Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 24 – Khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là một nội dung quan trọng thuộc Chương 4: Địa lí các vùng kinh tế trong chương trình Địa lí 12. Bài học này giúp học sinh hiểu rõ về tiềm năng, thế mạnh và những khó khăn trong việc phát triển kinh tế – xã hội của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Khi làm bài trắc nghiệm, học sinh cần nắm vững các kiến thức trọng tâm sau:
- Vị trí địa lí và đặc điểm tự nhiên của vùng, bao gồm địa hình, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên.
- Các thế mạnh kinh tế chính của Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Những khó khăn trong phát triển kinh tế – xã hội, như địa hình hiểm trở, thiên tai, trình độ lao động và cơ sở hạ tầng còn hạn chế.
- Các giải pháp khai thác hợp lý và bền vững nhằm phát triển kinh tế vùng.
Hãy cùng Dethitracnghiem.vn kiểm tra kiến thức của bạn về tiềm năng kinh tế của Trung du và miền núi Bắc Bộ qua bài trắc nghiệm ngay bây giờ!
Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 24 – Khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ
Câu 1: Các loại cây công nghiệp lâu năm được trồng ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. Chè, cà phê, hồi, quế.
B. Cao su, chè, hồi, tiêu.
C. Cà phê, điều, cao su.
D. Quế, chẩu, tiêu, điều.
Câu 2: Vùng nào sau đây ở nước ta có diện tích chè lớn nhất?
A. Tây Nguyên.
B. Duyên hải Nam Trung Bộ.
C. Bắc Trung Bộ.
D. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Câu 3: Chè được trồng chủ yếu ở các tỉnh nào sau đây của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Thái Nguyên, Phú Thọ, Hà Giang.
B. Thái Nguyên, Yên Bái, Cao Bằng.
C. Thái Nguyên, Phú Thọ, Điện Biên.
D. Thái Nguyên, Sơn La, Lạng Sơn.
Câu 4: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, cây cà phê được trồng chủ yếu ở tỉnh nào sau đây?
A. Điện Biên, Yên Bái.
B. Lạng Sơn, Sơn La.
C. Sơn La, Điện Biên.
D. Lai Châu, Lào Cai.
Câu 5: Tỉnh nào sau đây ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có nhiều bò nhất?
A. Hà Giang.
B. Sơn La.
C. Cao Bằng.
D. Yên Bái.
Câu 6: Vùng nào sau đây ở nước ta có đàn trâu lớn nhất cả nước?
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
B. Bắc Trung Bộ.
C. Duyên hải Nam Trung Bộ.
D. Đồng bằng sông Hồng.
Câu 7: Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh để phát triển các cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới là do
A. Tài nguyên đất phong phú, nguồn nước khá đa dạng.
B. Khí hậu có mùa đông lạnh và phân hóa theo độ cao.
C. Mạng lưới sông ngòi dày đặc, nguồn lao động đông.
D. Địa hình phân hóa đa dạng và gần với chí tuyến bắc.
Câu 8: Trung du và miền núi Bắc Bộ phát triển mạnh ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản do
A. Giàu tài nguyên khoáng sản bậc nhất nước ta.
B. Vùng có số dân đông, nguồn lao động dồi dào.
C. Vùng có trình độ khoa học và công nghệ cao.
D. Thị trường tiêu thụ lớn, nguồn vốn đầu tư lớn.
Câu 9: Chăn nuôi lợn hiện nay được phát triển mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ chủ yếu do
A. Cơ sở thức ăn được đảm bảo tốt hơn.
B. Đáp ứng nhu cầu thị trường xuất khẩu.
C. Cơ sở vật chất kĩ thuật, giống đảm bảo.
D. Công nghiệp chế biến phát triển mạnh.
Câu 10: Đàn lợn của Trung du và miền núi Bắc Bộ phát triển chủ yếu dựa vào
A. Sản phẩm phụ của chế biến thủy sản.
B. Nguồn lúa gạo và phụ phẩm của lúa.
C. Sự phong phú của hoa màu lương thực.
D. Sự phong phú của thức ăn trong rừng.
Câu 11: Cơ cấu công nghiệp của Trung du và miền núi Bắc Bộ đa dạng do
A. Vị trí địa lí ngày càng thuận lợi.
B. Chính sách phát triển công nghiệp.
C. Tài nguyên thiên nhiên đa dạng.
D. Nguồn lao động có kinh nghiệm.
Câu 12: Yếu tố tự nhiên nào sau đây quyết định đến việc phát triển thế mạnh trồng rau quả cận nhiệt và ôn đới ở Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Địa hình.
B. Khí hậu.
C. Thổ nhưỡng.
D. Sông ngòi.
Câu 13: Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh nổi bật nhất cả nước về tiềm năng để phát triển ngành công nghiệp nào sau đây?
A. Luyện kim.
B. Khai khoáng.
C. Thuỷ điện.
D. Thực phẩm.
Câu 14: Trung du và miền núi Bắc Bộ tiếp giáp với vùng kinh tế nào sau đây?
A. Đồng bằng sông Hồng.
B. Duyên hải Nam Trung Bộ.
C. Tây Nguyên.
D. Đông Nam Bộ.
Câu 15: Phát biểu nào sau đây không đúng với vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Nằm ở phía bắc, diện tích rộng lớn.
B. Có sự phân hóa thành hai tiểu vùng.
C. Dân số đông nhất, kinh tế phát triển.
D. Tiếp giáp với Trung Quốc và Lào.
Câu 16: Vị trí của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có điểm khác biệt nào sau đây so với các vùng khác trong cả nước?
A. Có biên giới kéo dài với Trung Quốc và Lào.
B. Tất cả các tỉnh đều giáp với biển, có biên giới.
C. Vị trí trung chuyển giữa miền Bắc, miền Nam.
D. Vị trí tiếp giáp với cả Lào và Cam-pu-chia.
Câu 17: Chăn nuôi bò sữa phát triển mạnh ở cao nguyên nào sau đây của khu vực Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Đồng văn.
B. Tả Phình.
C. Mộc Châu.
D. Sín Chải.
Câu 18: So với khu vực Tây Bắc, khu vực Đông Bắc có
A. Mùa đông đến sớm và kết thúc muộn hơn.
B. Mùa đông đến muộn và kết thúc muộn hơn.
C. Mùa đông đến sớm và kết thúc sớm hơn.
D. Mùa đông đến muộn và kết thúc sớm hơn.
Câu 19: Chăn nuôi lợn của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ phát triển nhờ có
A. Diện tích trồng hoa màu lớn.
B. Lao động chuyên môn đông.
C. Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
D. Thu hút được nhiều đầu tư.
Câu 20: Khó khăn chủ yếu về tự nhiên đối với phát triển chăn nuôi gia súc ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. Địa hình bị chia cắt phức tạp.
B. Hiện tượng rét đậm, rét hại.
C. Mùa đông thiếu nhiều nước.
D. Đồng cỏ chưa được cải tạo.
Câu 21: Thế mạnh nào sau đây không phải của Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Phát triển chăn nuôi trâu, bò, ngựa và lợn.
B. Phát triển các ngành kinh tế biển và đảo.
C. Khai thác, chế biến khoáng sản, thuỷ điện.
D. Trồng cây công nghiệp lâu năm cận nhiệt.
Câu 22: Trung du và miền núi Bắc Bộ ít có điều kiện thuận lợi để phát triển
A. Các cây đặc sản, cây căn quả cận nhiệt và ôn đới.
B. Cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt, ôn đới.
C. Cây công nghiệp lâu năm có nguồn gốc nhiệt đới.
D. Các cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới.
Câu 23: Đặc điểm khí hậu của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ thuận lợi để phát triển các loại cây có nguồn gốc
A. Ôn đới, nhiệt đới.
B. Cận nhiệt, ôn đới.
C. Cận nhiệt, nhiệt đới.
D. Xích đạo, nhiệt đới.
Câu 24: Trung du và miền núi Bắc Bộ không tiếp giáp với vùng/quốc gia nào sau đây?
A. Trung Quốc.
B. Lào.
C. Bắc Trung Bộ.
D. Cam-pu-chia.
Câu 25: Ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, than tập trung chủ yếu ở tỉnh nào sau đây?
A. Lạng Sơn, Thái Nguyên.
B. Yên Bái, Hà Giang.
C. Bắc Giang, Cao Bằng.
D. Lai Châu, Sơn La.
Câu 26: Đất hiếm của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ tập trung chủ yếu ở tỉnh nào sau đây?
A. Hà Giang.
B. Lai Châu.
C. Bắc Giang.
D. Cao Bằng.
Câu 27: Nhà máy điện than nào sau đây không thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Na Dương.
B. Sơn Động.
C. An Khánh.
D. Uông Bí.
Câu 28: Nhà máy thủy điện nào sau đây ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có công suất lớn nhất?
A. Lai Châu.
B. Sơn La.
C. Hòa Bình.
D. Bản Chát.
Câu 29: Vùng nào sau đây ở nước ta có tiềm năng thủy điện lớn nhất?
A. Tây Nguyên.
B. Duyên hải Nam Trung Bộ.
C. Bắc Trung Bộ.
D. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Câu 30: Hệ thống sông nào sau đây ở nước ta có tiềm năng thủy điện lớn nhất?
A. Sông Mã.
B. Sông Hồng.
C. Sông Cả.
D. Sông Ba.

Thảo Linh là một tác giả và biên tập viên giàu kinh nghiệm tại DeThiTracNghiem.vn, chuyên cung cấp các bộ đề thi thử trắc nghiệm chất lượng cao, giúp học sinh và sinh viên ôn tập hiệu quả. Với sự am hiểu sâu rộng về giáo dục và kỹ năng biên soạn nội dung học thuật, Thảo Linh đã đóng góp nhiều bài viết giá trị, giúp người học tiếp cận kiến thức một cách hệ thống và dễ hiểu.