Trắc Nghiệm Dân Số Học là một trong những đề thi quan trọng của môn Dân số học tại trường Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH). Đề thi này được thiết kế bởi các giảng viên như PGS.TS. Trần Ngọc Lan, với mục tiêu kiểm tra kiến thức của sinh viên về các khái niệm cơ bản và các vấn đề phức tạp liên quan đến dân số, bao gồm xu hướng dân số, các yếu tố kinh tế ảnh hưởng đến dân số, và chính sách dân số. Đề trắc nghiệm này thường được áp dụng cho sinh viên năm thứ hai hoặc thứ ba, giúp họ chuẩn bị cho kỳ thi cuối kỳ năm 2023.
Hãy cùng dethitracnghiem.vn khám phá đề thi này và bắt đầu luyện tập ngay bây giờ.
Trắc Nghiệm Dân Số Học Đề 10
1. Mỗi hành vi của con người là sự biểu hiện cụ thể các yếu tố cấu thành nên nó: kiến thức, niềm tin, thái độ và cách thực hành của người đó trong một tình huống hay một sự việc cụ thể.
A. Đúng
B. Sai
2. Kiến thức của mỗi người luôn luôn thay đổi theo môi trường sống để giúp họ ứng xử và thích nghi với hoàn cảnh.
A. Đúng
B. Sai
3. Thực hiện giáo dục sớm ngay từ độ tuổi mẫu giáo sẽ hình thành nên nhân cách tốt với những hành vi lành mạnh ở trẻ thơ.
A. Đúng
B. Sai
4. Lĩnh vực mà công tác truyền thông GDSK tác động vào để làm thay đổi theo những mục đích và kế hoạch nhất định là:
A. Thái độ, thực hành, niềm tin, văn hoá
B. Cách sống, niềm tin, thái độ, thực hành
C. Kiến thức, niềm tin, cách sống
D. Kiến thức, niềm tin, thái độ, thực hành
5. Đối tượng có tâm lý tốt , thoải mái về tinh thần, thể chất và xã hội sẽ:
A. Tiếp thu tốt kiến thức và thay đổi hành vi tích cực
B. Tránh được các yếu tố bất lợi làm cản trở việc tiếp thu
C. Thay đổi hành vi sức khỏe của bản thân và cộng đồng
D. Giải quyết được các yêu cầu và các vấn đề sức khỏe của bản thân và cộng đồng
6. Nhận thức đầy đủ rõ ràng mục đích học tập sẽ giúp:
A. Định hướng đúng đắn cho mọi học tập của bản thân
B. Tiếp thu tốt kiến thức và kỹ năng
C. Tự giác tiếp thu kiến thức
D. Vận dụng kiến thức đúng theo yêu cầu thay đổi hành vi
7. Được đối xử cá biệt hóa trong học tập sẽ giúp đối tượng:
A. Phát huy cao độ trình độ năng lực của mình
B. Được học tập theo thời điểm của riêng họ
C. Xây dựng phong cách học tập theo nhịp độ, tốc độ và phương pháp riêng phù hợp với họ
D. Giải bày tất cả những vấn đề riêng tư
8. Trong truyền thông, khai thác vận dụng triệt để kinh nghiệm của mỗi cá nhân sẽ:
A. Hiểu được vấn đề sức khỏe của họ
B. Giúp họ nhận ra vấn đề sức khỏe của mình
C. Giúp những người khác tránh được sai lầm
D. Giúp họ đóng góp lợi ích vào tập thể và xã hội
9. Đối tượng được thực hành những điều đã học bằng cách tốt nhất là:
A. Được người làm GDSK hỗ trợ giúp đỡ
B. Giải quyết các vấn đề sức khỏe của chính bản thân họ và cộng đồng
C. Cộng đồng hỗ trợ cho họ nguồn lực
