Trắc Nghiệm Điều Dưỡng Cơ Bản 2 Theo Chương

Năm thi: 2024
Môn học: Điều Dưỡng
Trường: Đại Học Văn Lang
Người ra đề: PGS. TS. BS. Vũ Quang Huy
Hình thức thi: Trắc Nghiệm, Tự Luận
Loại đề thi: Thi Qua Môn
Độ khó: Trung Bình
Thời gian thi: 80 phút
Số lượng câu hỏi: 50 câu
Đối tượng thi: Sinh viên Ngành Điều Dưỡng
Năm thi: 2024
Môn học: Điều Dưỡng
Trường: Đại Học Văn Lang
Người ra đề: PGS. TS. BS. Vũ Quang Huy
Hình thức thi: Trắc Nghiệm, Tự Luận
Loại đề thi: Thi Qua Môn
Độ khó: Trung Bình
Thời gian thi: 80 phút
Số lượng câu hỏi: 50 câu
Đối tượng thi: Sinh viên Ngành Điều Dưỡng

Mục Lục

Trắc Nghiệm Điều Dưỡng Cơ Bản 2 Theo Chương là bộ tài liệu hỗ trợ đắc lực cho quá trình ôn tập và củng cố kiến thức của sinh viên điều dưỡng. Các câu hỏi Trắc Nghiệm Điều Dưỡng Cơ Bản 2 sẽ tập trung vào một chủ đề hoặc một nhóm các chủ đề liên quan Đo dấu hiệu sống, Chăm sóc bệnh nhân, Vệ sinh, an toàn bệnh viện,Thuốc,v..v… Bằng cách ôn tập và hoàn thành các câu hỏi trên, sinh viên thuộc chuyên ngành Điều Dưỡng Cơ Bản có thể kiểm tra và đánh giá năng lực của bản thân, từ đó tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu và có kế hoạch học tập phù hợp.

Tổng Hợp Câu Hỏi Trắc Nghiệm Điều Dưỡng Cơ Bản 2

1. Đo dấu hiệu sống phải được tiến hành đồng thời, vừa đo huyết áp, vừa lấy mạch nhiệt, nhịp thở cùng một lúc trên một bệnh nhân
A.Đúng
B.Sai

2. Đối với trẻ sơ sinh, tần số mạch 120 lần/phút là mạch nhanh
A.Đúng
B.Sai

3. Thân nhiệt ngoại vi cũng thay đổi theo từng vị trí lấy nhiệt độ

A.Đúng
B.Sai

4. Động mạch dùng để đo huyết áp ở cánh tay là động mạch quay

A.Đúng
B.Sai

5. Nhịp thở ở người lớn bình thường từ 16-20 lần/phút

A.Đúng
B.Sai

6. Sau khi đo dấu hiệu sống, dùng bút đỏ để kẻ kết quả của nhiệt độ vào bảng mạch nhiệt.

A.Đúng
B.Sai

7. Sau khi đo dấu hiệu sống, dùng bút đỏ để kẻ kết quả của tần số mạch vào bảng mạch nhiệt.

A.Đúng
B.Sai

8. Qui tắc chung khi đo dấu hiệu sống, mỗi ngày đo 2 lần, sáng -chiều, cách nhau 8 giờ, trừ

trường hợp đặc biệt do Bác sĩ chỉ định.

9. Trước khi đo dấu hiệu sống, bệnh nhân phải được nghỉ tại giường ít nhất là 10-15 phút

10. Ở người lớn được gọi là mạch chậm khi tần số mạch quay nhỏ hơn 60 lần/ phút

11. Trong việc đo dấu hiệu sống câu nào sau đây SAI:
A. Trước khi đo các dấu hiệu sống bệnh nhân phải được nằm nghỉ tại giường ít nhất là 15 phút.
B. Mỗi ngày đo 2 lần sáng chiều cách nhau 8 giờ. Trừ trường hợp đặc biệt do bác sĩ chỉ định.
C. Nếu nghi ngờ kết quả khi đo HA hoặc nhiệt độ thì phải tiến hành lại ngay hoặc dùng dụng cụ
khác, hoặc bệnh nhân khác để đo rồi so sánh.
D. Đối với trẻ em, người già, người mất trí, bệnh nhân giãy dụa cần phải giữ nhiệt kế suốt thời
gian đo và nên đo nhiệt độ ở nách.

E. Người điều dưỡng có thể hướng dẫn để bệnh nhân tự đo.

12. Những vị trí thường dùng để đếm tần số mạch:
A. Động mạch quay, động mạch đùi, động mạch mu chân, động mạch trụ.
B. Động mạch quay, động mạch đùi, động mạch mu chân, động mạch khoeo.
C. Động mạch quay, động mạch đùi, động mạch mu chân, động mạch chày trước.
D. Động mạch quay, động mạch đùi, động mạch mu chân, động mạch cảnh trong.

E. Động mạch quay, động mạch đùi, động mạch chày trước, động mạch cảnh trong.

13. Tần số mạch tăng trong những trường hợp sau:
A. Cường giáp.
B. Suy giáp.
C. Nhiệt độ tăng.
D. Nghỉ ngơi.
E. Câu a, c đúng.

14. Vị trí để nhiệt kế khi đo nhiệt độ ở miệng:
A. Đặt nhiệt kế ở khoang miệng
B. Đặt nhiệt kế ở trên lưỡi
C. Đặt nhiệt kế ở tiền đình miệng
D. Đặt nhiệt kế ở dưới lưỡi
E. Tất cả đều đúng

15. Động mạch được dùng để đo huyết áp ở chi trên:
A. Động mạch quay
B. Động mạch trụ
C. Động mạch nách
D. Động mạch cánh tay
E. Động mạch cánh tay sâu

16. Động mạch được dùng để đo huyết áp ở chi dưới:
A. Động mạch đùi chung
B. Động mạch đùi sâu
C. Động mạch khoeo
D. Động mạch cẳng chân
E. Động mạch chày trước

17. Khi nào thì được gọi là hạ huyết áp tư thế từ nằm sang ngồi:
A. HATĐ hạ 25mmHg
B. HATT hạ 10 mmHg
C. HATĐ hạ 25mmHg và HATT hạ 10 mmHg
D. HA hạ và kẹt
E. Hiệu số HA bất thường

18. Nhịp thở Kussmaul được mô tả như sau:
A. Hít vào sâu – ngừng thở ngắn – thở ra nhanh sau đó ngừng thở kéo dài hơn rồi lại tiếp chu kỳ khác như trên
B. Ngừng thở ngắn rồi thở ra nhanh và sâu
C. Thở nông nhẹ rồi ngừng thở ngắn, sau đó thở ra sâu
D. Ngừng thở chừng 15 – 20 giây, rồi bắt đầu thở nông nhẹ rồi dần trở nên nhanh, sâu, mạnh. Sau đó chuyển thành nhẹ, nông rồi ngừng lại để bắt đầu một chu kỳ khác
E. Khó thở và thở chậm, co kéo

19. Khi chọn kích thước túi hơi để đo huyết áp, chiều rộng của túi hơi tốt nhất là:
A. Bằng 70% chu vi của chi dùng để đo huyết áp
B. Bằng 60% chu vi của đoạn giữa chi dùng để đo huyết áp
C. Bằng 40% chu vi của đoạn giữa chi dùng để đo huyết áp
D. Bằng 20% đường kính của đoạn giữa chi dùng để đo huyết áp
E. Bằng 10% chu vi của đoạn giữa chi dùng để đo huyết áp

20. Khi nào thì được gọi là huyết áp kẹt:
A. Hiệu số HA (giữa huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu) < 50 mmHg
B. Hiệu số HA < 40 mmHg
C. Hiệu số HA < 30 mmHg
D. Hiệu số HA < 20 mmHg
E. Hiệu số HA < 10 mmHg

