Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 14 – Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp là một trong những nội dung quan trọng thuộc Chương 3 – Địa lí các ngành kinh tế trong chương trình Địa lí 12. Bài học này giúp học sinh hiểu về sự phân bố sản xuất nông nghiệp theo không gian lãnh thổ, các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp và các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành các vùng chuyên canh.
Khi làm bài trắc nghiệm, học sinh cần nắm vững các nội dung trọng tâm như:
- Khái niệm và vai trò của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
- Các nhân tố tự nhiên, kinh tế – xã hội ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
- Các vùng chuyên canh nông nghiệp chính ở Việt Nam
- Những hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp phổ biến như: trang trại, hợp tác xã, vùng chuyên canh…
- Thực trạng, xu hướng và giải pháp phát triển bền vững tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
Hãy cùng Dethitracnghiem.vn khám phá đề thi này và kiểm tra kiến thức của bạn ngay bây giờ!
Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 14 – Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
Câu 1: Việc hình thành các vùng chuyên canh ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ thể hiện xu hướng:
A. Đẩy mạnh luân canh và độc canh
B. Phát triển vùng sản xuất hàng hóa
C. Đa dạng nông nghiệp nông thôn
D. Phân hoá lãnh thổ trong sản xuất
Câu 2: Đa dạng hóa trong nông nghiệp sẽ có vai trò nào sau đây?
A. Tạo ra nguồn hàng tập trung cho xuất khẩu có giá trị lớn
B. Giảm bớt tình trạng độc canh, mở rộng thị trường nội địa
C. Giảm thiểu rủi ro từ thị trường, giảm thiệt hại do thiên tai
D. Tạo điều kiện cho nông nghiệp hàng hoá phát triển mạnh
Câu 3: Nước ta không có vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm nào sau đây?
A. Bắc Trung Bộ
B. Trung du và miền núi Bắc Bộ
C. Tây Nguyên
D. Đông Nam Bộ
Câu 4: Việc tăng cường chuyên môn hoá và đẩy mạnh đa dạng hoá nông nghiệp diễn ra mạnh ở các vùng nào sau đây?
A. Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Trung du và miền núi Bắc Bộ
B. Trung du miền núi Bắc Bộ, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng
C. Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long
D. Trung du miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Đồng bằng sông Hồng
Câu 5: Các vùng nào sau đây ở nước ta chuyên canh cây lương thực?
A. Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ
B. Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long
C. Đông Nam Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ
D. Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đông Nam Bộ
Câu 6: Tây Nguyên là vùng chuyên canh lớn nhất về các loại cây công nghiệp lâu năm nào sau đây?
A. Chè, tiêu, điều
B. Cà phê, cao su
C. Cao su, bông
D. Cao su, hồ tiêu
Câu 7: Hiện nay, nước ta được phân thành mấy vùng sinh thái nông nghiệp?
A. 5 vùng
B. 6 vùng
C. 7 vùng
D. 8 vùng
Câu 8: Vùng Tây Nguyên có điều kiện sinh thái nông nghiệp nào sau đây?
A. Cao nguyên xếp tầng rộng, đất bazan màu mỡ
B. Địa hình phân hóa: đồi núi, đồng bằng ven biển
C. Khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh, đất phù sa
D. Đồng bằng châu thổ lớn nhất, nhiều đất phù sa
Câu 9: Sản phẩm chuyên môn hóa của vùng sinh thái nông nghiệp Tây Nguyên không phải là:
A. Cà phê
B. Cao su
C. Hồ tiêu
D. Lúa gạo
Câu 10: Các cây trồng hàng năm có nguồn gốc ôn đới phát triển mạnh ở vùng sinh thái nông nghiệp nào sau đây của nước ta?
A. Đông Nam Bộ
B. Tây Nguyên
C. Đồng bằng sông Hồng
D. Bắc Trung Bộ
Câu 11: Vùng nông nghiệp nào sau đây ở nước ta có số lượng trang trại nhiều nhất?
A. Đồng bằng sông Cửu Long
B. Duyên hải Nam Trung Bộ
C. Trung du và miền núi Bắc Bộ
D. Đồng bằng sông Hồng
Câu 12: Vùng nông nghiệp nào sau đây ở nước ta có số lượng trang trại ít nhất?
A. Tây Nguyên
B. Đồng bằng sông Hồng
C. Bắc Trung Bộ
D. Đông Nam Bộ
Câu 13: Vùng nông nghiệp nào sau đây có nhiều đất phèn, đất mặn?
A. Đồng bằng sông Cửu Long
B. Duyên hải Nam Trung Bộ
C. Đông Nam Bộ
D. Đồng bằng sông Hồng
Câu 14: Vùng Đồng bằng sông Hồng có điều kiện tự nhiên nổi bật nào sau đây?
A. Địa hình núi cao
B. Thường có thiên tai
C. Có mùa đông lạnh
D. Mùa khô hạn hán
Câu 15: Vùng Tây Nguyên tập trung ở mức độ sản phẩm nông nghiệp nào sau đây?
A. Cây công nghiệp hàng năm
B. Cây ăn quả và chăn nuôi
C. Cây công nghiệp lâu năm
D. Cây ăn quả và lương thực
Câu 16: Kinh tế trang trại ở nước ta có đặc điểm nào sau đây?
A. Diện tích tương đối hẹp và thuộc sở hữu cá nhân
B. Góp phần đưa nông nghiệp lên sản xuất hàng hóa
C. Hạn chế cạnh tranh nhưng tăng nhanh sản lượng
D. Chỉ tập trung ngành trồng trọt, hạn chế chăn nuôi
Câu 17: Điều kiện thuận lợi nào sau đây giúp vùng Đồng bằng sông Cửu Long hình thành nhiều trang trại nuôi trồng thủy sản?
A. Khí hậu thuận lợi, mùa khô diễn ra ngắn
B. Các hệ thống sông nhiều nước trong năm
C. Tốc độ đô thị hóa và tăng dân số nhanh
D. Diện tích mặt nước, rừng ngập mặn lớn
Câu 18: Các vùng sinh thái nông nghiệp nào sau đây ở nước ta thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô?
A. Tây Nguyên và Bắc Trung Bộ
B. Đông Nam Bộ và Bắc Trung Bộ
C. Tây Nguyên và Đông Nam Bộ
D. Đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên
Câu 19: Vùng sinh thái nông nghiệp nào sau đây có hướng chuyên môn hoá là lúa chất lượng, các loại rau cao cấp và cây ăn quả?
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ
B. Đồng bằng sông Hồng
C. Đồng bằng sông Cửu Long
D. Đông Nam Bộ
Câu 20: Trang trại ở nước ta được bắt đầu phát triển gắn liền với:
A. Nền kinh tế sản xuất hàng hóa
B. Nền nông nghiệp truyền thống
C. Chính sách và tài nguyên đất
D. Dân số đông và nguồn vốn lớn
Câu 21: Các vùng chuyên canh cây công nghiệp của nước ta hiện nay là:
A. Đông Nam Bộ, Tây Nguyên
B. Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ
C. Bắc Trung Bộ, Đồng bằng sông Hồng
D. Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ
Câu 22: Vùng chuyên canh cây ăn quả ở nước ta hiện nay không phải là:
A. Đông Nam Bộ
B. Trung du và miền núi Bắc Bộ
C. Bắc Trung Bộ
D. Đồng bằng sông Cửu Long
Câu 23: Vùng chuyên canh nuôi trồng thuỷ sản phát triển mạnh ở:
A. Duyên hải Nam Trung Bộ
B. Trung du và miền núi Bắc Bộ
C. Bắc Trung Bộ
D. Đồng bằng sông Cửu Long
Câu 24: Trang trại ở nước ta phát triển theo xu hướng nào sau đây?
A. Trang trại hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao
B. Sử dụng nhiều lao động trình độ không cao
C. Tập trung phát triển trang trại nuôi gia cầm
D. Chuyển đổi số, mở rộng diện tích trang trại
Câu 25: Theo lĩnh vực hoạt động, trang trại nào sau đây nhiều nhất?
A. Thủy sản
B. Lâm sản
C. Chăn nuôi
D. Trồng trọt

Thảo Linh là một tác giả và biên tập viên giàu kinh nghiệm tại DeThiTracNghiem.vn, chuyên cung cấp các bộ đề thi thử trắc nghiệm chất lượng cao, giúp học sinh và sinh viên ôn tập hiệu quả. Với sự am hiểu sâu rộng về giáo dục và kỹ năng biên soạn nội dung học thuật, Thảo Linh đã đóng góp nhiều bài viết giá trị, giúp người học tiếp cận kiến thức một cách hệ thống và dễ hiểu.