Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 2 – Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa

Làm bài thi

Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 2: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa là một nội dung quan trọng thuộc Chương 1 – Địa lí tự nhiên trong chương trình Địa lí 12. Chủ đề này giúp học sinh hiểu rõ về đặc điểm cơ bản của thiên nhiên Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, tác động của nó đến tự nhiên, sản xuất và đời sống.

Để làm tốt bài trắc nghiệm này, học sinh cần nắm vững các kiến thức sau:

  • Đặc điểm của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa: nhiệt độ cao, độ ẩm lớn, lượng mưa nhiều.
  • Ảnh hưởng của chế độ gió mùa: sự phân hóa mùa khí hậu, tác động đến địa hình, thủy văn, thổ nhưỡng, sinh vật.
  • Tác động của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến sản xuất và đời sống: thuận lợi và khó khăn đối với nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải.
  • Các biện pháp thích ứng và giảm thiểu tác động tiêu cực của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa.

📌 Hãy cùng Dethitracnghiem.vn tìm hiểu về đề thi này và tham gia làm bài kiểm tra ngay nhé!

Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 2 Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa

Câu 1: Khi di chuyển xuống phía Nam, gió mùa Đông Bắc hầu như bị chặn lại ở:
A. Sông Bến Hải
B. Dãy Bạch Mã
C. Dãy Hoành Sơn
D. Sông Đà Rằng

Câu 2: Mùa hạ nóng, mùa đông ấm, mưa nhiều về thu đông là kiểu khí hậu của thành phố:
A. Hà Nội
B. Huế
C. Nha Trang
D. Cần Thơ

Câu 3: Trong câu thơ “Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông” (Nguyễn Du), “gió đông” ở đây là:
A. Gió mùa mùa đông lạnh khô
B. Gió Mậu Dịch (Tín Phong)
C. Gió mùa mùa đông lạnh ẩm
D. Gió địa phương (gió biển)

Câu 4: Địa điểm nào sau đây ở nước ta có lượng mưa trung bình năm lớn nhất?
A. Hà Nội
B. Huế
C. Nha Trang
D. Phan Thiết

Câu 5: Trên lãnh thổ nước ta có bao nhiêu con sông dài trên 10km?
A. 3.260 con sông
B. 2.360 con sông
C. 3.620 con sông
D. 2.630 con sông

Câu 6: Hằng năm, các đồng bằng ven biển được bồi đắp lượng phù sa lớn chủ yếu là do:
A. Quá trình xâm thực, bào mòn mạnh mẽ bề mặt địa hình diễn ra ở miền đồi núi.
B. Địa hình núi cao ở nước ta chiếm phần lớn và lớp phủ thực vật ngày càng yếu.
C. Quá trình xâm thực, bào mòn diễn ra chậm; con người phá hủy bề mặt địa hình.
D. Các hoạt động nông nghiệp từ con người, mưa lớn xảy ra quanh năm ở đồi núi.

Câu 7: Sông ngòi nước ta có đặc điểm nào sau đây?
A. Chủ yếu là sông dài nhưng nhỏ, ít nước
B. Tổng lượng nước lớn, giàu phù sa sông.
C. Ở miền Bắc nhiều sông hơn ở miền Nam
D. Lượng nước phân bố đều giữa các sông

Câu 8: Loại đất đặc trưng cho khí hậu nhiệt đới ẩm ở nước ta là:
A. Đất phèn, đất mặn
B. Đất cát và ba-dan
C. Đất feralit đỏ vàng
D. Đất phù sa ngọt

Câu 9: Đất feralit có màu đỏ vàng là do:
A. Ảnh hưởng trực tiếp từ Mặt Trời
B. Đất hình thành trên đá mẹ ba-dan
C. Lượng phù sa có trong đất nhiều
D. Sự tích tụ nhiều oxit sắt và nhôm

Câu 10: Sông ngòi nước ta nhiều nước do:
A. Lượng mưa lớn, nước từ phần lưu vực ngoài lãnh thổ.
B. Lượng nước ngầm rất lớn, lượng mưa lớn quanh năm
C. Nhiều hệ thống sông lớn và hệ thống thủy lợi dày đặc
D. Nước từ phần lưu vực ngoài lãnh thổ và nước ngầm

Câu 11: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa của nước ta ít ảnh hưởng đến ngành nào dưới đây?
A. Trồng trọt
B. Chăn nuôi
C. Du lịch
D. Điện tử

Câu 12: Sông ngòi nước ta không có đặc điểm nào sau đây?
A. Mạng lưới sông ngòi dày đặc
B. Sông nhiều nước, giàu phù sa
C. Sông phân bố nhiều ở hải đảo
D. Chế độ nước sông theo mùa

Câu 13: Ngành nào sau đây ở nước ta chịu ảnh hưởng nhiều nhất của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa?
A. Công nghiệp
B. Nông nghiệp
C. Viễn thông
D. Thương mại

Câu 14: Đặc điểm nào sau đây của sông ngòi nước ta thể hiện tính chất gió mùa của khí hậu?
A. Mạng lưới sông ngòi dày đặc
B. Sông ngòi nhiều nước, phù sa
C. Chế độ nước sông theo mùa
D. Chủ yếu là sông nhỏ và ngắn

Câu 15: Hệ sinh thái rừng nguyên sinh phổ biến ở nước ta là:
A. Rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh
B. Ngập mặn ven biển phát triển trên đất phèn
C. Rừng gió mùa lá rộng thường xanh trên đá vôi
D. Rừng thưa khô rụng lá, xavan trên đất ba-dan

Câu 16: Chế độ dòng chảy sông ngòi nước ta thất thường do:
A. Độ dốc lòng sông lớn và nhiều thác ghềnh
B. Sông đã chảy qua nhiều dạng địa hình lớn
C. Sự thất thường của chế độ mưa trong năm
D. Sông ngòi nhiều nước và giàu phù sa sông

Câu 17: Tổng lượng phù sa của các hệ thống sông khoảng:
A. 100 triệu tấn/năm
B. 150 triệu tấn/năm
C. 180 triệu tấn/năm
D. 200 triệu tấn/năm

Câu 18: Quá trình feralit diễn ra mạnh mẽ ở:
A. Vùng đồi núi thấp
B. Khu vực núi cao
C. Ven biển, các đảo
D. Trung du, hải đảo

Câu 19: Biểu hiện của địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa của nước ta là:
A. Sự phân hóa địa hình rõ rệt
B. Xuất hiện nhiều đồng bằng
C. Xâm thực và bồi tụ phổ biến
D. Địa hình ven biển phức tạp

Câu 20: Địa hình đồi núi nước ta bị xâm thực mạnh do:
A. Lượng mưa lớn theo mùa
B. Địa hình dốc, ít đồng bằng
C. Lớp phủ thực vật dày đặc
D. Xuất hiện địa hình các-xtơ

Related Posts

×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút GIỐNG HÌNH DƯỚI và chờ 1 lát để lấy mã: