Trắc nghiệm Địa lí 7 – Bài 3: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên Châu Âu là một nội dung quan trọng thuộc Chương 1 – Châu Âu trong chương trình Địa lí 7. Bài học này giúp học sinh hiểu rõ cách con người ở châu Âu khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, đồng thời áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường bền vững – một điểm nổi bật trong sự phát triển kinh tế – xã hội của khu vực này.
Để hoàn thành tốt phần trắc nghiệm Bài 3, học sinh cần nắm vững các kiến thức về cách khai thác các dạng địa hình (như đồng bằng và núi thấp), khai thác tài nguyên khoáng sản, đất đai và rừng. Bên cạnh đó, học sinh cũng cần nhận biết các mô hình sản xuất hiện đại, chú trọng đến yếu tố bảo vệ môi trường như nông nghiệp hữu cơ, công nghiệp sạch, phát triển năng lượng tái tạo và các chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu mà các nước châu Âu đang tích cực thực hiện.
Hãy cùng Dethitracnghiem.vn cùng tìm hiểu về đề thi này và tham gia làm kiểm tra ngay lập tức!
Trắc nghiệm Địa lí 7 – Bài 3: Phương thức con người khai thác, sự dụng và bảo về thiên nhiên Châu Âu
Câu 1. Nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sinh hoạt và sản xuất ở châu Âu:
A. Nước sông
B. Nước ngầm và băng hà
C. Nước trong ao, hồ
D. Nước sông và nước ngầm
Câu 2. Tỉ lệ độ che phủ rừng ở châu Âu năm 2020 là bao nhiêu?
A. 35%
B. 39%
C. 66%
D. 31%
Câu 3. Ngành kinh tế nào sử dụng nhiều nước ngọt nhất ở châu Âu
A. Nông, lâm, ngư nghiệp
B. Công nghiệp và xây dựng
C. Dịch vụ
D. Công nghiệp và dịch vụ
Câu 4. Đa dạng sinh học giữ vai trò quan trọng đối với châu Âu:
A. Đa dạng sinh học rừng và biển
B. Đa dạng sinh học rừng ngập mặn
C. Đa dạng sinh học sinh vật
D. Đa dạng sinh học sinh vật và biển
Câu 5. Tỉ lệ độ che phủ rừng ở Phần Lan năm 2020 là bao nhiêu?
A. 35%
B. 39%
C. 66%
D. 66%
Câu 6. Tỉ lệ độ che phủ rừng ở Pháp năm 2020 là bao nhiêu?
A. 35%
B. 39%
C. 31%
D. 60%
Câu 7. Châu Âu có thuận lợi gì để thúc đẩy sự phát triển mạnh của ngành thủy sản:
A. Nguồn lợi sinh vật biển đa dạng
B. Đa dạng sinh học
C. Đa dạng sinh học rừng và biển
D. Nhiều loại động, thực vật đa dạng
Câu 8. Hoạt động khai thác quá mức tài nguyên, vấn đề ô nhiễm không khí nước, biến đổi khí hậu đã làm cho châu Âu?
A. Sinh vật phong phú và đa dạng.
B. Suy giảm đa dạng sinh học
C. Tài nguyên rừng bị suy giảm
D. Thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên
Câu 9. Đâu là chất gây ô nhiễm không khí ở châu Âu?
A. CO
B. H20
C. NO2
D. O2
Câu 10. Biện pháp giúp giảm thiểu lượng phát thải chất gây ô nhiễm không khí ở châu Âu là:
A. Giảm sử dụng than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên… trong sản xuất điện
B. Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp
C. Xây dựng các khu phát thải ở các thành phố lớn
D. Sử dụng các phương tiện giao thông có sử dụng các nguyên liệu từ xăng dầu
Câu 11. Đâu là nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm đa dạng sinh học ở châu Âu?
A. Khai thác quá mức tài nguyên, vấn đề ô nhiễm không khí, nước…
B. Thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên
C. Đa dạng sinh học rừng ngập mặn
D. Tài nguyên rừng bị suy giảm
Câu 12. Nguyên nhân nào làm cho môi trường nước ở châu Âu bị ô nhiễm nặng:
A. Nguồn cung cấp nước đa dạng
B. Khai thác nguồn nước quá mức, nước thải, các hóa chất
C. Nước ngầm và hồ đang được khai thác nhiều nhất
D. Chặt phá, khai thác rừng quá mức
Câu 13. Đâu không phải là giải pháp để cải thiện chất lượng môi trường nước?
A. Ban hành các quy định về nước, nước thải đô tị, nước uống để kiểm soát chất lượng.
B. Cải tiến kĩ thuật, đổi mới công nghệ xử lí nước thải
C. Giảm sử dụng hóa chất trong sản xuất nông nghiệp
D. Sử dụng các chất hóa học để xử lí nước sạch
Câu 14. Nguồn năng lượng sạch, thân thiện với môi trường được các quốc gia châu Âu sử dụng ngày càng nhiều.
A. Nguồn năng lượng dầu khí, khí đốt
B. Nguồn năng lượng gió, thủy điện
C. Năng lượng tái tạo từ gió, Mặt Trời, địa nhiệt
D. Năng lượng điện từ than
Câu 15. Quốc gia nào có tỉ lệ độ che phủ rừng lớn nhất ở châu Âu năm 2020?
A. Phần Lan
B. Đức
C. Pháp
D. I-ta-li-a

Thảo Linh là một tác giả và biên tập viên giàu kinh nghiệm tại DeThiTracNghiem.vn, chuyên cung cấp các bộ đề thi thử trắc nghiệm chất lượng cao, giúp học sinh và sinh viên ôn tập hiệu quả. Với sự am hiểu sâu rộng về giáo dục và kỹ năng biên soạn nội dung học thuật, Thảo Linh đã đóng góp nhiều bài viết giá trị, giúp người học tiếp cận kiến thức một cách hệ thống và dễ hiểu.