Trắc nghiệm Dược lý thuốc tiêu chảy lỵ

Năm thi: 2023
Môn học: Dược lý
Trường: ĐH Y Huế
Người ra đề: PGS.TS. Nguyễn Thị Minh
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 60 phút
Số lượng câu hỏi: 30
Đối tượng thi: Sinh viên
Năm thi: 2023
Môn học: Dược lý
Trường: ĐH Y Huế
Người ra đề: PGS.TS. Nguyễn Thị Minh
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 60 phút
Số lượng câu hỏi: 30
Đối tượng thi: Sinh viên

Mục Lục

Trắc nghiệm Dược lý thuốc tiêu chảy lỵ là một phần quan trọng trong môn Dược lý tại các trường đại học Y Dược, như trường Đại học Y Dược Huế. Đề thi này thường được biên soạn bởi các giảng viên chuyên ngành như PGS.TS. Nguyễn Thị Minh, tập trung vào các kiến thức liên quan đến thuốc điều trị tiêu chảy và lỵ, bao gồm các nhóm thuốc kháng sinh, thuốc kháng ký sinh trùng, thuốc làm giảm nhu động ruột, và thuốc bù điện giải. Bài kiểm tra sẽ đánh giá sự hiểu biết của sinh viên về cơ chế tác động, chỉ định, liều dùng, tác dụng phụ và biện pháp phòng ngừa trong điều trị các bệnh lý tiêu chảy và lỵ. Đề thi này chủ yếu dành cho sinh viên năm ba hoặc năm cuối ngành Dược, đòi hỏi sự nắm vững về dược động học và dược lực học của các loại thuốc này.

Bộ câu hỏi trắc nghiệm dược lý thuốc tiêu chảy lỵ (có đáp án)

CÂU 1: Tiêu chảy là:
A. Tiêu chảy là tăng số lần đại tiện >4 lần/ngày.
B. Thể tích phân >500g/ngày.
C. Phân lỏng nhiều nước gây mất nước và chất điện giải.
D. Tất cả đúng.

CÂU 2: Tiêu chảy cấp có đặc điểm là:
A. Tiêu chảy kéo dài dưới 1 tuần.
B. Tiêu chảy kéo dài dưới 2 tuần.
C. Thường do nguyên nhân bệnh lý nghiêm trọng.
D. Thể tích phân >500g/ngày.

CÂU 3: Khi điều trị tiêu chảy cấp nên ưu tiên:
A. Dùng thuốc giảm nhu động ruột.
B. Điều trị nguyên nhân gây bệnh.
C. Bù nước và điện giải.
D. Dùng nhóm thuốc hấp thụ độc tố.

CÂU 4: Tiêu chảy do nhiễm khuẩn phải sử dụng (…) phải sử dụng càng sớm càng tốt. Trong dấu (…) là:
A. Bù nước và điện giải.
B. Kháng sinh.
C. Ức chế nhu động ruột.
D. Chất hấp phụ.

CÂU 5: Chất hấp phụ điều trị tiêu chảy:
A. Kaolin, Diphenoxylat.
B. Pectin, Kaolin.
C. Smecta, Pectin.
D. Bismuth, Loperamid.

CÂU 6: Nhóm thuốc nào được lựa chọn để điều trị tiêu chảy cho trẻ em:
A. Thuốc hấp phụ.
B. Thuốc giảm nhu động ruột.
C. Thuốc bao phủ niêm mạc.
D. Thuốc bù nước và điện giải.

CÂU 7: Không chỉ định thuốc nào trong điều trị tiêu chảy do nhiễm khuẩn:
A. Docyxylin.
B. Pectin, Kaolin.
C. Smecta.
D. Loperamid.

CÂU 8: Thuốc nào được chỉ định trong điều trị tiêu chảy do loạn khuẩn đường ruột:
A. Docyxylin.
B. Biosubtyl.
C. Smecta.
D. Loperamid.

CÂU 9: Phát biểu nào sau đây là không đúng về thuốc điều trị tiêu chảy cấp:
A. Nên bổ sung dịch nếu có nôn mửa nhưng chỉ với lượng nhỏ.
B. Dịch bổ sung gồm nước đường, kali, natri, và bicarbonate.
C. Không dùng chất hấp phụ nếu có tác nhân xâm lấn.
D. Nhịn ăn trong 6-12 giờ.

CÂU 10: Thuốc điều trị tiêu chảy theo cơ chế hấp phụ:
A. Actapulgite.
B. Diphenoxylat.
C. Loperamid.
D. Probiotics.

CÂU 11: Thuốc điều trị tiêu chảy theo cơ chế kháng nhu động ruột:
A. Dioctahedral smectite.
B. Bismuth subsalicylate.
C. Loperamid.
D. Kaolin.

CÂU 12: Trị tiêu chảy ở trẻ em dùng thuốc gì, ngoại trừ:
A. Kháng sinh như Cotrimoxazol, Ceftriaxon, Metronidazol.
B. Chất hấp phụ.
C. Probiotics.
D. Ức chế nhu động ruột.

CÂU 13: Các thuốc làm giảm nhu động ruột như loperamid không nên dùng cho:
A. Trẻ em < 12 tuổi.
B. Trẻ em < 10 tuổi.
C. Trẻ em < 8 tuổi.
D. Trẻ em < 6 tuổi.

CÂU 14: Thuốc điều trị tiêu chảy theo kiểu hấp phụ, không hấp thu vào tuần hoàn, không có tác dụng phụ:
A. Polycarbophil.
B. Loperamid.
C. Diphenoxy.
D. Diphenoxylat.

CÂU 15: Smecta thuốc điều trị tiêu chảy có chứa:
A. Dioctahedral smectit.
B. Attapulgite.
C. Ca Polycarpophil.
D. A, B đúng.

CÂU 16: Thuốc điều trị tiêu chảy nào gây phản ứng dội ngược:
A. Atropin.
B. Hyoscyamin.
C. Diphenoxylat.
D. Loperamid.

CÂU 17: BERBERIN (Berberal) là thuốc điều trị tiêu chảy do:
A. Có tính kháng khuẩn như kháng sinh.
B. Tăng tiết mật.
C. Tăng nhu động ruột.
D. Tất cả đúng.

CÂU 18: Phát biểu nào sau đây đúng về thuốc điều trị tiêu chảy ATAPULGITE (gastropulgite):
A. Không dùng trong điều trị tiêu chảy cấp cho trẻ em.
B. Hiệu quả cao nhất.
C. Trị tiêu chảy do ức chế nhu động ruột.
D. A, B đúng.

CÂU 19: Mất nước nặng do tiêu chảy thay oresol bằng:
A. Dùng kháng sinh để diệt khuẩn.
B. Không được dùng oresol mà phải dùng Smecta.
C. Truyền tĩnh mạch dung dịch Ringer Lactat.
D. Tất cả đúng.

CÂU 20: Thuốc nào điều trị tiêu chảy do nhiễm khuẩn:
A. Berberin.
B. Diphenoxylat.
C. Loperamid.
D. Attapulgite.

CÂU 21: Thuốc nào điều trị tiêu chảy do ức chế nhu động ruột:
A. Loperamid, Berberin.
B. Diphenoxylat, Berberin.
C. Diphenoxylat, Loperamid.
D. Berberin, Atropin.

CÂU 22: Sử dụng dịch bù nước và điện giải cho bệnh nhân tiêu chảy:
A. Đặc biệt quan trọng đối với trẻ nhỏ và người cao tuổi.
B. Liều dùng chỉ định phụ thuộc vào tuổi và cân nặng của bệnh nhân.
C. Trong mọi trường hợp chỉ dùng đường uống.
D. Tất cả sai.

CÂU 23: Ưu điểm của Loperamid so với Diphenoxylat trong điều trị tiêu chảy ngoại trừ:
A. Ít qua hàng rào máu não.
B. Tác động kéo dài.
C. Được chỉ định cho trẻ dưới 6 tuổi.
D. Khởi phát tác động nhanh.

CÂU 24: Phát biểu nào về thuốc trị tiêu chảy loại hấp phụ là đúng?
A. Có hiệu quả trong điều trị tiêu chảy nặng.
B. Rất an toàn bởi vì không hấp thu vào tuần hoàn.
C. Trị tiêu chảy chỉ cần liều nhỏ.
D. Than hoạt được xem là chất hấp phụ nhiều nước nhất.

CÂU 25: Thuốc điều trị tiêu chảy có tác dụng phụ kháng Cholinergic:
A. Diphenoxylat + Loperamid.
B. Diphenoxylat + Atropin.
C. Diosmectite.
D. Berberin.

CÂU 26: Cơ chế tác động của Oresol làm tăng hấp thu Na+ nhờ:
A. Kali.
B. Bicarbonat.
C. Glucose.
D. Citrat.

CÂU 27: Phát biểu đúng về chế phẩm vi sinh điều trị tiêu chảy:
A. Có thể dùng chung với rượu.
B. Có thể dùng chung với kháng sinh.
C. Uống cùng với nước ấm 50°C.
D. Nếu táo bón thì ngưng thuốc.

CÂU 28: Thuốc đồng thời có 2 tác dụng: Kháng acid và nhuận tràng:
A. Bisacodyl.
B. Nhôm Hydroxyd.
C. Sucralfate.
D. Magie hydroxyd.

CÂU 29: Đặc điểm của thuốc nhuận tràng cơ học:
A. Là những chất hòa tan.
B. Được hấp thu trong ruột, có khả năng hấp thu nước và làm tăng thể tích phân.
C. Là dẫn chất của cellulose hay các polysaccharide.
D. B, C đúng.

CÂU 30: Thuốc nhuận tràng được phân thành mấy loại:
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)