Đề thi trắc nghiệm dược lý đại học Tây Nguyên

Năm thi: 2023
Môn học: Dược lý
Trường: Đại học Tây Nguyên
Người ra đề: PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng Hạnh
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 60 phút
Số lượng câu hỏi: 40
Đối tượng thi: Sinh viên
Năm thi: 2023
Môn học: Dược lý
Trường: Đại học Tây Nguyên
Người ra đề: PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng Hạnh
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 60 phút
Số lượng câu hỏi: 40
Đối tượng thi: Sinh viên

Mục Lục

Đề thi trắc nghiệm Dược lý Đại học Tây Nguyên là một phần quan trọng trong môn Dược lý tại trường Đại học Tây Nguyên, được thiết kế để kiểm tra kiến thức và kỹ năng của sinh viên trong việc áp dụng dược lý học vào thực tế y khoa. Đề thi này thường được biên soạn bởi các giảng viên có nhiều kinh nghiệm như PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng Hạnh, tập trung vào các nhóm thuốc quan trọng như kháng sinh, thuốc điều trị bệnh tim mạch, hệ thần kinh, tiêu hóa, và hô hấp. Bài kiểm tra này thường dành cho sinh viên năm ba và năm cuối ngành Dược, đòi hỏi sự nắm vững về dược động học, dược lực học, các chỉ định lâm sàng, liều lượng, và các tác dụng phụ của thuốc.

Bộ câu hỏi trắc nghiệm dược lý đại học Tây Nguyên(có đáp án) 

CÂU 1: Độc tính của Isoniazid (INH) đối với gan tăng lên khi dùng kết hợp với thuốc sau:
A. Quinidin
B. Propranolol
C. Digitoxin
D. Rifampicin
E. Ampicilin

CÂU 2: Cần giảm liều Isoniazid ở bệnh nhân:
A. Suy thận
B. Suy gan
C. Suy tim
D. Phụ nữ có thai
E. Viêm đa dây thần kinh

CÂU 3: Pyrazinamid có tác dụng diệt BK trong môi trường:
A. Acid ở nội bào
B. Acid ở ngoại bào
C. Kiềm ở nội bào
D. Kiềm ở ngoại bào
E. Acid ở nội và ngoại bào

CÂU 4: Ethambutol vào máu tập trung nhiều ở:
A. Tổ chức xơ
B. Hạch vôi
C. Tổ chức bả đậu
D. Đại thực bào
E. Thành các hang lao

CÂU 5: Tác dụng phụ thường gặp khi dùng Ethambutol:
A. Ù tai
B. Chóng mặt
C. Giảm trí nhớ
D. Giảm thị lực
E. Điếc

CÂU 6: Rifampicin qua được hàng rào:
A. Nhau thai
B. Sữa
C. Nhau thai và sữa
D. Máu – não
E. Máu – màng não

CÂU 7: Chống chỉ định dùng Rifampicin ở bệnh nhân:
A. Suy thận
B. Suy tim
C. Viêm đa dây thần kinh
D. Cao huyết áp
E. Phụ nữ có thai (3 tháng đầu)

CÂU 8: Rifampicin làm giảm hoặc mất tác dụng của thuốc sau khi dùng kết hợp:
A. Quinin
B. Theophyllin
C. Salbutamol
D. Terbutalin
E. Quinidin

CÂU 9: Tác dụng phụ thường gặp khi dùng phối hợp Isoniazid và Rifampicin:
A. Nổi ban ngoài da
B. Suy thận cấp
C. Viêm gan
D. Đau khớp
E. Ù tai

CÂU 10: Rifampicin đạt nồng độ tối đa trong huyết tương sau:
A. 1-2 giờ
B. 2-3 giờ
C. 3-4 giờ
D. 4-5 giờ
E. 5-6 giờ

CÂU 11: Trong số thuốc chống lao sau, thuốc nào có chu kỳ gan-ruột:
A. Isoniazid
B. Rifampicin
C. Pyrazinamid
D. Ethambutol
E. Streptomycin

CÂU 12: Phụ nữ bị lao đang dùng thuốc tránh thai có Estrogen (loại uống) rất dễ “vỡ kế hoạch” khi dùng kèm thuốc chống lao sau:
A. Streptomycin
B. Isoniazid
C. Ethambutol
D. Rifampicin
E. Pyrazinamid

CÂU 13: Không nên dùng kèm Rifampicin với thuốc sau:
A. Theophylin
B. Quinin
C. Quinidin
D. Salbutamol
E. Terbutalin

CÂU 14: Ức chế tạo acid mycolic để hình thành vách của vi khuẩn lao là cơ chế tác dụng của:
A. Rifampicin
B. Pyrazinamid
C. Ethambutol
D. Streptomycin
E. Isoniazid

CÂU 15: Có thể dự phòng tái biến trên thần kinh khi dùng INH liều cao bằng:
A. Vitamin C
B. Vitamin B1
C. Vitamin B6
D. Vitamin B12
E. Vitamin D

CÂU 16: Dạng thuốc tự do của INH ở trong máu chiếm:
A. 20 %
B. 30 %
C. 40 %
D. 50 %
E. 60 %

CÂU 17: Giảm hấp thu INH xảy ra khi thuốc được uống cùng lần với:
A. Phenytoin
B. Hydroxyd nhôm
C. Rifamycin
D. Phenobarbital
E. Tất cả đúng