21. Dùng cáng để đưa bệnh nhân xuống xe ôtô, đưa phía chân bệnh nhân xuống xe trước.
A.Đúng
B.Sai
22. Dùng cáng đưa bệnh nhân lên xe ôtô, đưa phía chân bệnh nhân lên xe trước.
A.Đúng
B.Sai
23. Trong khi vận chuyển bệnh nhân, nếu đang được truyền dịch, thì phải căt bỏ dịch chuyền khi di chuyển.
A.Đúng
B.Sai
24. Trước khi vận chuyển bệnh nhân, người Điều dưỡng phải biết chẩn đoán và biết được những
hạn chế của bệnh nhân.
A.Đúng
B.Sai
25. Vận chuyển bệnh nhân ở tư thế nằm với 3 người Điều dưỡng, vị trí người Điều dưỡng cao
nhất đứng ở phía chân bệnh nhân.
A.Đúng
B.Sai
26. Vận chuyển bệnh nhân từ giường qua xe lăn, với một người thực hiện. Để xe lăn về phía bên

mạnh hơn/ngược đầu và mạnh hơn của bệnh nhân trước khi vận chuyển.

27. Khi vận chuyển bệnh nhân từ giường qua xe lăn, để phối hợp động tác một cách nhịp nhàng và

đồng bộ giữa nhân viên Điều dưỡng và bệnh nhân bằng cách đếm 1 2 3 trước mỗi động tác.

28. Khi người Điều dưỡng nâng đỡ bệnh nhân từ tư thế nằm sang tư thế đứng. Phải để bệnh nhân

ngồi vài phút trước khi cho bệnh nhân đứng, để đề phòng bệnh nhân bị hạ HA tư thế

29. Nguy cơ thường gặp nhất khi vận chuyển bệnh nhân là rơi ngã

30. Khi khiêng cáng vận chuyển bệnh nhân, 2 người khiêng phải bước chân cùngnhau để dễ đi và trái cáng không bị đu đưa.
31. Qui trình thực hiện các phương pháp vận chuyển bệnh nhân: 1. Người Điều dưỡng phải biết chẩn đoán và những hạn chế của bệnh nhân 2. Người Điều dưỡng vạch kế hoạch để vận chuyển an toàn và hiệu quả nhất 3. Thực hiện kiểm tra vị trí của giường bệnh, thiết bị và dụng cụ 4. Ghi chép quá trình thực hiện và kết quả.
A. 1,2 đúng.
B. 1,2,3 đúng
C. 1,2,3,4 đúng
D. 3,4 đúng.

E. Chỉ 4 đúng

32. Vận chuyển bệnh nhân từ giường qua ghế hay xe lăn: Một người thực hiện: 1. Bắt đầu với tư thế nằm ngữa, nâng đầu giường lên để bệnh nhân tư thế ngồi. 2. Đưa một tay dưới chân của bệnh nhân và tay kia phía sau lưng. Đưa chân của bệnh nhân qua một bên của giường, trong khi đó quay cơ thể của bệnh nhân để kết thúc bằng bệnh nhân ngồi ở góc
giường với chân buông thõng.3 Thông báo cho bệnh nhân rằng họ sẽ được giúp để đứng lên bằng cách đếm “1,2,3 đứng!”. Đếm lại 1,2,3 để giúp bệnh nhân thẳng gối, giúp đỡ để bệnh nhân đứng thẳng. 4. Đứng sát vào bệnh nhân và đưa bệnh nhân qua ghế. Hướng dẫn bệnh nhân đặt hai tay lên thành ghế. Cho bệnh nhân ngồi xuống.
A. 1,2 đúng.
B. 1,2,3 đúng
C. 1,2,3,4 đúng
D. 3,4 đúng.

