Trắc nghiệm Địa lí 7: Bài 21 – Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở Ô-xtrây-li-a là một trong những đề thi thuộc chương 5 – Châu Đại Dương trong chương trình Địa lí 7. Đây là chuyên đề giúp học sinh hiểu rõ mối quan hệ giữa con người và môi trường tự nhiên tại quốc gia phát triển bậc nhất châu Đại Dương – Ô-xtrây-li-a.
Trong bài học này, học sinh cần nắm vững các phương thức mà con người ở Ô-xtrây-li-a đã và đang áp dụng để khai thác tài nguyên thiên nhiên như đất đai, khoáng sản, rừng và nguồn nước. Đồng thời, cần hiểu được những biện pháp sử dụng bền vững và bảo vệ môi trường như tái chế tài nguyên, phát triển năng lượng tái tạo, và chính sách bảo tồn thiên nhiên. Đây là những kiến thức then chốt để giải tốt các câu hỏi trắc nghiệm trong đề thi.
Hãy cùng Dethitracnghiem.vn cùng tìm hiểu về đề thi này và tham gia làm kiểm tra ngay lập tức!
Trắc nghiệm địa lí 7 – Bài 21: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở Ô-xtrây-li-a
Câu 1: Nguyên nhân nào sau đây giúp Ô-xtrây-li-a khai thác khoáng sản một cách hiệu quả?
A. Khai thác với số lượng ít.
B. Phương pháp khai thác tiên tiến.
C. Kĩ thuật thăm dò hiện đại.
D. Lao động có trình độ cao.
Câu 2: Diện tích rừng của Ô-xtrây-li-a năm 2020 là?
A. 129,5 triệu ha.
B. 130,7 triệu ha.
C. 133,1 triệu ha.
D. 134,0 triệu ha.
Câu 3: Vật nuôi nào được chú trọng phát triển ở Ô-xtrây-li-a ?
A. Bò.
B. Trâu.
C. Dê.
D. Cừu.
Câu 4: Biện pháp nào không được Ô-xtrây-li-a sử dụng nhằm bảo vệ đa dạng sinh học?
A. Phát triển các khu bảo tồn thiên nhiên.
B. Xây dựng công viên biển.
C. Thành lập các vườn quốc gia.
D. Cho phép người dân khai thác số lượng lớn.
Câu 5: Ô-xtrây-li-a dẫn đầu thế giới về sản lượng khai thác khoáng sản gì trong những khoáng sản dưới đây?
A. Đồng.
B. Dầu mỏ.
C. Than đá.
D. Khí tự nhiên.
Câu 6: Khí hậu khô nóng kết hợp với biến đổi khí hậu đã làm cho tình trạng gì ở Ô-xtrây-li-a trở nên phổ biến?
A. Cháy rừng.
B. Thiếu nước.
C. Khô hạn.
D. Ô nhiễm môi trường.
Câu 7: Các loài cây chịu hạn ở Ô-xtrây-li-a tập được trồng theo hình thức canh tác nào?
A. Đa canh.
B. Quản canh.
C. Thâm canh.
D. Luân canh.
Câu 8: Ô-xtrây-li-a có tài nguyên sinh vật như thế nào?
A. Nghèo nàn.
B. Phong phú.
C. Đa dạng.
D. Đặc sắc.
Câu 9: Nguyên nhân làm đất trồng ở Ô-xtrây-li-a dễ bị suy thoái?
A. Do khô hạn.
B. Do trồng nhiều vụ.
C. Do sử dụng nhiều thuốc trừ sâu.
D. Do sử dụng nhiều phân bón vô cơ.
Câu 10: Ngành công nghiệp nào của Ô-xtrây-li-a có đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế của quốc gia này?
A. Ngành công nghiệp nặng.
B. Ngành công nghiệp chế biến.
C. Ngành công nghiệp khai khoáng.
D. Ngành công nghiệp hóa chất.
Câu 11: Nguyên nhân làm suy giảm đáng kể số lượng các loài động, thực vật hoang dã, nhất là các loài đặc hữu ở Ô-xtrây-li-a?
A. Cháy rừng.
B. Thiếu nước.
C. Khô hạn.
D. Ô nhiễm môi trường.
Câu 12: Ô-xtrây-li-a triển khai “chương trình quốc gia về chăm sóc đất” không nhằm mục đích nào sau đây?
