Bộ câu hỏi trắc nghiệm dược lý histamin

Năm thi: 2023
Môn học: Dược lý
Trường: ĐH Y TP.HCM
Người ra đề: PGS.TS. Lê Thị Thu Hà
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 60 Phút
Số lượng câu hỏi: 40
Đối tượng thi: Sinh viên
Năm thi: 2023
Môn học: Dược lý
Trường: ĐH Y TP.HCM
Người ra đề: PGS.TS. Lê Thị Thu Hà
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 60 Phút
Số lượng câu hỏi: 40
Đối tượng thi: Sinh viên

Mục Lục

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Dược lý Histamin là một phần quan trọng trong môn Dược lý tại các trường đại học Y Dược, chẳng hạn như trường Đại học Y Dược TP.HCM. Đề thi này thường được biên soạn bởi các giảng viên chuyên ngành như PGS.TS. Lê Thị Thu Hà, tập trung vào kiến thức về histamin và các thuốc kháng histamin, bao gồm cơ chế tác động, vai trò sinh học của histamin trong cơ thể, các loại thuốc kháng histamin (H1 và H2), chỉ định, liều dùng, tác dụng phụ, và các tương tác thuốc. Bài kiểm tra này dành cho sinh viên năm ba hoặc năm cuối ngành Dược, yêu cầu sự hiểu biết sâu sắc về dược động học và dược lực học liên quan đến histamin và các thuốc kháng histamin.

Bài tập trắc nghiệm dược lý histamin (có đáp án)

CÂU 1: Thuốc kháng H1 có tác dụng an thần nhẹ:
A. Promethazin
B. Chlopheniramin
C. Doxylamin
D. Dimenhydrinat
E. Terfenadin

CÂU 2: Chỉ định dùng thuốc kháng H1 trong các trường hợp sau nhưng ngoại trừ:
A. Phản ứng dị ứng
B. Say tàu xe
C. Rối loạn tiền đình
D. Hen phế quản
E. Buồn nôn, nôn ở phụ nữ có thai

CÂU 3: Thuốc làm gia tăng tác dụng thuốc kháng H1:
A. Propranolol
B. Theophyllin
C. Digitalis
D. Penicillin
E. Thuốc chống trầm cảm loại 3 vòng

CÂU 4: Trong số thuốc kháng H2 sau, thuốc nào có thêm tác dụng kháng Androgen:
A. Ranitidin
B. Famotidin
C. Cimetidin
D. Oxmetidin
E. Nizatidin

CÂU 5: Độc tính tuy ít gặp nhưng trầm trọng của Ranitidin:
A. Co giật
B. Giảm bạch cầu
C. Viêm gan
D. Chứng vú to ở đàn ông
E. Tiết nhiều sữa ở đàn bà

CÂU 6: Cimetidin hợp đồng với thuốc sau:
A. Heparin
B. Phenytoin
C. Adrenalin
D. Ampicillin
E. Isoniazid

CÂU 7: Trong số thuốc sau, thuốc nào vừa có tác dụng kháng H1 vừa có tác dụng kháng Serotonin:
A. Doxylamin
B. Promethazin
C. Chlorpheniramin
D. Cyproheptadin
E. Dimenhydrinat

CÂU 8: Cimetidin đi qua được:
A. Hàng rào máu – não
B. Hàng rào máu – màng não
C. Nhau thai
D. Sữa
E. Nhau thai và sữa

CÂU 9: Thuốc kháng H1 dùng điều trị nôn, buồn nôn ở phụ nữ có thai:
A. Promethazin
B. Dimenhydrinat
C. Doxylamin
D. Terfenadin
E. Chlorpheniramin

CÂU 10: Bệnh nhân nam dùng liều cao Cimetidin trong hội chứng Zollinger-Ellison gây ra:
A. Giảm tiểu cầu
B. Viêm gan
C. Suy thận
D. Giảm bạch cầu
E. Giảm lượng tinh trùng

CÂU 11: Thời gian bán hủy của Cimetidin:
A. 1 giờ
B. 2 giờ
C. 3 giờ
D. 4 giờ
E. 5 giờ

CÂU 12: Thuốc kháng H1 có tác dụng ngăn ngừa chứng say tàu xe:
A. Doxylamin
B. Terfenadin
C. Chlorpheniramin
D. Cyproheptadin
E. Dimenhydrinat

CÂU 13: Promethazin (Phenergan) là thuốc kháng H1 thuộc:
A. Dẫn xuất Piperazin
B. Dẫn xuất Phenothiazin
C. Nhóm Alkylamin
D. Nhóm Ethanolamin
E. Nhóm Ethylendiamin

CÂU 14: Trong các thuốc kháng H2 sau, thuốc nào có tác dụng ức chế hệ thống chuyển hóa thuốc Oxydase của Cytochrom P450:
A. Ranitidin
B. Nizatidin
C. Famotidin
D. Cimetidin
E. Oxmetidin

CÂU 15: Thuốc kháng H1, đặc biệt nhóm Ethanolamin, Ethylendiamin, thường gây những tác dụng phụ sau:
A. Hạ huyết áp tư thế đứng
B. Hạ huyết áp
C. Tăng huyết áp
D. Bí tiểu
E. Tiêu chảy

CÂU 16: Tác dụng của Histamine trên receptor H2:
A. Giãn cơ trơn mạch máu
B. Co cơ trơn đường tiêu hoá
C. Co cơ trơn phế quản
D. Kích thích tận cùng thần kinh cảm giác
E. Tăng tiết dịch vị

CÂU 17: Cơ chế tác dụng của thuốc kháng H2:
A. Đối lập chức phận
B. Đối lập không cạnh tranh
C. Đối lập cạnh tranh
D. Đối lập hóa học
E. Tác dụng chọn lọc

CÂU 18: Đặc điểm chung của các thuốc kháng H1 được nêu dưới đây là đúng, ngoại trừ:
A. Hấp thu nhanh
B. Đạt nồng độ đỉnh sớm
C. Chuyển hóa chủ yếu bởi microsome gan
D. Có thời gian tác dụng 4 – 6 giờ
E. Không qua được hệ thống hàng rào máu não

CÂU 19: Thuốc kháng H1 thuộc nhóm Ethanolamine:
A. Dimenhydrinate
B. Terfenadin
C. Chlorpheniramin
D. Cyproheptadin
E. Cyclizine

CÂU 20: Thuốc kháng H1 thuộc nhóm Piperazine:
A. Dimenhydrinate
B. Terfenadin
C. Chlorpheniramin
D. Cyproheptadin
E. Cyclizine

CÂU 21: Thuốc kháng H1 thuộc nhóm Alkylamine:
A. Dimenhydrinate
B. Terfenadin
C. Chlorpheniramin
D. Cyproheptadin
E. Cyclizine

CÂU 22: Thuốc kháng H1 thuộc nhóm Piperidine:
A. Dimenhydrinate
B. Terfenadin
C. Chlorpheniramin
D. Cyproheptadin
E. Cyclizine

CÂU 23: Các thuốc kháng H1 đối lập không cạnh tranh với Histamine tại receptor H1:
A. Đúng
B. Sai

CÂU 24: Co thắt phế quản ở bệnh nhân hen không đơn thuần chỉ có histamine mà còn có sự tham gia của các Autocoid khác như chất phản ứng chậm của phản vệ (SRSA):
A. Đúng
B. Sai

CÂU 25: Ranitidine ức chế hệ thống chuyển hóa thuốc Oxydase của Cytochrom P450 nên gây ra nhiều tương tác thuốc hơn Cimetidine:
A. Đúng
B. Sai

CÂU 26: Cimetidine hợp đồng với các thuốc: Phenytoin, Propranolol:
A. Đúng
B. Sai

CÂU 27: Tác dụng phụ thường gặp nhất của các thuốc kháng H1 là tác dụng an thần:
A. Đúng
B. Sai

CÂU 28: Thuốc kháng H1 Promethazine thuộc dẫn xuất Phenothiazine:
A. Đúng
B. Sai

CÂU 29: Cơ chế tác dụng của thuốc kháng H2 là tác dụng đối lập cạnh tranh với Histamine trên receptor H2:
A. Đúng
B. Sai

CÂU 30: Thuốc kháng H1 được dùng trong các trường hợp sau: Phản ứng dị ứng, say tàu xe, hen phế quản:
A. Đúng
B. Sai

CÂU 31: Astemizol là thuốc thuộc loại kháng Histamin H2:
A. Đúng
B. Sai

CÂU 32: Nizatidin là thuốc thuộc loại kháng Histamin H2:
A. Đúng
B. Sai

CÂU 33: Nhiều thuốc kháng Histamin H1 làm giảm tác dụng kháng Muscarin trên trương lực bàng quang:
A. Đúng
B. Sai

CÂU 34: Một số thuốc kháng Histamin H1 có tác dụng phụ làm tăng sức cản ngoại biên:
A. Đúng
B. Sai

CÂU 35: Hầu hết các thuốc kháng Histamin H1 có tác dụng phụ gây tiêu chảy:
A. Đúng
B. Sai

CÂU 36: Thuốc kháng Histamin tác dụng đối kháng cạnh tranh tại receptor của histamin:
A. Đúng
B. Sai

CÂU 37: Kháng Histamin H1 có tác dụng đối kháng tại receptor histamin dạ dày:
A. Đúng
B. Sai

CÂU 38: Astemizol là một loại kháng Histamin mới, không vào não nên không gây buồn ngủ:
A. Đúng
B. Sai

CÂU 39: Kháng Histamin H2 cần dùng liều 4-5 lần/ngày mới có tác dụng mong muốn:
A. Đúng
B. Sai

CÂU 40: Cimetidin là một loại kháng Histamin H2 có tác dụng kháng androgen ở một số bệnh nhân:
A. Đúng
B. Sai

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)