Trắc nghiệm Dược lý 3 là một phần quan trọng trong môn Dược lý được giảng dạy tại các trường đại học Y Dược, chẳng hạn như trường Đại học Y Dược TP.HCM. Đề thi này thường được soạn thảo bởi các giảng viên có chuyên môn sâu như PGS.TS. Lê Thị Hương, tập trung vào các chủ đề nâng cao như thuốc điều trị bệnh mãn tính, thuốc tác động lên hệ thần kinh trung ương, và các nhóm thuốc mới trong điều trị. Bài kiểm tra này chủ yếu dành cho sinh viên năm ba và năm cuối ngành Dược, đòi hỏi sự nắm vững về dược động học, dược lực học, và cách ứng dụng các loại thuốc trong điều trị lâm sàng.
Bài tập trắc nghiệm dược lý 3 có đáp án
CÂU 1: Các yếu tố tham gia chuyển hóa Calci, Phosphor ngoại trừ:
A. PTH
B. Vitamin D
C. Calcitonin
D. FGF23
E. Glucagon
CÂU 2: Tác dụng của PTH:
A. Tăng Calci huyết, Giảm Phosphor huyết
B. Tăng Calci huyết, Tăng Phosphor huyết
C. Giảm Calci huyết, Giảm Phosphor huyết
D. Giảm Calci huyết, Tăng Phosphor huyết
CÂU 3: Tác dụng của Vitamin D:
A. Tăng Calci huyết, Giảm Phosphor huyết
B. Tăng Calci huyết, Tăng Phosphor huyết
C. Giảm Calci huyết, Giảm Phosphor huyết
D. Giảm Calci huyết, Tăng Phosphor huyết
CÂU 4: Calcitonin không gây tác động nào sau đây:
A. Giảm hấp thu Calci ở ruột
B. Giảm tái hấp thu calci và phosphor ở ống thận
C. Ức chế huy động calci từ xương
D. Tăng calci huyết tương
CÂU 5: Thuốc chống loãng xương có tiềm lực mạnh nhất:
A. Pamidronat
B. Alendronat
C. Risedronat
D. Ibandronat
CÂU 6: Thuốc chống hủy xương thuộc nhóm Biphosphonat, ngoại trừ:
A. Alendronat
B. Risedronat
C. Ibandronat
D. Zoledronic acid
E. Raloxiphen
CÂU 7: Thuốc tác dụng kép vừa tăng tạo xương, vừa chống hủy xương:
A. Alendronat
B. Strontium ranelat
C. Zoledronic acid
D. Calcitonin
E. Raloxiphen
CÂU 8: Thuốc tăng tạo xương là:
A. Alendronat
B. Parathyroid hormon
C. Zoledronic acid
D. Calcitonin
E. Raloxiphen
CÂU 9: Calcitonin được chỉ định trong trường hợp nào:
A. Loãng xương
B. Còi xương
C. Mới gãy xương
D. Loạn dưỡng xương do ruột
E. Thiếu vitamin D
CÂU 10: Phát biểu nào sau đây về Alendronat là không đúng:
A. Nên uống Alendronat 30 phút trước ăn sáng với ít nhất 200ml nước
B. Bệnh nhân có thể đi nằm ngay sau khi uống thuốc
C. Thuốc được chỉ định phòng ngừa cho những đối tượng có nguy cơ cao bị loãng xương
D. Thuốc làm tăng quá trình khoáng hóa của xương
E. Thuốc thuộc nhóm Biphosphonate
CÂU 11: Chất điều chỉnh receptor estrogen chọn lọc (SERM) dùng điều trị loãng xương là:
A. Estrogen
B. Raloxiphen
C. Tamoxiphen
D. Progesteron
CÂU 12: Chất điều chỉnh receptor estrogen chọn lọc (SERM) dùng điều trị ung thư vú là:
A. Estrogen
C. Tamoxiphen
B. Raloxiphen
D. Progesteron
CÂU 13: Thuốc duy nhất tăng thành lập xương là:
A. Raloxiphen
B. Teriparatide
C. Alendronat
D. Zoledronic acid
CÂU 14: Chất hóa học CaSR (Calcium Sensitive Receptor) là:
A. Raloxiphen
B. Teriparatide
C. Alendronat
D. Calcimimetic
CÂU 15: Vitamin tăng hoạt hóa Osteocalcin là:
A. Vitamin A
B. Vitamin D
C. Vitamin E
D. Vitamin K
CÂU 16: Thuốc chống tiêu xương là kháng thể đơn dòng của người, giúp giảm sinh sản kích thích tiêu xương cốt bào là đặc điểm của thuốc:
A. Raloxiphen
B. Teriparatide
C. Alendronat
D. Denosumab
CÂU 17: Sắt được hấp thu chủ yếu ở:
A. Tá tràng
B. Hỗng tràng
C. Hồi tràng
D. Manh tràng
CÂU 18: Vitamin làm tăng hấp thu sắt:
A. Vitamin B1
B. Vitamin B6
C. Vitamin B8
D. Vitamin C
CÂU 19: Sắt vận chuyển trong máu nhờ:
A. Transferin
B. Ferritin
C. Hepcidin
D. DMT1
CÂU 20: Hầu hết sắt trong cơ thể được tìm thấy trong:
A. Hemoglobin
B. Myoglobin
C. Hemosiderin
D. Ferritin, dạng dự trữ sắt trong mô
CÂU 21: Dị dạng ống thần kinh bào thai có thể do thiếu:
A. Vitamin B1
B. Vitamin B6
C. Vitamin B8
D. Vitamin B9
CÂU 22: Viêm đau dây thần kinh là chỉ định của vitamin nào sau đây:
A. Vitamin B5
B. Vitamin C
C. Vitamin B8
D. Vitamin B12
CÂU 23: Phát biểu về thuốc trị thiếu máu sau đây đều chính xác, ngoại trừ:
A. Thiếu máu hồng cầu to thường đáp ứng với acid folic hoặc vitamin B12
B. Acid folic chỉ đáp ứng với thiếu máu hồng cầu to, không đáp ứng trong viêm đa dây thần kinh
C. Muốn hấp thu vitamin B12 hiệu quả cần yếu tố nội là protein do dạ dày tiết ra
D. Trong thời kỳ mang thai nên bổ sung vitamin B12 để giảm tai biến khuyết tật ống thần kinh
CÂU 24: Phát biểu nào sau đây về vitamin B12 là đúng ngoại trừ:
A. Không có trong thực vật
B. Nguồn cung cấp chủ yếu do cơ thể từ bên ngoài
C. Ở người, nhu cầu vitamin B12 hằng ngày được cung cấp đầy đủ bởi vi khuẩn ruột
D. Thuốc được chỉ định thiếu máu ác tính, thiếu máu do cắt dạ dày
CÂU 25: Yếu tố nội cần cho sự hấp thu vitamin:
A. Vitamin B1
B. Vitamin B2
C. Vitamin B3
D. Vitamin B12
CÂU 26: Mất thăng bằng, dị cảm tay chân, lẫn, triệu chứng thần kinh, mất trí nhớ người già, loạn tâm thần… là triệu chứng của thiếu vitamin:
A. Vitamin A
B. Vitamin B12
C. Vitamin C
D. Vitamin D
CÂU 27: Thiếu vitamin nào sau đây gây rối loạn thần kinh và thiếu máu hồng cầu to:
A. Vitamin B1
B. Vitamin B12
C. Vitamin B3
D. Vitamin B6
CÂU 28: Thiếu máu nguyên bào sắt là dạng:
A. Thiếu máu hồng cầu nhỏ
B. Thiếu máu do thiếu sắt
C. Thiếu máu trong các bệnh lý mãn tính
D. Thalassemia
CÂU 29: Vitamin B12 được vận chuyển trong máu nhờ:
A. Transcobalamin I
B. Transcobalamin II
C. Transcobalamin III
D. Transcobalamin I, II, III