A. Thúc đẩy các phương pháp canh tác mới.
B. Phủ xanh đất trống.
C. Phổ biến các giải pháp kỉ thuật.
D. Canh tác đất trong trồng cây công nghiệp.
Câu 13: Ô-xtrây-li-a là một trong nhóm 6 quốc gia trên thế giới về khai thác nhiều nhất các loại khoáng sản nào?
A. Bô-xít, đồng, vàng, quặng, sắt và kim cương.
B. Dầu mỏ, khí tự nhiên.
C. Than đá, u-ra-ni-um, bô-xít, đồng.
D. Vàng, u-ra-ni-um, bô-xít, đồng.
Câu 14: Ô-xtrây là quốc gia đứng đầu thế giới về sản lượng khai thác những loại khoáng sản nào sau đây?
A. Than đá, u-ra-ni-um, ni-ken, chì.
B. Than đá, u-ra-ni-um, bô-xít, đồng.
C. Bô-xít, chì, đồng, vàng.
D. Kim cương, sắt, vàng, quặng.
Câu 15: Ngành công nghiệp nào của Ô-xtrây-li-a thành công trong việc kết hợp hài hòa các vấn đề bảo vệ môi trường, trách nhiệm xã hội và hiệu quả thương mại?
A. Ngành công nghiệp nặng.
B. Ngành công nghiệp chế biến.
C. Ngành công nghiệp khai khoáng.
D. Ngành công nghiệp hóa chất.
Câu 16: Chương trình quốc gia về chăm sóc đất được Ô-xtrây-li-a triển khai năm bao nhiêu?
A. 1989.
B. 1998.
C. 1999.
D. 2000.
Câu 17: Ô-xtrây-li-a thực hiện những biện pháp như phát triển các khu bảo tồn thiên nhiên, công viên biển, vườn quốc gia… nhằm bảo vệ yếu tố tự nhiên nào?
A. Động vật, thực vật.
B. Tài nguyên rừng.
C. Đa dạng sinh học.
D. Tài nguyên biển.
Câu 18: Ô-xtrây-li-a có những thuận lợi nào để thúc đẩy ngành công nghiệp khai khoáng phát triển?
A. Khí hậu khô hạn.
B. Tài nguyên khoáng sản phong phú.
C. Sinh vật phát triển.
D. Hiệu quả kinh tế cao.
Câu 19: Ô-xtrây-li-a đã triển khai chương trình gì để thúc đẩy các phương pháp canh tác mới, phủ xanh đất trống, phổ biến các giải pháp kĩ thuật,..?
A. Chương trình trồng rừng.
B. Chương trình vệ sinh môi trường.
C. Chương trình bảo vệ tài nguyên đất.
D. Chương trình quốc gia về chăm sóc đất.
Câu 20: Nguyên nhân làm cho phần lớn diện tích đất của Ô-xtrây-li-a thường bị khô hạn, kém màu mỡ?
A. Do khí hậu.
B. Do nguồn nước hạn chế.
C. Do lớp đất bề mặt mỏng.
D. Do địa hình phức tạp.
Câu 21: Đất đai ở Ô-xtrây-li-a phần lớn có đặc điểm gì?
A. Khô hạn, kém màu mỡ.
B. Ẩm ướt, phì nhiêu.
C. Khô hạn, màu mỡ.
D. Đất phù sa chiếm diện tích lớn.
Câu 22: Đứng trước thực trạng đất dễ bị suy thoái, Ô-xtrây-li-a đã triển khai giải pháp nào?
A. Chương trình quốc gia về chăm sóc đất.
B. Nêu cao vai trò của đất.
C. Canh tác đất 1 cách hợp lí.
D. Chương trình giao đất cho người dân.
Câu 23: Đâu không phải sự kết hợp hài hòa trong quá trình khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản của Ô-xtrây-li-a?
A. Vấn đề bảo vệ môi trường.
B. Trách nhiệm với xã hội.
C. Hiệu quả thương mại.
D. Công nghiệp khai khoáng chậm phát triển.

Thảo Linh là một tác giả và biên tập viên giàu kinh nghiệm tại DeThiTracNghiem.vn, chuyên cung cấp các bộ đề thi thử trắc nghiệm chất lượng cao, giúp học sinh và sinh viên ôn tập hiệu quả. Với sự am hiểu sâu rộng về giáo dục và kỹ năng biên soạn nội dung học thuật, Thảo Linh đã đóng góp nhiều bài viết giá trị, giúp người học tiếp cận kiến thức một cách hệ thống và dễ hiểu.