Trắc nghiệm Dược lý 2 Thần kinh trung ương là một phần quan trọng trong môn Dược lý tại các trường đại học Y Dược, ví dụ như trường Đại học Y Dược TP.HCM. Đề thi này thường được biên soạn bởi các giảng viên chuyên ngành như PGS.TS. Lê Thị Kim Hạnh, tập trung vào các kiến thức liên quan đến thuốc điều trị các bệnh lý thần kinh, bao gồm thuốc an thần, thuốc chống động kinh, thuốc chống trầm cảm, và thuốc điều trị bệnh Parkinson. Đề thi kiểm tra sự hiểu biết về cơ chế tác động, chỉ định, liều dùng, tác dụng phụ và tương tác thuốc trong điều trị các rối loạn thần kinh. Đề thi này hướng đến sinh viên năm ba hoặc năm cuối ngành Dược, yêu cầu sự nắm vững về dược động học và dược lực học của các loại thuốc tác động lên hệ thần kinh.
Trắc nghiệm dược lý 2 thần kinh trung ương (có đáp án)
CÂU 1: Tác dụng dược lý của thuốc ngủ Barbiturat là:
A. Ức chế thần kinh trung ương
B. Làm giảm biên độ và tần số nhịp thở
C. Làm giảm lưu lượng tim và giảm huyết áp
D. Ức chế cơ trơn ống tiêu hóa và niệu quản
CÂU 2: Chống lo âu, giảm đau, chống co giật, dãn cơ và quên là tính chất chung của:
A. Barbiturat
B. Benzodiazepine
C. An thần kinh
D. Chống lo âu
CÂU 3: Khi tiêm bắp, Diazepam hấp thu:
A. Nhanh
B. Trung bình
C. Chậm
D. Rất chậm
CÂU 4: Tác dụng không mong muốn của Benzodiazepine là:
A. Ngủ gà
B. Tăng tác dụng của rượu
C. Phụ thuộc thuốc
D. Hội chứng cai
CÂU 5: Levomepromazine là loại thuốc an thần kinh:
A. Tác dụng êm dịu
B. Đa tác dụng
C. Tác dụng nhanh
D. Có tác dụng chống thiếu sót
E. Tác dụng chậm
CÂU 6: Chống chỉ định của các thuốc an thần kinh là:
A. Hôn mê do ngộ độc Barbiturique, glaucom góc đóng, u xơ tiền liệt tuyến.
B. Glaucom góc đóng
C. Các trạng thái loạn thần cấp và mạn
D. Giảm các triệu chứng lo âu
CÂU 7: Phenothiazine có thể gây tai biến hiếm gặp là:
A. Chết đột ngột
B. Chứng mất bạch cầu hạt
C. Hạ huyết áp tư thế đứng
D. Glaucom góc đóng
CÂU 8: Loại thuốc chống loạn thần được tổng hợp đầu tiên nhưng hiện nay vẫn còn tác dụng là:
A. Haloperidol
B. Dogmatil
C. Clorpromazine
D. Moditen
CÂU 9: Haloperidol (Haldol) là:
A. An thần kinh đa tác dụng
B. Thuốc ngủ
C. Thuốc bình thần
D. An thần kinh tác dụng êm dịu
E. An thần kinh tác dụng chống thiếu sót
CÂU 10: Dấu hiệu ngoại tháp thường gặp khi dùng các thuốc an thần kinh là:
A. Những cơn hưng phấn vận động
B. Rối loạn thần kinh
C. Tăng trương lực cơ, mất vận động
D. Chứng Vẹo cổ co cứng
CÂU 11: Đối với Haloperidol (Haldol), tác dụng không mong muốn gặp chủ yếu là:
A. Tác dụng phụ về tâm thần
B. Các rối loạn thần kinh
C. Vàng da do ứ mật
D. Hội chứng ngoại tháp
E. Tình trạng sốc với nhiệt độ tăng dần
CÂU 12: Yếu tố nào không phải là tác dụng phụ không mong muốn của thuốc ngủ nhóm Benzodiazepine:
A. Ngủ gà
B. Tăng tác dụng của rượu
C. Hội chứng cai
D. Chống co giật
E. Phụ thuộc thuốc
CÂU 11: Tác dụng dược lý của morphin
A. Tăng tiết acid dạ dày
B. Ức chế trung tâm nôn
C. Tăng co bóp tử cung
D. Gây buồn ngủ
CÂU 12: Đặc điểm chung của thuốc giảm đau trung ương:
A. Có tác dụng chọn lọc trên trung tâm đau, tác dụng giảm đau mạnh.
B. Ức chế hô hấp
C. Có tác dụng an thần, gây ngủ và gây nghiện
>D. Tất cả
CÂU 13: Opioid nào sau đây được dùng trị ho?
