Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 3 – Sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên

Làm bài thi

Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 3: Sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên là một nội dung quan trọng thuộc Chương 1 – Địa lí tự nhiên trong chương trình Địa lí 12. Chủ đề này giúp học sinh hiểu rõ về sự phân hóa thiên nhiên theo không gian và theo thời gian ở Việt Nam, từ đó thấy được tính đa dạng và phong phú của thiên nhiên nước ta.

Để làm tốt bài trắc nghiệm này, học sinh cần nắm vững các kiến thức sau:

  • Sự phân hóa thiên nhiên theo Bắc – Nam (do ảnh hưởng của khí hậu).
  • Sự phân hóa thiên nhiên theo Đông – Tây (do ảnh hưởng của địa hình).
  • Sự phân hóa thiên nhiên theo độ cao (các đai cao trong địa hình).
  • Các nhân tố tác động đến sự phân hóa thiên nhiên

📌 Hãy cùng Dethitracnghiem.vn tìm hiểu về đề thi này và tham gia làm bài kiểm tra ngay nhé!

Trắc nghiệm Địa Lí Bài 3 – Sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên

Câu 1: Khí hậu phần lãnh thổ phía Nam có đặc điểm nào sau đây?
A. Nhiệt độ trung bình trên 20°C, biên độ nhiệt độ trung bình năm lớn.
B. Nhiệt độ trung bình trên 20°C, biên độ nhiệt độ trung bình năm nhỏ.
C. Nhiệt độ trung bình trên 25°C, biên độ nhiệt độ trung bình năm lớn.
D. Nhiệt độ trung bình trên 25°C, biên độ nhiệt độ trung bình năm nhỏ.

Câu 2: Thiên nhiên vùng núi Đông Bắc khác với Tây Bắc ở đặc điểm nào sau đây?
A. Mùa đông bớt lạnh, mùa hạ nóng và khô ráo.
B. Mùa hạ đến sớm, về phía tây lượng mưa giảm.
C. Mùa đông kéo dài, đến sớm và kết thúc muộn.
D. Khí hậu lạnh do nhiệt độ giảm, lãnh thổ rộng.

Câu 3: Thiên nhiên nước ta phân hóa theo chiều Bắc – Nam chủ yếu do:
A. Hình dạng lãnh thổ kéo dài và ảnh hưởng của gió mùa.
B. Vị trí địa lí tiếp giáp với Biển Đông, địa hình phức tạp.
C. Hoạt động của gió mùa, tác động của dòng biển nóng.
D. Nằm trong vùng nội chí tuyến, đường bờ biển kéo dài.

Câu 4: So với Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội có:
A. Nhận được nhiều bức xạ.
B. Nhiệt độ trung bình thấp.
C. Biên độ nhiệt độ năm lớn.
D. Mùa đông ấm, mưa phùn.

Câu 5: Ở miền Bắc, đai nhiệt đới gió mùa có độ cao trung bình:
A. Dưới 500 – 600m.
B. Dưới 600 – 700m.
C. Dưới 700 – 800m.
D. Dưới 800 – 900m.

Câu 6: Các dãy núi ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có hướng chủ yếu nào sau đây?
A. Tây Bắc – Đông Nam.
B. Tây Nam – Đông Bắc.
C. Vòng cung.
D. Bắc – Nam.

Câu 7: Ở vùng đồi núi thấp, nhóm đất chủ yếu nào dưới đây?
A. Đất mặn.
B. Đất phèn.
C. Đất feralit.
D. Đất mùn thô.

Câu 8: Đặc điểm cơ bản của địa hình miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là:
A. Gồm các khối núi cổ, cao nguyên ba-dan.
B. Xuất hiện nhiều cao nguyên, đồi núi thấp.
C. Địa hình núi cao, trung bình chiếm ưu thế.
D. Xuất hiện nhiều thung lũng, cao nguyên.

Câu 9: Khoáng sản nổi bật của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là:
A. Than đá, sắt, kẽm, thiếc.
B. Đá vôi, dầu mỏ, kẽm, chì.
C. Dầu khí, bô-xit, titan, sắt.
D. Thiếc, apatit, chì, dầu khí.

Câu 10: Thiên nhiên nước ta không có đai cao nào dưới đây?
A. Đai cận nhiệt đới ẩm gió mùa.
B. Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi.
C. Đai nhiệt đới gió mùa.
D. Đai ôn đới gió mùa trên núi.

Câu 11: Ở miền Nam, đai cận nhiệt gió mùa trên núi có giới hạn nào sau đây?
A. Từ 700 – 1000m lên 2600m.
B. Từ 600 – 900m lên 2600m.
C. Từ 900 – 1200m lên 2600m.
D. Từ 800 – 1100m lên 2600m.

Câu 12: Trong đai nhiệt đới gió mùa, khí hậu có đặc điểm nào dưới đây?
A. Nóng quanh năm, mùa hạ có mưa lớn.
B. Mùa hạ nóng, độ ẩm thay đổi tùy nơi.
C. Mùa hè mát mẻ, lượng mưa và ẩm lớn.
D. Mùa đông có tuyết, mùa hạ nắng ấm.

Câu 13: Ở miền Bắc, đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi có độ cao nào dưới đây?
A. Từ 600 – 700m lên 1600m.
B. Từ 700 – 800m lên 2600m.
C. Từ 600 – 700m lên 2600m.
D. Từ 700 – 800m lên 1600m.

Câu 14: Đai ôn đới gió mùa trên núi có đặc điểm khí hậu nào sau đây?
A. Khí hậu mát mẻ với nhiệt độ trung bình dưới 20°C.
B. Quanh năm nhiệt độ dưới 15°C, mùa đông dưới 5°C.
C. Mùa hạ nóng trên 25°C và mùa đông lạnh dưới 12°C.
D. Quanh năm lạnh với nhiệt độ trung bình dưới 12°C.

Câu 15: Thành phần tự nhiên nào sau đây không có sự thay đổi theo đai cao?
A. Khí hậu.
B. Sông ngòi.
C. Thổ nhưỡng.
D. Sinh vật.

Câu 16: Đặc điểm tự nhiên nào sau đây không phải của đai ôn đới gió mùa trên núi?
A. Quanh năm nhiệt độ thấp.
B. Thực vật có các loài ôn đới.
C. Đất chủ yếu là đất mùn thô.
D. Xuất hiện loài thú lông dày.

Câu 17: Sự hình thành ba đai cao trước hết là do sự thay đổi theo độ cao của yếu tố nào dưới đây?
A. Khí hậu.
B. Sinh vật.
C. Thổ nhưỡng.
D. Sông ngòi.

Câu 18: Đai ôn đới gió mùa trên núi chỉ có ở vùng núi nào sau đây của nước ta?
A. Đông Bắc.
B. Tây Bắc.
C. Trường Sơn Bắc.
D. Trường Sơn Nam.

Câu 19: Đặc điểm nào sau đây không đúng với thiên nhiên miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ?
A. Đồng bằng tương đối bằng phẳng.
B. Nhiều loại thực vật phương Bắc.
C. Địa hình bờ biển gồ ghề, đáy sâu.
D. Chủ yếu là than đá, đá vôi, thiếc.

Câu 20: Hình dạng lãnh thổ kéo dài và hẹp ngang đã tạo nên thiên nhiên:
A. Thống nhất và toàn vẹn.
B. Phân hóa Bắc – Nam.
C. Phân hóa Đông – Tây.
D. Phân hóa theo độ cao.

Related Posts

×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút GIỐNG HÌNH DƯỚI và chờ 1 lát để lấy mã: