Trắc nghiệm Địa Lí 11: Một số tổ chức quốc tế và khu vực, an ninh toàn cầu là một nội dung quan trọng thuộc Chương 1 – Một số vấn đề về kinh tế – xã hội thế giới trong chương trình Địa Lí 11.
Bài học này giúp học sinh hiểu rõ vai trò của các tổ chức quốc tế và khu vực trong việc thúc đẩy hợp tác, phát triển kinh tế và duy trì hòa bình trên thế giới. Những nội dung trọng tâm cần nắm vững bao gồm:
- Các tổ chức quốc tế quan trọng: Liên Hợp Quốc (UN), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)…
- Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực: Liên minh châu Âu (EU), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA), MERCOSUR…
- Vấn đề an ninh toàn cầu: Các thách thức lớn như xung đột vũ trang, khủng bố, an ninh lương thực, biến đổi khí hậu…
Bài trắc nghiệm này sẽ giúp bạn củng cố kiến thức, kiểm tra mức độ hiểu bài và rèn luyện kỹ năng làm bài tập. Hãy cùng Dethitracnghiem.vn tìm hiểu và tham gia làm bài kiểm tra ngay!
Trắc nghiệm Địa Lí 11: Một số tổ chức quốc tế và khu vực, an ninh toàn cầu
Câu 1: Cơ sở quan trọng để hình thành các tổ chức liên kết khu vực là:
A. Vai trò của các công ty xuyên quốc gia
B. Xuất hiện các vấn đề mang tính toàn cầu
C. Sự phân hóa giàu – nghèo giữa các nước
D. Sự tương đồng về địa lí, văn hóa, xã hội
Câu 2: Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực được hình thành không do nguyên nhân nào sau đây?
A. Sự phát triển kinh tế không đều của các khu vực
B. Những nét tương đồng về văn hóa, địa lí, xã hội
C. Có chung mục tiêu, lợi ích phát triển khi liên kết
D. Xuất hiện những vấn đề mang tính toàn cầu hóa
Câu 3: WTO là tên viết tắt của tổ chức nào sau đây?
A. Tổ chức Thương mại Thế giới
B. Liên minh châu Âu
C. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ
D. Quỹ Tiền tệ Quốc tế
Câu 4: Tính đến tháng 1/2020, Tổ chức Thương mại Thế giới có tất cả bao nhiêu thành viên?
A. 164
B. 150
C. 162
D. 153
Câu 5: Diễn đàn hợp tác châu Á – Thái Bình Dương viết tắt là:
A. EU
B. APEC
C. NAFTA
D. WTO
Câu 6: ASEAN là tên viết tắt của tổ chức liên kết kinh tế khu vực nào sau đây?
A. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ
B. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
C. Thị trường chung Nam Mĩ
D. Liên minh châu Âu
Câu 7: Tổ chức liên kết kinh tế khu vực nào sau đây có đa số các nước thành viên nằm ở Nam bán cầu?
A. ASEAN
B. EU
C. NAFTA
D. MERCOSUR
Câu 8: Nhận định nào sau đây không phải ý nghĩa của Tổ chức Thương mại thế giới phát triển mạnh?
A. Hàng hóa có điều kiện lưu thông rộng rãi
B. Thúc đẩy tự do hóa thương mại các nước
C. Thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế thế giới
D. Giúp nền kinh tế phát triển năng động
Câu 9: Tổ chức liên kết kinh tế khu vực ở nào sau đây có nhiều quốc gia châu Á tham gia nhất?
A. ASEAN
B. APEC
C. EU
D. NAFTA
Câu 10: Việt Nam là thành viên của tổ chức liên kết khu vực nào sau đây?
A. EU
B. NAFTA
C. MERCOSUR
D. APEC
Câu 11: Tổ chức liên kết khu vực nào có ít quốc gia tham gia nhất?
A. Thị trường chung Nam Mĩ
B. Hiệp hội các nước Đông Nam Á
C. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ
D. Liên minh châu Âu
Câu 12: Tổ chức liên kết khu vực nào sau đây có sự tham gia của các nước ở nhiều châu lục khác nhau nhất?
A. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương
B. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
C. Thị trường chung Nam Mĩ
D. Liên minh châu Âu
Câu 13: Việt Nam là thành viên của các tổ chức liên kết khu vực nào sau đây?
A. EU và ASEAN
B. NAFTA và EU
C. NAFTA và APEC
D. APEC và ASEAN
Câu 14: Tính đến năm 2020, Liên hợp quốc có bao nhiêu thành viên?
A. 195
B. 193
C. 190
D. 200
Câu 15: Trụ sở của Liên hợp quốc đặt ở quốc gia nào sau đây?
A. Liên bang Nga
B. Anh
C. Trung Quốc
D. Hoa Kỳ

Thảo Linh là một tác giả và biên tập viên giàu kinh nghiệm tại DeThiTracNghiem.vn, chuyên cung cấp các bộ đề thi thử trắc nghiệm chất lượng cao, giúp học sinh và sinh viên ôn tập hiệu quả. Với sự am hiểu sâu rộng về giáo dục và kỹ năng biên soạn nội dung học thuật, Thảo Linh đã đóng góp nhiều bài viết giá trị, giúp người học tiếp cận kiến thức một cách hệ thống và dễ hiểu.