CÂU 30: Chỉ định của vitamin B12, ngoại trừ:
A. Thiếu máu ác tính
B. Thiếu máu do cắt dạ dày
C. Thiếu máu hồng cầu to
D. Thiếu máu hồng cầu nhỏ
CÂU 31: Không chỉ định sắt trong trường hợp nào sau đây:
A. Thiếu máu do thiếu sắt
B. Đối tượng có nguy cơ thiếu máu
C. Thiếu máu tiêu huyết
D. Thiếu máu hồng cầu nhỏ
CÂU 32: Cơ quan sử dụng sắt nhiều nhất:
A. Gan
B. Tủy xương
C. Máu
D. Lách
CÂU 33: Cơ quan dự trữ sắt nhiều nhất:
A. Gan
B. Tủy xương
C. Máu
D. Lách
CÂU 34: Loại thiếu máu nào sau đây do bất thường chuỗi globin của hemoglobin:
A. Thiếu máu do thiếu sắt
B. Thiếu máu trong các bệnh lý mãn tính
C. Thiếu máu nguyên bào sắt
D. Thalassemia
CÂU 35: Loại thiếu máu nào sau đây do thiếu protoporphyrin:
A. Thiếu máu do thiếu sắt
B. Thiếu máu trong các bệnh lý mãn tính
C. Thiếu máu nguyên bào sắt
D. Thalassemia
CÂU 36: Ngộ độc chì là nguyên nhân của loại thiếu máu nào sau đây:
A. Thiếu máu do thiếu sắt
B. Thiếu máu trong các bệnh lý mãn tính
C. Thiếu máu nguyên bào sắt
D. Thalassemia
CÂU 37: Thuốc trị béo phì nào tác động lên thần kinh trung ương:
A. Lorcaserin
B. Orlistat
C. Bupropion
D. Naltrexone
CÂU 38: Thuốc trị béo phì nào tác động lên cơ quan tiêu hóa:
A. Lorcaserin
B. Phentermine
C. Orlistat
D. Naltrexone
CÂU 39: Thuốc trị béo phì nào tiêu hao năng lượng:
A. Lorcaserin
B. Phentermine
C. Orlistat
D. Bupropion
CÂU 40: Gắn receptor 5-HT2C tế bào thần kinh vùng dưới đồi, gây chán ăn hoặc ức chế trung khu thèm ăn ở hành não là cơ chế tác động của:
A. Lorcaserin
B. Orlistat
C. Bupropion
D. Naltrexone
CÂU 41: Ức chế lipase của tụy là cơ chế tác động của:
A. Lorcaserin
B. Orlistat
C. Bupropion
D. Naltrexone
CÂU 42: Miễn dịch thụ động nhân tạo là:
A. Miễn dịch có được sau khi mắc bệnh nhiễm trùng khỏi
B. Miễn dịch do mẹ truyền sang con
C. Miễn dịch có được sau khi tiêm huyết thanh
D. Miễn dịch có được sau khi tiêm vaccine
E. Miễn dịch có được sau khi uống vaccine
CÂU 43: Vaccin ngừa tả (dùng cho vùng nguy cơ) được sử dụng:
A. 1 lần duy nhất
B. 2 lần, uống cách nhau 2 tuần
C. 3 lần, uống cách nhau 3 tuần
D. 4 lần, uống cách nhau 2 tuần
CÂU 44: Vaccin ngừa viêm não Nhật Bản B được sử dụng:
A. Một mũi duy nhất tiêm bắp
B. Hai mũi: Mũi 1 tiêm bắp, Mũi 2 tiêm sau 1-2 tuần
C. Ba mũi: Mũi 1 tiêm bắp, mũi 2 tiêm sau 1-2 tuần, mũi 3 tiêm sau mũi 2 1 năm
D. Ba mũi, mỗi mũi cách nhau 2 tuần
E. Bốn mũi, mỗi mũi cách nhau 2 tuần
CÂU 45: Đường dùng nào không được sử dụng đối với vaccine:
A. Tiêm dưới da
B. Tiêm tĩnh mạch
C. Tiêm bắp
D. Đường chủng
E. Đường uống
CÂU 46: Dung dịch tiêm truyền có tính đẳng trương khi có áp suất thẩm thấu khoảng:
A. 280-295 mOsmol/L
B. 350-400 mOsmol/L
C. 200-250 mOsmol/L
D. 200-300 mOsmol/L
CÂU 47: Dịch ngoại bào chiếm khoảng:
A. 40% trọng lượng cơ thể
B. Gấp 3 dịch nội bào
C. 20% trọng lượng cơ thể
D. Gấp 2 dịch nội bào
CÂU 48: Dịch nội bào chiếm khoảng:
A. 40% trọng lượng cơ thể
B. Gấp 3 dịch ngoại bào
C. 20% trọng lượng cơ thể
D. Gấp 4 dịch ngoại bào
CÂU 49: Thành phần chủ yếu của dịch nội bào:
A. Kali
B. Natri
C. Magne
D. Sulfat
CÂU 50: Thành phần chủ yếu của dịch ngoại bào:
A. Kali
B. Natri
C. Magne
D. Calci
CÂU 51: Màng tế bào ngăn cách giữa:
A. Dịch nội bào-dịch kẻ
B. Dịch nội bào-huyết tương
C. Mô kẽ-huyết tương
D. Dịch nội bào-Dịch ngoại bào
CÂU 52: Màng mao mạch ngăn cách giữa:
A. Dịch nội bào-dịch kẻ
B. Dịch nội bào-huyết tương
C. Mô kẽ-huyết tương
D. Dịch nội bào-Dịch ngoại bào
CÂU 53: Phát biểu nào sau đây là không chính xác:
A. Trẻ sơ sinh, nước chiếm 70% thể trọng
B. Trẻ 1 tuổi nước 60% thể trọng
C. Nam giới chứa nhiều nước hơn do khối cơ nhiều hơn
D. Người béo phì chứa nhiều nước hơn
CÂU 54: Muốn bù 200ml máu phải truyền tĩnh mạch …NaCl 0,9%
A. 200ml
B. 400ml
C. 600ml
D. 800ml
CÂU 55: Muốn bù 200ml máu phải truyền tĩnh mạch …Glucose 5%
A. 600ml
B. 1200ml
C. 2400ml
D. 4800ml
CÂU 56: Khi truyền tĩnh mạch Glucose 5% nơi khuếch tán là:
A. Trong lòng mạch máu
B. Ngoài tế bào
C. Trong tế bào
D. Toàn thể ở dịch nội bào lẫn ngoại bào
CÂU 57: Khi truyền tĩnh mạch NaCl 0,9% nơi khuếch tán là:
A. Trong lòng mạch máu
B. Huyết tương và dịch kẻ
C. Trong tế bào
D. Toàn thể ở dịch nội bào lẫn ngoại bào
CÂU 58: Một đứa trẻ cân nặng 32kg, tiêu chảy mất nước nặng. Lượng nước cần bổ sung trong ngày là:
A. 1600ml
B. 1740ml
C. 640ml
D. 3200ml
CÂU 59: Một đứa trẻ cân nặng 32kg, tiêu chảy mất nước nặng, sốt 39 độ. Lượng nước cần bổ sung trong ngày là:
A. 1920ml
B. 1740ml
C. 640ml
D. 2088ml
CÂU 60: Tính áp suất thẩm thấu của NaCl 0,9%:
A. 207 mOsmol
B. 307mOsmol
C. 257mOsmol
D. 297mOsmol
CÂU 61: Tính áp suất thẩm thấu của dung dịch Dextrose 5%:
A. 267 mOsmol
B. 277 mOsmol
C. 287 mOsmol
D. 297mOsmol
CÂU 62: Phát biểu nào sau đây là không chính xác:
A. Đạm huyết tương đi qua màng mao mạch rất dễ dàng
B. Đạm huyết tương chủ yếu là albumin
C. Đạm huyết tương tạo nên áp lực keo (oncotic pressure)
D. Đạm huyết tương giúp giữ nước lại trong lòng mạch
CÂU 63: Dung dịch Ringer lactat không có thành phần nào sau đây:
A. Natri
B. Kali
C. Clorid
D. Bicarbonat
CÂU 64: Đặc điểm Ringer Lactat ngoại trừ:
A. Thành phần điện giải tương tự huyết tương
B. Áp suất thẩm thấu # huyết tương
C. Dung dịch kiềm
D. Vào gan, lactat được chuyển hóa thành Bicarbonat
CÂU 65: Xác suất gây dị ứng của các dung dịch keo tăng dần theo thứ tự:
A. Gelatin-Dextran-Albumin-HES
