Trắc nghiệm Dược lý Kháng sinh là một phần quan trọng trong môn Dược lý tại các trường đại học Y Dược, như trường Đại học Y Dược Huế. Đề thi này, thường do các giảng viên như PGS.TS. Trần Thị Ngọc Bích biên soạn, tập trung vào kiến thức về thuốc kháng sinh, bao gồm cơ chế tác động, chỉ định, liều dùng và tác dụng phụ. Bài kiểm tra hướng đến sinh viên năm ba và năm cuối ngành Dược, đòi hỏi hiểu biết vững về dược động học và dược lực học của các loại kháng sinh.
Bộ câu hỏi trắc nghiệm dược lý kháng sinh (có đáp án)
Câu 1: Extencillin là kháng sinh có đặc điểm dưới đây, ngoại trừ:
A. Hấp thu tốt qua đường tiêu hóa.
B. Thuộc nhóm benzylpenicillin
C. Có tác dụng chậm
D. Là một penicillin nhóm G
E. Thuộc nhóm beta-lactam
Câu 2: Thuộc penicillin nhóm A gồm các thuốc dưới đây, ngoại trừ:
A. Dicloxacillin
B. Amoxycillin
C. Piperacillin
D. Ticarcillin
E. Tất cả sai
Câu 3: Ampicillin là một penicillin:
A. Loại thiên nhiên
B. Thuộc nhóm phenoxyl penicillin
C. Thuộc nhóm amidino penicillin
D. Thuộc nhóm ureido penicillin
E. Tất cả sai
Câu 4: Cephalosporin là một kháng sinh:
A. Thuộc nhóm penicillin
B. Thuộc nhóm monobactam
C. Bị bất hoạt bởi các beta-lactamase
D. Có tác dụng với vi khuẩn tiết penicillinase
E. Tất cả sai
Câu 5: Augmentin là một kháng sinh do sự phối hợp của acid clavulanic với:
A. Ampicillin
B. Amoxycillin
C. Piperacillin
D. Ticarcillin
E. Tất cả sai
Câu 6: Acid clavulanic có đặc điểm dưới đây, ngoại trừ:
A. Không phải là kháng sinh
B. Giống sulbactam
C. Ức chế penicillinase
D. Ức chế cephalosporinase
E. Giống tazobactam
Câu 7: Thuộc nhóm aminosid gồm các thuốc sau, ngoại trừ:
A. Aureomycin
B. Gentamycin
C. Streptomycin
D. Tobramycin
E. Amikacin
Câu 8: Thuốc thuộc nhóm Tetracyclin là:
A. Physiomycin
B. Colimycin
C. Oleandomycin
D. Tifomycin
E. Tất cả sai
Câu 9: Được xếp vào nhóm Macrolid gồm các thuốc dưới đây, ngoại trừ:
A. Vibramycin
B. Erythromycin
C. Rovamycin
D. Clarithromycin
E. Virginiamycin
Câu 10: Acid nalidixique (Negram) là kháng sinh thuộc nhóm:
A. Nitrofuran đường tiết niệu
B. Quinolon cổ điển
C. Fluoroquinolon
D. Imidazol
E. Tất cả sai
Câu 11: Kháng sinh nhóm Glycopeptid là:
A. Vancomycin
B. Neomycin
C. Josamycin
D. Pristinamycin
E. Lincomycin
Câu 12: Nitrofurantoin là kháng sinh:
A. Ít hấp thu qua đường tiêu hóa
B. Tác dụng tốt trên đường tiết niệu
C. Tác dụng tốt trên đường tiêu hóa
D. Thuộc nhóm quinolon
E. Thuộc nhóm Novobiocin
Câu 13: Loại penicillin không hấp thu qua đường uống là:
A. Benzyl penicillin
B. Phenoxyl penicillin
C. Amino penicillin
D. Amidino penicillin
E. Ureido penicillin
Câu 14: Khả năng phân phối thuốc của các cephalosporin thế hệ 1, 2 vào dịch não tủy:
E. Tất cả sai.
A. Cao hơn penicillin G
B. Cao hơn Ampicillin
C. Cao hơn cephalosporin 3
D. Cao hơn Amoxycillin
Câu 15: Các kháng sinh nhóm aminosid có đặc điểm dưới đây, ngoại trừ:
A. Chỉ dùng bằng đường tiêm
B. Không hấp thu qua đường tiêu hóa
C. Dễ dàng qua nhau thai
D. Phân phối tốt vào dịch não tủy
E. Thuộc nhóm Novobiocin
Câu 16: Các tetracyclin được hấp thu qua đường tiêu hóa với đặc điểm:
A. Mạnh nhất với tetracyclin thế hệ I.
B. Mạnh nhất với tetracyclin thế hệ II.
C. Mạnh nhất với tetracyclin thế hệ III
D. Tăng hấp thu khi dùng kèm sữa
E. Tăng hấp thu khi dùng kèm antacid
Câu 17: Dược động học của các tetracyclin dưới đây là đúng, ngoại trừ:
A. Tỷ lệ hấp thu thay đổi tùy loại tetracyclin
B. Phân phối tốt vào dịch não tủy
C. Qua nhau thai và sữa mẹ tốt
D. Gắn mạnh vào tổ chức xương răng
E. Thải qua 2 đường (Mật và thận)
Câu 18: Kháng sinh nhóm Polypeptid:
A. Thường dùng ở dạng tiêm
B. Hấp thu tốt qua đường tiêu hóa
C. Gắn vào protein huyết tương cao
D. Phân phối tốt trong cơ thể
E. Vào dịch não tủy tốt
Câu 19: Dược động học của kháng sinh nhóm phenicol dưới đây là đúng, ngoại trừ:
A. Hấp thu tốt qua đường tiêu hóa
B. Phân phối tốt vào các tổ chức.
C. Nồng độ tự do trong máu thấp.
D. Qua tốt nhau thai và sữa mẹ.
E. Thải chủ yếu qua đường tiểu.
Câu 20: Đặc điểm phân phối thuốc trong cơ thể của kháng sinh nhóm macrolid là:
A. Vào tốt dịch não tủy
B. Không qua nhau thai
C. Không qua sữa mẹ
D. Nồng độ cao ở phổi
E. Tất cả đúng.
Câu 21: Sulfamid không hấp thu qua đường tiêu hóa là:
A. Sulfamid phối hợp
B. Sulfamid đơn thuần
C. Sulfamethoxazol
D. Sulfaganidin
E. Sulfadoxin
Câu 22: Kháng sinh nhóm quinolon được hấp thu qua đường tiêu hóa với đặc điểm:
A. Tỉ lệ rất cao
B. Tăng khi dùng kèm Aluminium
C. Tăng khi dùng kèm thuốc băng niêm mạc
D. Tăng khi dùng kèm Magnesium
Câu 23: Flagyl là một kháng sinh:
A. Nhóm acid fucidic
B. Hấp thu chậm qua đường tiêu hóa
C. Gắn mạnh vào protein huyết tương
D. Qua được sữa với hàm lượng cao.
E. Tất cả sai.
Câu 24: Glycopeptid là một nhóm kháng sinh:
A. Không hấp thu qua đường uống
B. Phân phối tốt vào các tổ chức
C. Vào dịch não tủy kém
D. Thải chủ yếu qua đường tiểu
E. Tất cả sai.
Câu 25: Đường thải của kháng sinh nhóm rifamycin là:
A. Mật
B. Nước bọt
C. Nước mắt
D. Tất cả đúng.
E. Tất cả sai.
Câu 26: Novobiocin là kháng sinh:
A. Không hấp thu qua đường tiêu hóa
B. Tỉ lệ gắn protein huyết tương thấp
C. Khuyếch tán mạnh vào các tổ chức của cơ thể
D. Không qua được sữa mẹ
E. Tất cả đúng
Câu 27: Đặc điểm tai biến do bất dung nạp thuốc của kháng sinh được liệt kê dưới đây là đúng, ngoại trừ:
A. Ỉa chảy do kháng sinh
B. Sốc qua mẫn
C. Thường gặp với tỷ lệ 1 – 2 %
D. Chàm do tiếp xúc
E. Phản ứng da cấp tính
Câu 28: Nhóm kháng sinh thường gây sốc quá mẫn nhất:
A. Aminosid
B. Penicillin
C. Macrolid
D. Quinolon
E. Polypeptid
Câu 29: Hội chứng Lyell là một tai biến cấp tính nặng do bất dung nạp thuốc với nhóm kháng sinh chủ yếu là:
A. Penicillin
B. Tetracyclin
C. Sulfamid
D. Nitrofurantoin
E. Phenicol
Câu 30: Sốt do kháng sinh là một tai biến do:
A. Dùng thuốc quá liều lượng cho phép
B. Độc tính của thuốc lên trung tâm điều nhiệt
C. Mất cân bằng sinh vật học
D. Bất dung nạp thuốc
E. Tất cả đúng
Câu 31: Tai biến do độc tính của kháng sinh trên gan thường xảy ra nhiều nhất với nhóm:
A. Novobiocin
B. Tetracyclin
C. Imidazol
D. Beta lactamin
E. Rifamycin
Câu 32: Tổn thương tủy xương là một hình thái lâm sàng do độc tính của thuốc lên cơ quan tạo máu và thường gặp ở kháng sinh nhóm:
A. Phenicol
B. Aminosid
C. Rifamycin
D. Macrolid
E. Acid Fucidic
Câu 33: Các biểu hiện do độc tính của kháng sinh trên thần kinh giác quan được liệt kê dưới đây là đúng, ngoại trừ:
A. Tổn thương ốc tai, tiền đình
B. Liệt cơ
C. Rối loạn tâm thần
D. Co giật
E. Viêm đa dây thần kinh
Câu 34: Các kháng sinh dưới đây đã được Bộ Y tế khuyến cáo không nên dùng ở tuyến y tế cơ sở, ngoại trừ:
A. Gentamycin
B. Tetracyclin
C. Streptomycin
D. Chloramphenicol
E. Lincoxin
Câu 35: Lý do của khuyến cáo không dùng Lincoxin ở tuyến y tế cơ sở được nêu là đúng, ngoại trừ:
A. Đắt tiền, khó mua
B. Gây viêm đại tràng hoại tử
C. Tỷ lệ kháng thuốc trong cộng đồng cao
D. Không phải là kháng sinh trong danh mục quy định của nhà nước
E. Nhiều nước trên thế giới cấm dùng
Câu 36: Kháng sinh được dùng để dự phòng trong trường hợp bệnh nhân:
A. Sốt cao
B. Ỉa chảy
C. Hen suyễn
D. Sởi
E. Tất cả sai
Câu 37: Lý do nào không phù hợp cho mục tiêu lựa chọn kháng sinh trong điều trị:
A. Có hiệu quả cao với vi khuẩn gây bệnh
B. Ít tai biến khi sử dụng
C. Độc tính thấp với cơ thể
D. Được nhiều người biết
E. Dễ kiếm, dễ mua.
Câu 38: Các kháng sinh dưới đây phải được uống vào bữa ăn hoặc sau bữa ăn, ngoại trừ:
A. Tetracyclin
B. Bactrim
C. Các Sulfamid
D. Metronidazol loại viên nén
E. Acid Nalidixic
Câu 39: Kháng sinh dưới đây nên uống 1 giờ trước khi ăn, ngoại trừ:
A. Penicillin V
B. Ampicillin
C. Rifamycin
D. Co-trimoxazol
E. Flucloxacillin
Câu 40: Kháng sinh có thể uống được trước hoặc sau bữa ăn:
A. Doxycyclin
B. Cephadrin
C. Amoxycillin
D. Metronidazol loại hỗn dịch
E. Tất cả đúng.
Câu 41: Tương tác thuốc có thể xảy ra khi dùng 2 hay nhiều loại thuốc phối hợp với kết quả dưới đây, ngoại trừ:
A. Tăng tác dụng trong cơ thể
B. Giảm tác dụng trong cơ thể
C. Tăng độc tính trong cơ thể
D. Giảm tác dụng trong cơ thể
E. Mất tác dụng ngay khi còn ở ngoài cơ thể.

Xin chào mình là Hoàng Thạch Hảo là một giáo viên giảng dậy online, hiện tại minh đang là CEO của trang website Dethitracnghiem.org, với kinh nghiệm trên 10 năm trong ngành giảng dạy và đạo tạo, mình đã chia sẻ rất nhiều kiến thức hay bổ ích cho các bạn trẻ đang là học sinh, sinh viên và cả các thầy cô.