E. Chỉ 4 đúng

33. Nâng bệnh nhân ở tư thế nằm với 3-4 người giúp: 1. Đặt xe đẩy hoặc ghế ở chân giường, ở góc bên phải và khoá lại 2. Di chuyển bệnh nhân vào giữa giường tránh ngã 3. Người điều dưỡng 1, cao nhất, đứng ở đầu của bệnh nhân và luồn cánh tay dưới cổ và vai. Người điều dưỡng 2, có chiều cao kế tiếp đứng ở vùng hông, eo của bệnh nhân và đưa cả hai tay dưới bệnh nhân . 4. Người điều dưỡng thấp nhất đứng ở gối bệnh nhân và luồn hai tay dưới đùi và cẳng chân. Nếu
vận chuyển bằng 4 người thì người điều dưỡng 2 đứng ở ngực, người 3 đứng ở hông, còn người
4 đứng ở gối và chân.
A. 1,2 đúng.
B. 1,2,3 đúng
C. 1,2,3,4 đúng
D. 3,4 đúng. 
E. Chỉ 4 đúng
34. Dùng cáng đưa bệnh nhân lên xe ô tô, phương pháp 3 người: 1. Người 1: Đứng trên xe ô tô, 2 người khác cáng bệnh nhân tới xe. 2. Người khiêng đầu cáng nhấc cao tay đưa đầu bệnh nhân lên xe 3 Người khiêng phía chân đưa cao tay chuyển bệnh nhân lên. 4. Khi cáng vào gần hết trên xe, người thứ 2 bước lên thì người thứ 3 lên xe đỡ cáng và cùng
chuyển vào trong xe.
A. 1,2 đúng.
B. 1,2,3 đúng
C. 1,2,3,4 đúng
D. 3,4 đúng.
E. Chỉ 4 đúng
35. Trước khi vận chuyển bệnh nhân người điều dưỡng cần phải làm gì:
A. Bệnh nhân phải được theo dõi, có đầy đủ hồ sơ bệnh án
B. Bệnh nhân cần được chuẩn bị tư tưởng trước, mặc quần áo đủ ấm
C. Bất động cho bệnh nhân nếu cần thiết
D. Nếu bệnh nhân đang được truyền dịch, phải mang theo lúc di chuyển

E. Tất cả đều đúng

36. Trong vận chuyển bệnh nhân câu nào sau đây sai:
A. Dây nịt là dụng cụ hổ trợ rất hữu ích đối với bất cứ hình thức vận chuyển nào 
B. Vị trí của giường có thể giúp rất nhiều trong quá trình vận chuyển
C. Giày đế cứng giúp cho bệnh nhân có cảm giác an toàn và tránh trượt
D. Hình thức vận chuyển thường được chỉ định bởi bác sĩ
E. Người điều dưỡng có thể linh động chọn phương pháp tốt nhất để thực hiện y lệnh
37. Tiêu chuẩn để đánh giá quá trình vận chuyển bệnh nhân:
A. Sự thoải mái của bệnh nhân
B. Sự an toàn của bệnh nhân
C. Sự an toàn và tư thế thích hợp cho những người vận chuyển
D. Sự tham gia của bệnh nhân
E. Tất cả đều đúng
38. Vận chuyển bệnh nhân với 3 người điều dưỡng, vị trí của người điều dưỡng thấp nhất là:
A. Đứng ở đầu bệnh nhân
B. Đứng ở hông bệnh nhân
C. Đứng ở gối bệnh nhân
D. Đứng ở gót bệnh nhân
E. Đứng ở ngực bệnh nhân
39. Khi vận chuyển bệnh nhân từ giường qua xe lăn, vị trí để xe lăn:
A. Đặt xe lăn ở chân giường
B. Đặt xe lăn ở góc bên trái bệnh nhân
C. Đặt xe lăn ở góc bên phải bệnh nhân
D. Đặt xe lăn ở phía mạnh của bệnh nhân

E. Đặt xe lăn đối diện với bệnh nhân

40. (A) Cần phải triệt để tôn trọng quy trình vô khuẩn trong khi chuẩn bị hấp sấy dụng cụ. VÌ (B)
Nhiễm khuẩn có thể lây lan trực tiếp từ cán bộ y tế sang bệnh nhân và ngược lại.
A. A, B đúng; A và B liên quan nhân quả
B. A, B đúng; A và B không liên quan nhân quả
C. A đúng, B sai
D. A sai, B đúng
E. A sai, B sai
41. (A) Người ta chỉ dùng hai phương pháp để tiệt khuẩn là: tiệt khuẩn bằng hơi nóng ẩm và tiệt
khuẩn bằng hơi nóng khô, VÌ (B) Tiệt khuẩn là quá trình loại bỏ hoặc phá huỷ tất cả các cấu trúc vi
khuẩn bao gồm cả nha bào.
A. A, B đúng; A và B liên quan nhân quả
B. A, B đúng; A và B không liên quan nhân quả
C. A đúng, B sai
D. A sai, B đúng