D. Cung cấp kiến thức và kỹ năng cho họ
10. Thông qua việc đánh giá và tự đánh giá về hiệu quả học tập và thực hành đối tượng sẽ:
A. Tránh được các yếu tố bất lợi ảnh hưởng đến sự thay đổi của mình
B. Chủ động tham gia vào mọi hoạt động thay đổi hành vi của tập thể
C. Không ngừng tự hoàn thiện và duy trì sự thay đổi đã đạt được
D. Vận dụng kết quả vào thực tế cuộc sống
11. Mọi hoạt động của đối tượng trong học tập và thực hành sẽ do:
A. Tập thể chịu trách nhiệm kiểm soát
B. Trạm y tế kiểm soát và điều chỉnh
C. Người làm GDSK chi phối điều khiển
D. Đối tượng tự chịu trách nhiệm, tự kiểm soát và tự điều chỉnh
12. Ý thức tự giác và động cơ học tập giữ vai trò quyết định trong vấn đề:
A. Tích cực hoá cao độ để đối tượng chủ động tham gia vào hoạt động tập thể thay đổi hành vi
B. Đối xử cá biệt hoá trong học tập
C. Khai thác vận dụng kinh nghiệm của mỗi đối tượng
D. Giải quyết các yêu cầu và vấn đề sức khoẻ của đối tượng và cộng đồng
13. Theo Maslow, khi một loại nhu cầu được đặc biệt quan tâm để thoả mãn thì đối tượng sẽ:
A. Bắt đầu nghĩ đến nhu cầu khác
B. Hành động theo bản năng để đạt được mục đích
C. Tạm thời quên đi những loại nhu cầu khác
D. Hành động theo lý trí để đạt được mục đích
14. Giáo dục nhu cầu và động cơ hành động dựa trên cơ sở kết hợp lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể sẽ mang lại:
A. Hiệu quả cao mà chi phí vật chất thấp
B. Hiệu quả cao nhưng chi phí vật chất cao
C. Hiệu quả cao mà không cần chi phí
D. Hiệu quả thấp mà chi phí vật chất rất cao
15. Bước 1 và 2 trong quá trình thay đổi hành vi của con người thuộc giai đoạn:
A. Tự nhận thức
B. Nhận thức cảm tính
C. Nhận thức lý tính
D. Chuyển tiếp trung gian
16. Nhận thức cảm tính là giai đoạn:
A. Tự nhận thức
B. Khái quát hoá
C. Phân tích
D. Nhận thức bằng cảm quan
17. Nhận thức lý tính là giai đoạn:
A. Phân tích
B. Nhận thức bằng các thao tác tư duy
C. Trung gian
D. Nhận thức bằng cảm quan
18. Quá trình nhận thức đòi hỏi phải có:
A. Tính đồng nhất, tính hiện thực
B. Sự chú ý, sự sắp xếp, tính đồng nhất
C. Sự chú ý, sự sắp xếp, tính hiện thực
D. Tính hiện thực và sự chú ý
19. Trong quá trình nhận thức, sự sắp xếp thông tin sẽ giúp đối tượng dễ:
A. Nhớ và hiểu đúng thông tin
B. Tập trung chú ý
C. Thay đổi niềm tin
D. Thay đổi kiến thức
20. Các thông tin cung cấp trong quá trình nhận thức cần đảm bảo yêu cầu phải:
A. Tạo được sự chú ý, có sắp xếp và đa dạng
B. Có sự sắp xếp, tính hiện thực, tính cập nhật
C. Có tính hiện thực, tính đồng nhất và tạo được sự chú ý
D. Tạo được sự chú ý, có sự sắp xếp và tính hiện thực
21. Việc lựa chọn những phương pháp, hình thức, phương tiện GDSK phải phù hợp với các yếu tố sau, NGOẠI TRỪ:
A. Thói quen
B. Đối tượng
C. Cộng đồng
D. Từng giai đoạn nhất định
22. Động viên được mọi tầng lớp nhân dân, mọi thành phần xã hội, mọi lứa tuổi cùng tham gia GDSK là thể hiện của nguyên tắc:
A. Phối hợp
B. Lồng ghép
C. Tính đại chúng
D. Tính vừa sức và vững chắc
23. Chọn nội dung GDSK phù hợp với từng đối tượng, từng cộng đồng, từng giai đoạn, trình độ văn hoá giáo dục là thể hiện của nguyên tắc:
A. Tính khoa học
B. Tính thực tiễn
C. Tính lồng ghép
D. Tính vừa sức vững chắc
24. Những hoạt động của cán bộ y tế và cơ sở y tế có tác dụng giáo dục đối với nhân dân là thể hiện của nguyên tắc:
A. Tính thực tiễn
B. Tính đại chúng
C. Tính trực quan
D. Đối xử cá biệt và bảo đảm tính tập thể
25. Thực hiện GDSK mang lại hiệu quả cụ thể thiết thực có sức thuyết phục cao là thể hiện của nguyên tắc:
A. Tính khoa học
B. Tính thực tiễn
C. Tính đại chúng
D. Tính lồng ghép
26. Những mục đích sau đây thể hiện nguyên tắc tính lồng ghép, ngoại trừ:
A. Phát huy mọi nguồn lực sẵn có để đạt được hiệu quả cao
B. Tránh được những trùng lặp không cần thiết hoặc bỏ sót công việc
C. Tiết kiệm nguồn lực, tránh lãng phí
D. Đảm bảo nội dung GDSK
27. Thường xuyên củng cố nhận thức và thay đổi dần thái độ hành động của đối tượng thành thói quen là biểu hiện của nguyên tắc:
A. Phát huy cao độ tính tích cực tự giác chủ động sáng tạo của quần chúng
B. Tính đại chúng
C. Đối xử cá biệt và bảo đảm tính tập thể
D. Tính vừa sức và vững chắc
28. Tận dụng vai trò và uy tín của cá nhân đối với tập thể, dựa vào công luận tiến bộ để giáo dục những cá nhân chậm tiến là thể hiện nguyên tắc:
A. Đối xử cá biệt và bảo đảm tính tập thể
B. Phát huy cao độ tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của quần chúng
C. Tính vừa sức và vững chắc
D. Tính lồng ghép
29. Theo Rogers, những người chấp nhận sự đổi mới là nhóm khởi xướng chiếm khoảng:
A. 30 – 40%
B. 25 – 30%
C. 2,5 – 5%
D. 13,5 – 15%
30. Theo Rogers, những người chấp nhận sự đổi mới thuộc nhóm người sớm chấp nhận chiếm khoảng:
A. 30 – 40%
B. 25 – 30%
C. 2,5 – 5%
D. 13,5 – 15%
Tham khảo thêm tại đây:
Trắc Nghiệm Dân số học – Đề 1
Trắc Nghiệm Dân số học – Đề 2
Trắc Nghiệm Dân số học – Đề 3
Trắc Nghiệm Dân số học – Đề 4
Trắc Nghiệm Dân số học – Đề 5
Trắc Nghiệm Dân số học – Đề 6
Trắc Nghiệm Dân số học – Đề 7
Trắc Nghiệm Dân số học – Đề 8
Trắc Nghiệm Dân số học – Đề 9
Trắc Nghiệm Dân số học – Đề 10
Trắc Nghiệm Dân số học – Đề 11
Trắc Nghiệm Dân số học – Đề 12
Trắc Nghiệm Dân số học – Đề 13
Trắc Nghiệm Dân số học – Đề 14
Trắc Nghiệm Dân số học – Đề 15
Xin chào mình là Hoàng Thạch Hảo là một giáo viên giảng dậy online, hiện tại minh đang là CEO của trang website Dethitracnghiem.org, với kinh nghiệm trên 10 năm trong ngành giảng dạy và đạo tạo, mình đã chia sẻ rất nhiều kiến thức hay bổ ích cho các bạn trẻ đang là học sinh, sinh viên và cả các thầy cô.