Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 22 – Thương mại và du lịch

Làm bài thi

Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 22 – Thương mại và du lịch là một nội dung quan trọng thuộc Chương 3: Địa lí các ngành kinh tế trong chương trình Địa lí 12. Bài học này giúp học sinh hiểu rõ về vai trò, đặc điểm, sự phát triển và phân bố của ngành thương mại và du lịch ở Việt Nam.

Khi làm bài trắc nghiệm, học sinh cần nắm vững các kiến thức trọng tâm sau:

  • Vai trò của ngành thương mại và du lịch trong nền kinh tế, bao gồm thúc đẩy sản xuất, giao lưu kinh tế và phát triển bền vững.
  • Đặc điểm của ngành thương mại, bao gồm thị trường trong nước, thị trường ngoài nước và cơ cấu xuất nhập khẩu của Việt Nam.
  • Ngành du lịch: tiềm năng phát triển, các loại hình du lịch chính (du lịch sinh thái, du lịch văn hóa – lịch sử, du lịch biển đảo…), thực trạng và xu hướng phát triển.
  • Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thương mại và du lịch, như điều kiện tự nhiên, dân cư – lao động, cơ sở hạ tầng và chính sách phát triển.

Hãy cùng Dethitracnghiem.vn kiểm tra kiến thức của bạn về ngành thương mại và du lịch thông qua bài trắc nghiệm ngay bây giờ!

Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 22 – Thương mại và du lịch

Câu 1: Hoạt động nội thương phát triển mạnh ở những vùng có
A. Địa hình bằng phẳng.
B. Kinh tế chậm phát triển.
C. Dân cư tập trung đông.
D. Khí hậu ôn hòa, mát mẻ.

Câu 2: Nội thương của nước ta hiện nay có đặc điểm nào sau đây?
A. Đã thu hút sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế.
B. Chưa có sự tham gia của các tập đoàn bán lẻ quốc tế.
C. Phát triển chủ yếu dựa vào các doanh nghiệp Nhà nước.
D. Các phương thức buôn bán hiện đại ngày càng thu hẹp.

Câu 3: Hiện nay, thị trường buôn bán của nước ta được mở rộng theo hướng
A. Chú trọng các nước tư bản.
B. Đa phương hóa, đa dạng hóa.
C. Hạn chế các nước châu Mỹ.
D. Chú trọng các nước châu Á.

Câu 4: Di sản thiên nhiên thế giới của nước ta hiện nay là
A. Vịnh Hạ Long.
B. Phố cổ Hội An.
C. Thánh địa Mỹ Sơn.
D. Hoàng thành Thăng Long.

Câu 5: Địa điểm du lịch nhân văn nổi tiếng ở nước ta hiện nay là
A. Vịnh Hạ Long.
B. Phố cổ Hội An.
C. Hồ Ba Bể.
D. Động Phong Nha.

Câu 6: Các thị trường lớn của nước ta hiện nay là
A. Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc.
B. Hoa Kì, EU, Trung Quốc.
C. Hàn Quốc, Anh, Nhật Bản.
D. Thái Lan, Lào, Mi-an-ma.

Câu 7: Hàng nhập khẩu chủ yếu của nước ta không phải là
A. Hàng điện tử.
B. Máy móc.
C. Thiết bị hiện đại.
D. Nhiên liệu.

Câu 8: Nội thương phát triển mạnh nhất ở các vùng
A. Đông Nam Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ.
B. Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ.
C. Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.
D. Bắc Trung Bộ, Đồng bằng sông Hồng.

Câu 9: Hồ tự nhiên nào sau đây trở thành điểm tham quan du lịch nổi tiếng ở nước ta hiện nay?
A. Hòa Bình.
B. Dầu Tiếng.
C. Ba Bể.
D. Thác Bà.

Câu 10: Các trung tâm du lịch quốc gia của nước ta là
A. Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Lạt, Hà Nội, Vinh.
B. Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh.
C. Hà Nội, Hạ Long, Nha Trang, Đà Lạt, Vũng Tàu.
D. Nha Trang, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hà Nội, Đà Lạt.

Câu 11: Vùng nào ở nước ta ngành nội thương còn kém phát triển?
A. Đồng bằng sông Hồng.
B. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
C. Đông Nam Bộ.
D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 12: Tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm có
A. Di tích, lễ hội.
B. Di tích, khí hậu.
C. Lễ hội, địa hình.
D. Địa hình, di tích.