E. A sai, B sai

42. 1. Biện pháp chống nhiễm khuẩn là tạo nên môi trường vô khuẩn ngăn ngừa không cho vi sinh vật xâm nhập vào cơ thể. 2. Khi sản xuất găng tay, người ta thường dùng khí gas Ethylen oxit để tiệt khuẩn. 3. Trong cuộc mổ, phải luôn luôn kiểm tra số gạc đã sử dụng và số gạc còn lại chưa sử dụng xem có khớp với số gạc đã chuẩn bị ban đầu không. 4. Khử khuẩn là quá trình loại bỏ tất cả các vi khuẩn gây bệnh bao gồm cả nha bào.
A. 1, 2 đúng
B. 1, 2, 3 đúng
C. 1, 2, 3, 4 đúng
D. 3, 4 đúng

E. Chỉ 4 đúng

43. 1. Người ta thường dùng các tia sau đây để tiệt khuẩn: tia cực tím, tia gamma. 2. Tiệt khuẩn bằng hơi nóng ẩm là phương pháp tốt nhất cho tiệt khuẩn dụng cụ. 3. Tiệt khuẩn bằng hóa chất rất phức tạp nhưng rất hữu hiệu. 4. Thời gian tiệt khuẩn bằng hơi của kim loại thường là 10 phút.
A. 1, 2 đúng
B. 1, 2, 3 đúng.
C. 1, 2, 3, 4 đúng.
D. 3, 4 đúng.

E. Chỉ 4 đúng.

44. 1. Thời gian tiệt khuẩn bằng hơi của cao su là 50 phút. 2. Có 2 phương pháp khử khuẩn: bằng vật lý và bằng độ ẩm. 3. Các hợp chất Clo dùng để khử khuẩn các vết thương nhiễm bẩn, chảy máu… 4. Phương pháp khử khuẩn bằng tia cực tím thường được áp dụng để khử khuẩn không khí trong các phòng mổ.
A. 1, 2 đúng.
B. 1, 2, 3 đúng.
C. 1, 2, 3, 4 đúng.
D. 3, 4 đúng.

E. Chỉ 4 đúng.

45. Cách gấp áo mổ, câu nào sau đây ĐÚNG:
A. Gấp mặt ngoài vào với nhau, dãi cho vào trong, gấp kiểu đèn xếp theo chiều từ dưới lên
trên.
B. Gấp mặt trong vào với nhau, dãi cho vào trong, gấp kiểu đèn xếp theo chiều từ dưới lên trên.
C. Gấp mặt ngoài vào với nhau, dãi cho ra ngoài, gấp kiểu đèn xếp theo chiều từ trên xuống
dưới.
D. Gấp mặt trong vào với nhau, dãi cho ra ngoài, gấp kiểu đèn xếp theo chiều từ dưới lên trên.
E. Gấp mặt ngoài vào với nhau, dãi cho vào trong, gấp kiểu đèn xếp theo chiều từ trên xuống

dưới.

46. Thời gian khử khuẩn cần thiết của cồn 70 độ là:
A. 10 phút.
B. 15 phút.
C. 20 phút.
D. 25 phút.
E. 30 phút.47. Khử khuẩn là quá trình loại bỏ nhiều hoặc tất cả các vi khuẩn gây bệnh trừ nha bào.
A. Đúng
B. Sai48. Biện pháp chống nhiểm khuẩn là tạo nên môi trường không bị vây bẩn, ngăn ngừa các vi
khuẩn gây bệnh xâm nhập vào các cơ quan bên trong cơ thể.
A. Đúng
B. Sai

49. Gấp khăn mổ kiểu đèn xếp theo chiều dài của khăn.
A. Đúng
B. Sai

50. Chỉ có hai phương pháp tiệt khuẩn: Tiệt khuẩn bằng hơi nóng ẩm và tiệt khuẩn bằng hơi nóng
khô.
A. Đúng
B. Sai

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)