Trắc nghiệm dược lý chuyên đề vitamin

Năm thi: 2023
Môn học: Dược lý
Trường: Đại học Y Dược Cần Thơ
Người ra đề: PGS.TS. Lê Văn Quang
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 60 phút
Số lượng câu hỏi: 40
Đối tượng thi: Sinh viên
Năm thi: 2023
Môn học: Dược lý
Trường: Đại học Y Dược Cần Thơ
Người ra đề: PGS.TS. Lê Văn Quang
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 60 phút
Số lượng câu hỏi: 40
Đối tượng thi: Sinh viên

Mục Lục

Trắc nghiệm Dược lý chuyên đề Vitamin là một phần quan trọng trong môn Dược lý tại các trường đại học Y Dược, chẳng hạn như trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Đề thi này thường được biên soạn bởi các giảng viên có chuyên môn như PGS.TS. Lê Văn Quang, tập trung vào các kiến thức về vitamin, bao gồm vai trò sinh học, liều dùng khuyến cáo, tác dụng của vitamin trong cơ thể, và các vấn đề liên quan đến thiếu hụt hoặc thừa vitamin. Bài kiểm tra này dành cho sinh viên năm ba hoặc năm cuối ngành Dược, yêu cầu sự hiểu biết vững chắc về dược lý học liên quan đến các loại vitamin và ứng dụng của chúng trong y học.

Bộ câu hỏi trắc nghiệm dược lý chuyên đề Vitamin có đáp án

CÂU 1: Tác dụng đối lập giữa Phenobarbital và vitamin D là do:
A. Rối loạn chuyển hóa vitamin D
B. Giảm hấp thu vitamin D
C. Tăng thải trừ vitamin D
D. Hoạt hóa tuyến phó giáp
E. Ức chế tuyến phó giáp

CÂU 2: Trẻ em có thể bị còi xương khi dùng dài ngày các thuốc:
A. Tetracyclin
B. Thuốc cảm
C. Chloramphenicol
D. Paracetamol
E. Phenytoin

CÂU 3: Vitamin A có tác dụng chủ yếu:
A. Biểu mô
B. Thần kinh thị giác
C. Giác mạc
D. Tích cực sống
E. Tất cả đúng

CÂU 4: Vitamin D có tác dụng dưới dạng:
A. Cholecalciferol
B. Ergocalciferol
C. 23-25 (OH)2 D3
D. 1-25 (OH)2 D3
E. 25 (OH)2 D3

CÂU 5: Khi đang điều trị ngộ độc thuốc trừ sâu gốc phospho hữu cơ không nên dùng:
A. Vitamin B1
B. Vitamin B6
C. Vitamin C
D. Vitamin A
E. Vitamin PP

CÂU 6: Tác dụng của vitamin B1 trên dẫn truyền thần kinh:
A. Ức chế cholinesterase
B. Hoạt hóa cholinesterase
C. Tăng tổng hợp AMP vòng
D. Hoạt hóa ATP aza
E. Ức chế ATP aza

CÂU 7: Ngoài vai trò coenzym, vitamin PP đang được chú ý hiện nay với tác dụng:
A. Chống oxy hóa
B. Chống lão hóa
C. Tăng sức đề kháng cho cơ thể
D. Bền thành mạch
E. Giảm cholesterol máu

CÂU 8: Vitamin E có vai trò trong chống lão hóa do:
A. Làm tăng sức đề kháng
B. Chống teo cơ
C. Bền thành mạch
D. Ức chế lipofucin lắng đọng trên thành tế bào
E. Tất cả đúng

CÂU 9: Khi dùng INH dài ngày, cần dùng thêm vitamin B6 để tránh tai biến:
A. Điếc
B. Chóng mặt
C. Ù tai
D. Rối loạn thần kinh
E. Giảm thị lực