Câu 13: Trung tâm du lịch quốc gia ở nước ta hiện nay không phải là
A. Hà Nội.
B. Huế.
C. Đà Nẵng.
D. Cần Thơ.

Câu 14: Tam giác tăng trưởng du lịch phía Nam gồm có
A. Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Cà Mau.
B. Thành phố Hồ Chí Minh, Hội An, Nha Trang.
C. Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa, Cần Thơ.
D. Thành phố Hồ Chí Minh, Nha Trang, Đà Lạt.

Câu 15: Hoạt động du lịch biển của các tỉnh phía Nam ở nước ta có thể diễn ra quanh năm do
A. Giá dịch vụ khá thấp.
B. Nhiều bãi tắm đẹp.
C. Cơ sở lưu trú hiện đại.
D. Không có mùa đông.

Câu 16: Hai di sản thiên nhiên thế giới ở Việt Nam là
A. Vịnh Hạ Long và Phong Nha – Kẻ Bàng.
B. Vườn quốc gia Cúc Phương và đảo Cát Bà.
C. Phố cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn.
D. Bãi đá cổ Sa Pa và Hoàng thành Thăng Long.

Câu 17: Di sản nào sau đây không phải là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới tại Việt Nam?
A. Di sản Nhã nhạc cung đình Huế.
B. Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên.
C. Quần thể kiến trúc cố đô Huế.
D. Di sản Hát quan họ Bắc Ninh.

Câu 18: Kim ngạch nhập khẩu tăng lên khá mạnh không phải là sự phản ánh điều nào sau đây?
A. Sự phục hồi, phát triển của sản xuất.
B. Việc đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.
C. Nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng.
D. Người dân dùng hàng ngoại xa xỉ.

Câu 19: Du lịch biển Duyên hải Nam Trung Bộ phát triển hơn Bắc Trung Bộ do
A. Có nhiều bãi tắm đẹp.
B. Dân cư kinh nghiệm.
C. Nguồn đầu tư rất lớn.
D. Vị trí địa lí thuận lợi.

Câu 20: Hoạt động du lịch có tiềm năng nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long là
A. Mạo hiểm.
B. Nghỉ dưỡng.
C. Sinh thái.
D. Văn hóa.

Câu 21: Chuyển biến cơ bản của ngoại thương về mặt quy mô xuất khẩu là
A. Thị trường xuất khẩu ngày càng mở rộng.
B. Có nhiều mặt hàng xuất khẩu quan trọng.
C. Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng liên tục.
D. Nhiều bạn hàng lớn như Hoa Kì và Đức.

Câu 22: Hạn chế lớn nhất đối với các mặt hàng xuất khẩu là
A. Lợi nhuận ít do giá thành rẻ.
B. Tỉ trọng hàng gia công lớn.
C. Số lượng sản phẩm chưa nhiều.
D. Chất lượng sản phẩm chưa cao.

Câu 23: Ý nghĩa lớn nhất của hoạt động nhập khẩu đối với phát triển kinh tế – xã hội nước ta là
A. Nâng cao trình độ văn minh của toàn xã hội.
B. Tạo động lực cho phát triển kinh tế đất nước.
C. Cải thiện đời sống vật chất người lao động.
D. Thúc đẩy phân công lao động theo lãnh thổ.

Câu 24: Yếu tố tự nhiên nào sau đây không có nhiều thuận lợi cho phát triển du lịch ở Đồng bằng sông Cửu Long?
A. Có nhiều sân chim.
B. Khí hậu phân mùa.
C. Nhiều sông, kênh rạch.
D. Nhiều rừng ngập mặn.

Câu 25: Để tăng giá trị xuất khẩu, giải pháp nào sau đây có tác dụng tích cực hơn cả?
A. Đa dạng các mặt hàng xuất khẩu của nước ta.
B. Tăng tỉ trọng các mặt hàng công nghiệp chế biến.
C. Đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng chủ lực.
D. Nâng cao trình độ kĩ thuật, công nghệ sản xuất.

Related Posts

×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút GIỐNG HÌNH DƯỚI và chờ 1 lát để lấy mã: