá thành các chất có độc tính giảm hơn ban đầu:
A. Đúng
B. Sai
Câu 19: Nhiễm độc mãn tính là do chất độc tích luỹ trong cơ thể:
A. Đúng
B. Sai
Câu 20: Hệ số Owenton-Mayer (dùng để đánh giá độ độc của chất độc trong cơ thể) càng nhỏ thì tính độc càng tăng:
A. Đúng
B. Sai
Xin chào mình là Hoàng Thạch Hảo là một giáo viên giảng dậy online, hiện tại minh đang là CEO của trang website Dethitracnghiem.org, với kinh nghiệm trên 10 năm trong ngành giảng dạy và đạo tạo, mình đã chia sẻ rất nhiều kiến thức hay bổ ích cho các bạn trẻ đang là học sinh, sinh viên và cả các thầy cô.