CÂU 18: Đặc điểm dược động học của Rifampicin dưới đây là đúng, ngoại trừ:
A. Hấp thu nhanh và tốt qua đường uống
B. Bài tiết qua gan, mật
C. Chủ yếu bài tiết qua thận
D. Thuốc qua được nhau thai
E. Thuốc không qua được sữa

CÂU 19: Dược động học của Ethambutol được ghi nhận dưới đây là đúng, ngoại trừ:
A. Hấp thu tốt qua đường tiêu hóa
B. Chuyển hóa hoàn toàn ở gan
C. Phần lớn bài tiết nguyên dạng
D. Chỉ thấm qua màng não khi bị viêm
E. Thải chủ yếu qua thận

CÂU 20: Nguyên tắc dùng thuốc chống lao dưới đây là đúng, ngoại trừ:
A. Không dùng đơn độc một loại thuốc
B. Phải điều trị theo 2 giai đoạn: tấn công và duy trì
C. Thuốc phải uống một lần lúc đói
D. Phải giảm liều khi phối hợp thuốc
E. Phải dùng thuốc đủ thời gian

CÂU 21: Trong điều trị lao, cần giảm liều Isoniazid (INH) ở bệnh nhân suy thận nặng:
A. Đúng
B. Sai

CÂU 22: Khi dùng kết hợp Isoniazid (INH) với Griseofulvin, Phenobarbital làm tăng độc tính của INH với gan, cần theo dõi transaminase:
A. Đúng
B. Sai

CÂU 23: Ngoài tác dụng điều trị lao, Rifampicin còn có tác dụng tốt đối với vi khuẩn gram (+), gram (-):
A. Đúng
B. Sai

CÂU 24: Cơ chế tác dụng của Rifampicin là tăng hoạt động của ARN polymerase:
A. Đúng
B. Sai

CÂU 25: Tác dụng phụ thường gặp của Ethambutol trong điều trị lao là ảnh hưởng thần kinh thính giác:
A. Đúng
B. Sai

CÂU 26: Ethambutol là thuốc có chu kỳ gan – ruột:
A. Đúng
B. Sai

CÂU 27: Trong điều trị lao, khi dùng kết hợp Isoniazid với Pyrazinamid làm tăng độc tính của Isoniazid với gan, vì vậy cần theo dõi chức năng gan:
A. Đúng
B. Sai

CÂU 28: Dự phòng tai biến trên thần kinh khi dùng Isoniazid liều cao trong điều trị lao bằng vitamin B12:
A. Đúng
B. Sai

CÂU 29: Streptomycin được đào thải qua thận nhưng chậm, vì vậy dễ gây ngộ độc thuốc, do đó cần thận trọng ở người cao tuổi, suy thận:
A. Đúng
B. Sai

CÂU 30: Những đặc điểm về dược động học của Rifampicin: Hấp thu tốt qua đường uống; Có chu kỳ gan – ruột; Qua được nhau thai và sữa
A. Đúng
B. Sai

CÂU 31: Ức chế hoạt động ARN polymerase để ngăn chặn sự sinh tổng hợp ARN của vi khuẩn lao là cơ chế tác dụng:
A. Isoniazid
B. Ethambutol
C. Streptomycin
D. Rifampicin
E. Pyrazinamid

CÂU 32: Pyrazinamid có thời gian bán hủy:
A. 7-8 giờ
B. 7-9 giờ
C. 8-9 giờ
D. 9-10 giờ
E. 10-11 giờ

CÂU 33: Tác dụng phụ của Pyrazinamid:
A. Nhức đầu
B. Giảm thị lực
C. Giảm thính lực
D. Suy thận
E. Tăng acid uric trong máu

CÂU 34: Chống chỉ định dùng Pyrazinamid:
A. Suy tim
B. Cao huyết áp
C. Hen quản
D. Suy gan
E. Viêm thần kinh thị giác

CÂU 35: Tác dụng của Ethambutol giảm khi dùng kèm với thuốc sau:
A. Theophyllin
B. Paracetamol
C. Seduxen
D. Aluminium
E. Ampicillin

CÂU 36: Ethambutol bài tiết qua thận dưới dạng:
A. Phần lớn chất chuyển hóa
B. 50 % chất chuyển hóa, 50 % nguyên dạng
C. 30 % chất chuyển hóa, 70 % nguyên dạng
D. Phần lớn nguyên dạng
E. Phần lớn ở dạng kết hợp với acid glucuronic

CÂU 37: Streptomycin đào thải rất chậm qua thận vì vậy cần thận trọng ở bệnh nhân:
A. Suy thận, suy tim
B. Suy thận, trẻ sơ sinh
C. Suy thận, cao huyết áp
D. Suy thận, suy gan
E. Trẻ sơ sinh, suy gan

CÂU 38: Tác dụng phụ thường gặp nhất của Streptomycin sulfate là:
A. Dị ứng, tổn thương tiền đình
B. Dị ứng, viêm gan
C. Dị ứng, suy thận
D. Dị ứng, giảm thị lực
E. Tổn thương tiền đình, viêm gan

CÂU 39: Chống chỉ định khi dùng Ethambutol:
A. Viêm thần kinh thị giác, thiếu máu
B. Viêm thần kinh thị giác, hen phế quản
C. Viêm thần kinh thị giác, phụ nữ có thai
D. Phụ nữ có thai, thiếu máu
E. Phụ nữ có thai, hen phế quản

CÂU 40: Isoniazide dùng thận trọng ở bệnh nhân:
A. Suy tim
B. Suy thận
C. Cao huyết áp
D. Hen phế quản
E. Phụ nữ có thai

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)