CÂU 10: Vitamin B6 có tác dụng đối lập với leva-dopa do:
A. Giảm chuyển hóa leva-dopa ngoài biên
B. Tăng thải trừ leva-dopa
C. Tăng chuyển hóa leva-dopa ngoài biên
D. Tăng chuyển hóa leva-dopa trung ương
E. Giảm hấp thu leva-dopa

CÂU 11: Vitamin tham gia tổng hợp hormon steroid:
A. Vitamin E
B. Vitamin A
C. Vitamin PP
D. Vitamin B6
E. Vitamin C

CÂU 12: Nguyên nhân gây thiếu vitamin D dưới đây là đúng ngoại trừ:
A. Ăn thiếu protein
B. Chức năng gan kém
C. Chức năng thận kém
D. Thiếu ánh sáng
E. Ăn ít lipid

CÂU 13: Khi thiếu vitamin D sẽ gây các hậu quả sau đây, ngoại trừ:
A. Giảm calci và phosphat huyết
B. Tăng calci và phosphat niệu
C. Tăng tổng hợp 1-25 (OH)2 D3
D. Tăng bài tiết hormon tuyến cận giáp
E. Tăng calci và phosphat huyết

CÂU 14: Quá liều vitamin D sẽ dẫn đến hậu quả nào:
A. Tăng calci hóa xương
B. Giảm phosphat huyết
C. Calci hóa các mô mềm
D. Giảm calci huyết
E. Gây co giật do giảm calci huyết

CÂU 15: Thực phẩm nào chứa nhiều vitamin E nhất:
A. Dầu lạc, dầu mầm lúa mì
B. Lá cây xanh
C. Gan bò
D. Lòng đỏ trứng
E. Các loại thịt

CÂU 16: Vitamin A không gây tác dụng nào sau đây:
A. Tạo rhodopsin để nhìn nơi có ánh sáng cường độ mạnh
B. Tạo rhodopsin để nhìn nơi có ánh sáng cường độ yếu
C. Làm phát triển cơ thể, thiếu vitamin A gây chậm lớn
D. Cần cho sự biệt hóa biểu mô
E. Bảo vệ niêm mạc (hô hấp, sinh dục) chống nhiễm trùng

CÂU 17: Vitamin D điều trị các dạng bệnh dưới đây, ngoại trừ:
A. Nhuyễn xương
B. Tetani trẻ con
C. Cường tuyến cận giáp
D. Còi xương
E. Gãy xương người cao tuổi

CÂU 18: Vai trò sinh học của vitamin B1 là:
A. Chuyển hóa acid amin
B. Chuyển hóa carbohydrat
C. Coenzym của carboxylase
D. Coenzym chuyển nhóm metil
E. Thành phần của NAD

CÂU 19: Sự quá liều vitamin C gồm các triệu chứng sau, ngoại trừ:
A. Chảy máu răng, thiếu máu
B. Sỏi oxalat
C. Kích thích dạ dày
D. Tiêu chảy
E. Có thể xuất huyết trẻ sơ sinh nếu gần ngày sinh mà mẹ thường xuyên liều cao

CÂU 20: Hiện nay vitamin A được sử dụng trong các trường hợp sau, ngoại trừ:
A. Quáng gà, khô mắt
B. Da khô tróc vảy, rụng tóc
C. Mụn trứng cá
D. Các dạng mỹ phẩm dưỡng da
E. Viêm nhiễm tai-mũi-họng

CÂU 21: Nếu cơ thể thiếu Niacin có thể gây ra bệnh Pellagra:
A. Đúng
B. Sai

CÂU 22: Khi thừa Vitamin B1 sẽ gây ra bệnh lý phù Beri Beri:
A. Đúng
B. Sai

CÂU 23: Vitamin có hiệu quả trong điều trị và dự phòng thiếu máu tiêu huyết trẻ sơ sinh:
A. Vitamin A
B. Vitamin D
C. Vitamin B12
D. Acid folic
E. Vitamin E

CÂU 24: Vitamin B6 đóng vai trò quan trọng trong quá trình biến đổi acid glutamic thành GABA:
A. Đúng
B. Sai

CÂU 25: Biotin còn được gọi với tên:
A. Vitamin H
B. Vitamin B9
C. Vitamin F
D. Vitamin B3
E. Vitamin B5

CÂU 26: Vitamin C rất cần cho sự tổng hợp collagen:
A. Đúng
B. Sai

CÂU 27: Vitamin B6 bị mất tác dụng bởi các thuốc đối kháng như isoniazid, penicillamin, hydralazin, …
A. Đúng
B. Sai

CÂU 28: Dạng hoạt động của Vitamin D là 25 hydrocholecalciferol (25 OH D3):
A. Đúng
B. Sai

CÂU 29: Thiamin pyrophosphat là dạng có hoạt tính của Vitamin B1:
A. Đúng
B. Sai

CÂU 30: NAD và NADP là dạng hoạt tính của Vitamin B6:
A. Đúng
B. Sai

CÂU 31: Khi dùng Glucocorticoid điều trị quá liều Vitamin D dựa vào cơ chế:
A. Huy động Ca²⁺ từ xương vào máu
B. Huy động Ca²⁺ ra khỏi các mô mềm
C. Làm giảm hấp thu Ca²⁺ ruột và tăng đào thải Ca²⁺ ở thận
D. Gây bài tiết hormon cận giáp
E. Ngăn tổng hợp 1,25 (OH)2D

CÂU 32: Vitamin D điều trị các bệnh sau, ngoại trừ:
A. Nhuyễn xương
B. Tetani trẻ em
C. Cường tuyến cận giáp
D. Còi xương
E. Gãy xương người cao tuổi

CÂU 33: Thiamin là thành phần của:
A. Succin oxidase
B. Amin oxidase
C. Phosphorylase
D. Decarboxylase
E. Transaminase

CÂU 34: Đối tượng nào sau đây có nguy cơ thiếu Vitamin B1 nhiều nhất:
A. Phụ nữ mang thai
B. Người nghiện rượu
C. Trẻ em từ 1-5 tuổi
D. Người già
E. Bệnh nhân suy gan thận

CÂU 35: Nguyên nhân gây thiếu Niacin:
A. Ăn trứng sống
B. Dùng Isoniazid, thuốc chống động kinh lâu ngày
C. Nguồn thức ăn chủ yếu là ngô
D. Ăn nhiều con trai, nghêu sò có enzym phân hủy niacin
E. Trẻ em bú sữa mẹ

CÂU 36: Khi điều trị tránh phải hợp với thuốc nào sau đây sẽ làm giảm tác dụng của Pyridoxin:
A. Isoniazid
B. Thuốc tránh thai
C. L-dopa
D. Barbituric
E. Cyanocobalamin

CÂU 37: Liều Vitamin A thường dùng để phòng ngừa khô mắt cho trẻ em là:
A. 200.000 đơn vị/lần, 1 năm dùng 2-3 lần
B. 400.000 đơn vị/lần, 1 năm dùng 2 lần
C. 100.000 đơn vị/lần, 1 năm dùng 3 lần
D. 200.000 đơn vị/lần, 1 năm dùng 1 lần
E. 300.000 đơn vị/lần, 1 năm dùng 2 lần

CÂU 38: Khi thiếu Vitamin A xảy ra các triệu chứng sau, ngoại trừ:
A. Quáng gà, khô kết mạc
B. Da khô, rụng tóc, tăng áp suất trong sọ, gan to
C. Teo niêm mạc: mũi, khí quản, tử cung
D. Loét và hoại tử giác mạc
E. Tăng sừng hóa nang lông

CÂU 39: Khi thiếu Vitamin C có thể gây bệnh Scorbut, còn sự thừa vitamin C không gây độc tính vì vitamin này dễ đào thải qua đường tiểu:
A. Đúng
B. Sai

CÂU 40: Khi quá liều Vitamin D dùng Glucocorticoid để điều trị vì 2 loại này có tác dụng ngược nhau trên chuyển hóa calci:
A. Đúng
B. Sai

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)