A. Morphin
B. Codein
C. Papaverin
D. Tất cả
CÂU 14: Các opioid được chỉ định điều trị trong các trường hợp sau, ngoại trừ
A. Đau do ung thư
B. Đau do sỏi mật
C. Tăng áp suất nội sọ
D. Làm thuốc tiền mê
CÂU 15: Morphin được dùng dưới dạng nào
A. Dạng muối sulfat
B. Dạng muối phosphat
C. Dạng muối hydroclorid
D. Dạng base
CÂU 16: Đặc điểm dược động học của morphin
A. Dễ hấp thu qua đường uống, đường tiêm và hô hấp.
B. Phân bố rộng rãi đến các tổ chức
C. Thuốc chuyển hóa ở gan và thải trừ qua thận
D. Tất cả
CÂU 17: Tác dụng của morphin trên thần kinh trung ương
A. Giảm đau mạnh
B. An thần, gây ngủ
C. Gây sảng khoái tinh thần
D. Tất cả
CÂU 18: Tác dụng dược lý nào không phải của morphin
A. Giảm đau
B. Kích thích hố thấp
C. Gây buồn ngủ
D. Giảm nhu động ruột
CÂU 19: Cơ chế tác dụng giảm đau của morphin
A. Có tác dụng chọn lọc trên receptor, làm giảm giải phóng các chất dẫn truyền thần kinh và làm tăng ngưỡng chịu đau
B. Ức chế thần kinh trung ương
C. Ức chế dẫn truyền thần kinh
D. Tất cả
CÂU 20: Phát biểu nào sau đây không đúng
A. Codein có tác dụng giảm đau kém morphin
B. Codein được dùng phối hợp với paracetamol để giảm đau
C. Codein không có tác dụng giảm ho
D. Codein thuộc dẫn chất morphin
CÂU 21: Cafein, Theophyline, Theobromine có tác dụng:
A. Kích thích tuần hoàn và hô hấp
B. Kích thích tuần hoàn
C. Kích thích hô hấp
D. Kích thích tủy sống
E. Kích thích tâm thần
CÂU 22: Khi dùng quá liều, cafein sẽ gây các dấu hiệu sau đây, ngoại trừ:
A. Mất ngủ
B. Sốt
C. Nhức đầu
D. Hoa mắt
E. Ù tai
CÂU 23: Cơ chế tác dụng của cafein do:
A. Kích thích AMP vòng
B. Cơ chế phản xạ
C. Qua trung gian dây X
D. Ức chế Phosphodiesterase
E. Tất cả đều sai
CÂU 24: Tác dụng không mong muốn chính của Nikethamid như sau, ngoại trừ:
A. Bồn chồn
B. Khó chịu
C. Nôn mửa
CÂU 25: Imipramin là loại thuốc:
A. Chống trầm cảm ức chế men MAO
B. Thuốc ngủ
C. Chống trầm cảm 3 vòng
D. Thuốc an thần kinh
E. Chất gây ảo giác
CÂU 26: Imipramine có thể gây tăng cân do:
A. Rối loạn thần kinh
B. Rối loạn chuyển hóa
C. Rối loạn nội tiết
D. Rối loạn thực vật
E. Rối loạn tâm thần
CÂU 27: Khi bị nhiễm độc Imipramine thường gặp các triệu chứng chủ yếu:
A. Rối loạn tâm thần
B. Thần kinh, tim mạch
C. Rối loạn thực vật
D. Rối loạn chuyển hóa
E. Rối loạn nội tiết và giới tính
CÂU 28: Cơ chế tác dụng của thuốc chống trầm cảm I.MAO là ngăn sự thoái biến của:
A. Catecholamine
B. Acetylcholine
C. GABA
D. Serotonine
E. Prostaglandine
CÂU 29: Đặc trưng tác dụng chống trầm cảm của I.MAO là kích thích:
A. Tâm thần
B. Vận động
C. Chuyển hóa
D. Khí sắc
E. Thần kinh
CÂU 30: Heptaminol (Hept-A-Myl) không được dùng trong trường hợp:
A. Suy tuần hoàn nhẹ
B. Suy tuần hoàn vừa
C. Huyết áp thấp
D. Tăng huyết áp
E. Trạng thái mệt mỏi thần kinh cơ
CÂU 31: Imipramin được khuếch tán nhanh trong:
A. Các mô
B. Thận
C. Não
D. Tim
E. Tất cả đều đúng
CÂU 32: Trường hợp nhiễm độc cấp thuốc chống trầm cảm Imipramin ta có thể dùng:
A. Atropine
B. Physostigmine
C. Hydrocortisone
D. Vitamin C
E. Adrenaline
CÂU 33: Các thuốc chống trầm cảm ức chế men MAO thường dùng bằng đường:
A. Uống
B. Tiêm tĩnh mạch
C. Tiêm bắp
D. Tiêm dưới da
E. Tất cả đều đúng

Xin chào mình là Hoàng Thạch Hảo là một giáo viên giảng dậy online, hiện tại minh đang là CEO của trang website Dethitracnghiem.org, với kinh nghiệm trên 10 năm trong ngành giảng dạy và đạo tạo, mình đã chia sẻ rất nhiều kiến thức hay bổ ích cho các bạn trẻ đang là học sinh, sinh viên và cả các thầy cô.