B. HES-Albumin-Dextran-Gelatin
C. Gelatin-HES-Dextran-Albumin
D. Gelatin-HES-Albumin-Dextran
CÂU 66: Dược động học của HES được quyết định bởi, ngoại trừ:
A. Độ thay thế
B. Kiểu thay thế (C2/C6 ratio)
C. Nguồn gốc
D. Nồng độ
CÂU 67: Độ thay thế trong phân tử HES là:
A. Tỷ lệ số nhóm Hydroxyethyl ở Carbon số 2 so với tổng số các gốc glucose
B. Tỷ lệ số nhóm Hydroxyethyl ở Carbon số 6 so với tổng số các gốc glucose
C. Tỷ lệ số nhóm Hydroxyethyl so với tổng số các gốc glucose
D. Tỷ lệ giữa số các gốc glucose so với tổng số nhóm Hydroxyethyl
CÂU 68: Yếu tố liên quan sự đào thải, ảnh hưởng trên đông máu và nguy cơ suy thận cấp là:
A. Trọng lượng phân tử
B. Độ thay thế
C. Tỷ lệ C2/C6
D. Nguồn gốc
CÂU 69: Yếu tố liên quan sự bền vững của phân tử HES, và ảnh hưởng trên đông máu là:
A. Trọng lượng phân tử
B. Độ thay thế
C. Tỷ lệ C2/C6
D. Nguồn gốc
CÂU 70: Ưu điểm của HES, ngoại trừ:
A. Tăng thể tích tuần hoàn mạnh và kéo dài hơn gelatin
B. Nguy cơ phản vệ thấp hơn so với Gelatin, Dextran
C. Giảm nguy cơ suy thận cấp
D. Ít ảnh hưởng đến đông máu hơn so với Dextran
CÂU 71: Nhược điểm của HES:
A. Tăng thể tích tuần hoàn yếu hơn Gelatin
B. Nguy cơ phản vệ cao hơn so với Gelatin, Dextran
C. Khó khăn chẩn đoán viêm tụy cấp
D. Ảnh hưởng đến đông máu hơn so với Dextran
CÂU 72: Giảm độ nhớt máu, giảm kết dính tiểu cầu, cải thiện vi tuần hoàn là ưu điểm của:
A. Gelatin
B. Dextran
C. Albumin
D. HES
CÂU 73: Gây tăng trương lực tử cung là đặc điểm của:
A. Gelatin
B. Dextran
C. Albumin
D. HES
CÂU 74: Thu được từ sự thủy phân không hoàn toàn của collagen xương bò là nguồn gốc của:
A. Gelatin
B. Dextran
C. Albumin
D. HES
CÂU 75: Ưu điểm của dung dịch Gelatin, ngoại trừ:
A. Thải nhanh chóng qua thận
B. Không tích tụ trong hệ lưới-nội mô
C. Không ảnh hưởng đặc hiệu trong đông máu
D. Hiệu quả tăng thể tích tuần hoàn cao
CÂU 76: Phát biểu nào sau đây là không chính xác:
A. Albumin và Gelatin được sử dụng chủ yếu để tăng tuần hoàn khẩn
B. HES có ưu thế hơn về tăng thể tích tuần hoàn và nguy cơ phản vệ
C. Albumin được sử dụng khi bỏng, suy thận
D. Ở nhiều nước Dextran không còn được dùng để tăng thể tích tuần hoàn khẩn
CÂU 77: Chỉ định của huyết tương tươi, ngoại trừ:
A. Rối loạn đông máu do các yếu tố đông máu
B. Quá liều thuốc kháng vitamin K
C. Truyền máu ồ ạt
D. Choáng mất máu

Xin chào mình là Hoàng Thạch Hảo là một giáo viên giảng dậy online, hiện tại minh đang là CEO của trang website Dethitracnghiem.org, với kinh nghiệm trên 10 năm trong ngành giảng dạy và đạo tạo, mình đã chia sẻ rất nhiều kiến thức hay bổ ích cho các bạn trẻ đang là học sinh, sinh viên và cả các thầy cô.